Khám Phá Về Mở Rộng Thương Hiệu – Brand Extension Là Gì?

Bất cứ một sản phẩm/dịch vụ nào của doanh nghiệp cũng cần được mở rộng thương hiệu. Trong tiếng anh, nó có nghĩa là Brand Extension. Nó được hiểu là dựa trên danh tiếng có sẵn của mình, doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Brand Extension là gì và có ưu nhược điểm ra sao nhé!

Tìm hiểu về Brand Extension là gì
Tìm hiểu về Brand Extension là gì

Khái niệm Brand extension là gì?

Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension) được doanh nghiệp áp dụng cho sản phẩm mới ra mắt của mình. Từ những thương hiệu đã có sẵn (thương hiệu mẹ), doanh nghiệp sẽ áp chúng vào sản phẩm mới. Điều này nhằm thu hút nhóm khách hàng đã quen với thương hiệu mẹ dễ dàng hơn.

Hiểu đơn giản, chiến lược này tận dụng danh tiếng có sẵn của một thương hiệu để quảng cáo cho một sản phẩm mới ra mắt. Khi khách hàng đã quen với thương hiệu nổi tiếng đó, việc lựa chọn mua sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn.

Nhờ mở rộng thương hiệu, thị phần và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sản phẩm mới và sản phẩm của thương hiệu mẹ cần phải có sự liên kết với nhau. Nếu không, nó sẽ tác động xấu đến thương hiệu mẹ và gây ra hiệu ứng pha loãng thương hiệu.

Mở rộng thương hiệu – Đặc điểm của Brand Extension là gì?

Nhờ mở rộng thương hiệu mà sản phẩm mới sẽ được thương hiệu mẹ tự truyền đi thông điệp. Do đó, ưu điểm lớn nhất của Brand Extension chính là tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí dành cho marketing. Thật vậy, so với những sản phẩm mới không có nhận diện thương hiệu thì chi phí quảng bá sản phẩm bằng chiến lược này ít hơn rất nhiều lần.

Brand Extension cũng hạn chế đáng kể những giúp rủi ro công nhận từ khách hàng. Mở rộng thương hiệu đồng thời cũng giúp doanh nghiệp mở rộng bộ nhận diện thương hiệu. Các sản phẩm mới ra mắt trên thị trường sẽ giúp thương hiệu mẹ được hiện diện nhiều hơn.

Hơn nữa, chiến lược này cũng mang đến nhiều lợi ích trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Nó cũng giúp mở rộng thị phần của thương hiệu, giúp sản phẩm tiếp xúc với nhiều khách hàng mới hơn. Đặc biệt, nếu thương hiệu mẹ nổi tiếng và có giá trị lớn, các sản phẩm mới sẽ thu được doanh số lớn trong giai đoạn đầu ra mắt nhờ sử dụng Brand Extension.

Những điểm hạn chế của Brand Extension là gì?

Nếu không sử dụng chiến lược Brand Extension một cách thông minh, nó có thể mang tới nhiều rủi ro. Cụ thể, các sản phẩm không liên quan tới nhau khi áp dụng mở rộng thương hiệu sẽ gặp phải thất bại. Đồng thời, nó cũng khiến việc nhận diện thương hiệu của khách hàng trở nên khó khăn hơn.

Điểm hạn chế thứ hai đó là sự ảnh hưởng của sản phẩm mới đến thương hiệu mẹ. Nếu sản phẩm con tốt thì giá trị thương hiệu mẹ cũng được nâng lên cao. Tuy nhiên, nếu ngược lại nó thậm chí có thể phá hủy thương hiệu mẹ.

Một nhược điểm nữa đó là việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng là rất khó. Bởi vậy, nếu muốn duy trì sản phẩm mới phát triển lâu dài; cần phải có những cách xử lý thông minh, khéo léo khi áp dụng chiến lược mở rộng thương hiệu.

Có những chiến lược Brand Extension cơ bản nào?

chien-luoc-Brand-extention
Các hình thức chiến lược Brand Extension là gì?

Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược mở rộng thương hiệu phù hợp với sản phẩm của mình. Sau đây là những brand extension strategy (chiến lược mở rộng thương hiệu) cơ bản:

  • Áp dụng Brand Extension cho dòng sản phẩm có liên quan: ở phương thức này, các sản phẩm có liên quan với nhau sẽ được áp dụng danh tiếng của thương hiệu mẹ. Ví dụ, các sản phẩm sữa có đường, sữa hạt điều, sữa óc chó… của Vinamilk đều sử dụng chung tên của thương hiệu mẹ.
  • Áp dụng Brand Extension cho dòng sản phẩm mới: doanh nghiệp có thể sử dụng thương hiệu sẵn có của mình để sử dụng cho các sản phẩm mới ra mắt. Ví dụ – brand extension example như Adidas là công ty chuyên sản xuất giày. Hiện nay, họ đã sử dụng thương hiệu Adidas nổi tiếng của mình để mở rộng phát triển kinh doanh mặt hàng thời trang như quần áo Adidas, mũ Adidas…
  • Mở rộng sản phẩm mới dựa vào nhóm khách hàng có sẵn trên một thương hiệu chung.
  • Từ một thương hiệu chung sẵn có, doanh nghiệp sử dụng cho tất cả lĩnh vực kinh doanh của mình. Ví dụ như các lĩnh vực kinh doanh tivi, điện thoại, đồ gia dụng của Sony đều sử dụng chung một thương hiệu mẹ.
  • Mở rộng thương hiệu theo hướng House of Brands: chiến lược này được áp dụng khi các sản phẩm đều hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu chung.

Bạn có biết lưu ý khi sử dụng Brand Extension là gì?

Để việc mở rộng phạm vi phủ sóng của thương hiệu tốt nhất, các doanh nghiệp cần áp dụng Brand Extension một cách khéo léo, thông minh. Trong việc ra mắt sản phẩm mới, không nên quá lạm dụng thương hiệu mẹ.

Chỉ nên sử dụng chiến lược này khi sản phẩm mới có nét tương đồng với thương hiệu mẹ. Và khi thương hiệu mẹ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Brand Extension mới mang đến hiệu quả tốt. Ngoài ra, không nên sử dụng mở rộng thương hiệu khi giá trị cốt lõi của thương hiệu mẹ và khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới không tương đồng với nhau. Khi các thương hiệu con đã có sự yêu thích từ khách hàng, việc sử dụng Brand Extension sẽ mang tới ảnh hưởng xấu.

Trên đây là những thông tin về Brand Extension là gì có những ưu nhược điểm nào? Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về chiến lược mở rộng thương hiệu.

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Mở Rộng Thương Hiệu