Khám Phụ Khoa Gồm Những Gì? Quy Trình Và Lưu Ý
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Khám phụ khoa là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với phụ nữ, nên thực hiện theo định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Đối với những trường hợp đã từng trải qua quá trình thăm khám thì có thể quy trình khám và những điều cần lưu ý đã được nắm rõ. Tuy nhiên đối những người đi khám lần đầu thì đây lại là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là các bạn gái chưa hoạt động tình dục.
Vì sao cần phải đi khám phụ khoa?
Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa của nữ giới tương đối cao, trên 90% trường hợp đã từng mắc bệnh ít nhất một lần trong đời. Điều này chứng minh rằng, nữ giới cần đi khám phụ khoa định kỳ, thực hiện đúng chỉ định và các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tự bảo vệ bản thân.
Tuy nhiên do cảm giác e ngại vì lần đầu tiên thăm khám hoặc do tâm lý chủ quan nên có không ít người không xem trọng và không thực hiện việc thăm khám phụ khoa định kỳ. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến con số mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm ngày càng tăng cao.
Do đó, để bảo vệ bản thân, đầu tiên bạn cần loại bỏ tâm lý e ngại, nắm được quy trình, các bước cơ bản và những điều cần lưu ý khi đi khám phụ khoa. Việc chuẩn bị tốt sẽ giúp cho quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ.
Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu?
Nữ giới nên đến bệnh viện và thực hiện quá trình khám phụ khoa đầu tiên khi bước sang độ tuổi dậy thì, khoảng từ 13 đến 15 tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người có tâm lý e ngại và cảm thấy vô cùng lo lắng trước quyết định kiểm tra phụ khoa lần đầu tiên trong đời.
Tâm lý lo lắng, e ngại xảy là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên nếu cảm thấy quá lo lắng và không thể thực hiện việc thăm khám, bạn nên trao đổi thông tin cùng với ba mẹ hoặc những người thân khác trong gia đình. Bởi việc trao đổi và chia sẻ thông tin sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn cho bạn.
Nếu cảm thấy lo lắng trong lúc thăm khám, bạn có thể chia sẻ cảm giác này cùng với bác sĩ chuyên khoa. Khi đó bác sĩ sẽ có những biện pháp giúp trấn an tinh thần cho bạn.
Khám phụ khoa gồm những gì?
Cơ quan sinh dục của nữ giới có hai phần chính, bao gồm: Cơ quan sinh dục trên (ống dẫn chứng, buồng trứng, vòi trứng, tử cung) và cơ quan sinh dục dưới (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ). Khi tiến hành khám phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khám chi tiết và tổng quát nhất có thể tất cả các cơ quan thuộc vùng kín hay bộ phận sinh dục của nữ giới.
Ngoài ra trong quá trình thăm khám, nữ giới sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như: Xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu…
Việc thực hiện những xét nghiệm này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe sinh sản. Đồng thời sớm phát hiện những bệnh lý đang xảy ra tại cơ quan sinh sản.
Trong trường hợp nữ giới bị nghi ngờ mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu câu bệnh nhân thực hiện thêm một hoặc nhiều xét nghiệm sàng lọc ung thư. Một vài xét nghiệm cần thiết ở trường hợp này gồm xét nghiệm PAP, sinh thiết cổ tử cung…
Quy trình thăm khám phụ khoa cơ bản
Thông thường, để hoàn thành quá trình khám phụ khoa, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Liệt kê thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân
Trước khi tiến hành thăm khám, bệnh nhân sẽ được đặt một vài câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân, các dấu hiệu bất thường, tình trạng sức khỏe ở hiện tại và tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân. Dựa vào các thông tin vừa thu thập được, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn thực hiện các bước thăm khám, kiểm tra chi tiết tiếp theo.
- Thăm khám bên ngoài
Đối với nước thăm khám bên ngoài, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và quan sảt bên ngoài vùng ngực, cơ quan sinh dục để xác định các biểu hiện bất thường (nếu có).
- Khám âm đạo
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát âm đạo, tìm các điểm bất thường thông qua bước khám âm đạo. Tiếp đến, dụng cụ hỗ trợ là mỏ vịt sẽ được sử dụng bằng cách đưa vào bên trong âm đạo với mục đích quan sát cổ tử cung và thành âm đạo.
Thông qua bước thăm khám âm đạo, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để lấy mẫu tế bào hoặc mẫu dịch âm đạo nếu nữ giới bị nghi ngờ mắc các bệnh phụ khoa. Điển hình như bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…
- Xét nghiệm dịch tiết âm đạo
Sau khi lấy mẫu dịch âm đạo, bệnh nhân sẽ được chỉ định đưa mẫu xét nghiệm vào phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.
