Khám Phụ Khoa Có Phát Hiện được Ung Thư Cổ Tử Cung Không? - VNVC

Hỏi:

Khám phụ khoa có phát hiện được ung thư cổ tử cung không? (Độc giả ẩn danh)

Trả lời:

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải đáp như sau:

Chào bạn,

Diễn biến của ung thư cổ tử cung thường rất âm thầm và lặng lẽ. Thông thường, bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng khi ở giai đoạn muộn. Vì vậy, để tầm soát ung thư cổ tử cung, ta phải đi khám phụ khoa định kỳ. Bản thân khám phụ khoa không thể khẳng định được việc bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không, tuy nhiên khám phụ khoa định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện tình trạng ban đầu của ung thư cổ tử cung như viêm nhiễm. Một bệnh lý viêm nhiễm bình thường mà không được điều trị tốt cũng có thể trở thành môi trường thuận lợi để virus HPV phát triển nếu chẳng may chúng ta bị nhiễm virus này.

Khám tử cung và cổ tử cung là một phần của khám phụ khoa. Khám phụ khoa là việc hết sức quan trọng với phụ nữ giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm cũng như ung thư phụ khoa từ giai đoạn đầu để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Bản thân khám phụ khoa không thể khẳng định được bạn có mắc ung thư hay không, tuy nhiên, qua việc khám phụ khoa định kỳ, các bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường có thể là ung thư cổ tử cung, ngoài khám phụ khoa thông thường, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm PAP, xét nghiệm HPV, soi hoặc sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra mức độ phát triển của các tế bào ung thư.

Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm và lặp lại trong vòng 2, 3 hoặc 5 năm sau đó. Ở Mỹ và Châu u khuyến cáo việc khám phụ khoa định kỳ cho phụ nữ nên được diễn ra trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi. Phụ nữ sẽ áp dụng theo lịch khám đó mỗi 3 năm/lần. Nếu kết quả khám bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định lịch khám gần hơn. Đối với phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục nên khám phụ khoa 6 tháng – 1 năm/lần, vì ngoài ung thư cổ tử cung phụ nữ còn phải đối mặt với các vấn đề khác như viêm, nhiễm…

Ngoài ra, nếu không bị tổn thương, xét nghiệm HPV hoặc Pap Smear có thể thực hiện mỗi 2 năm/lần. Đối với phụ nữ sau 45 tuổi, khi đã 2 lần liên tiếp thực hiện xét nghiệm HPV, HPV không dương tính, tế bào không bị tổn thương thì sau đấy có thể không cần phải đi thực hiện xét nghiệm nữa.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai

Sau khi tiêm vắc xin bao lâu thì được mang thai?

Chào bạn, Rất vui vì bạn đang quan tâm đến vấn đề tiêm phòng vắc xin trước mang thai. Về câu hỏi: sau khi tiêm vắc xin...

sùi mào gà nguy hiểm thế nào

Sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

mục đích xét nghiệm pap

Mục đích của xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV có giống nhau không?

Để giải đáp câu hỏi này, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê - Bác sĩ cao cấp, khoa Phụ sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đã giải...

xét nghiệm pap bất thường

Làm gì khi xét nghiệm PAP có kết quả bất thường?

Để trả lời cho câu hỏi này, ThS.BS. Đinh Thị Hiền Lê, Bác sĩ cao cấp khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội...

xét nghiệm pap

Xét nghiệm Pap là gì?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Xét nghiệm...

đã tiêm phòng hpv

Đã tiêm phòng HPV thì có nguy cơ mắc sùi mào gà không?

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Chào bạn, Bệnh sùi...

lưu ý khi bị sùi mào gà

Những lưu ý khi bị sùi mào gà, mụn cóc sinh dục?

Để trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC đã giải đáp như sau: Chào...

Từ khóa » Khám Hpv Nam