Dịch tiết âm đạo sẽ được lấy khi bệnh nhân tiến hành soi âm đạo bằng mỏ vịt hoặc lấy dịch tiết trên đầu dò siêu âm.
- Khám tử cung
Mục đích khám tử cung là để bác sĩ xác định chính xác các bệnh lý, vấn đề tại tử cung. Chính vì bước thăm khám này thường không được bỏ qua.
- Xét nghiệm
Tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm cần thiết để phục vụ cho quá trình chẩn đoán. Cụ thể như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…
- Tư vấn điều trị và đặt lịch hẹn tái khám
Sau khi trải qua quá trình kiểm tra tổng quát và thu về những thông tin cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đồng thời đề ra hướng xử lý và tư vấn các phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. Cuối cùng đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra tình trạng và hiệu quả của quá trình chữa trị.
Nên trao đổi điều gì khi thăm khám phụ khoa
Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục, trước và trong độ tuổi dậy thì cần chủ động tìm hiểu thông tin, quan tâm và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về các bệnh lý, những vấn đề và thông tin về sức khỏe quan trọng. Cụ thể trong lần đầu tiên thăm khám phụ khoa nữ giới nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ những thông tin sau:
- Chứng chuột rút, mụn trứng cá và những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Cân nặng
- Tình dục và giới tính
- Khả năng kiểm soát cảm xúc
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục và biện pháp phòng ngừa lây nhiễm
- Biện pháp ngừa thai.
Nên khám phụ khoa bao lâu một lần?
Việc đến bệnh viện và khám phụ khoa định kỳ có thể giúp nữ giới sớm phát hiện, chẩn đoán và kịp thời điều trị những bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Đặc biệt là bệnh viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh ung thư ở giai đoạn sớm.
Bạn nên hình thành và duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ 6 tháng đến 1 năm/ lần. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe tổng thể, chức năng sinh sản ổn định và đạt mức tốt nhất.
Tham khảo: Một Số Lưu Ý Khi Khám Phụ Khoa Cho Người Chưa Lập Gia Đình
Những điều cần lưu ý khi đi khám phụ khoa
Để đảm bảo quá trình thăm khám phụ khoa diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao trong quá trình chẩn đoán, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín
Trước khi quyết định đi khám phụ khoa, bạn cần tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín. Sau khi lựa chọn địa chỉ thăm khám bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Cơ sở y tế mà bạn chọn phải được cấp phép bởi sở Y tế hoặc bộ Y tế
- Có máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn, hiện đại
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có bề dày kinh nghiệm
- Hệ thống phòng ốc được khử khuẩn vô trùng, sạch sẽ và khang trang
- Bảng giá thăm khám và điều trị được công khai niêm yết theo quy định
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ, không nhận hối lộ hoặc đúc lót.
2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi thăm khám phụ khoa
Trước khi thăm khám phụ khoa, bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ khoảng 3 ngày trước khi tiến hành thăm khám, không thụt rửa âm đạo, không tẩy lông mu trước khi thăm khám.
3. Không khám phụ khoa khi có kinh nguyệt
Nữ giới cần tránh khám phụ khoa vào những ngày hành kinh. Nguyên nhân là do vào thời điểm này, tử cung sẽ gia tăng kích thước và mở rộng hơn bình thường. Nếu sử dụng các dụng cụ thăm khám phụ khoa để đưa vào âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Ngoài ra lượng máu kinh tiết ra cũng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chẩn đoán của các phương pháp xét nghiệm khi nữ giới thực hiện thăm khám vào những ngày hành kinh.
4. Không nên ăn sáng trước khi thăm khám
Bởi có khả năng bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định xét nghiệm máu ở những trường hợp cần thiết.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho phép bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh nhân có bị nhiễm trùng nước tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang hay không. Từ đó đưa ra các hướng điều trị thích hợp.
5. Chuẩn bị sẵn tài chính
Trước khi tiến hành thăm khám phụ khoa, nữ giới cần chuẩn bị sẵn tài chính. Trong đó bao gồm cả chi phí khám lâm sàng, chi phí xét nghiệm và chi phí thuốc (nếu có).
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý mang theo chi phí dự phòng khi đến bệnh viện khám phụ khoa. Bởi nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các chỉ định chuyên sâu.
6. Sử dụng thuốc đặt âm đạo, thụ tinh trong ống nghiệm
Những người sử dụng thuốc đặt âm đạo, thụ tinh trong ống nghiệm cần chú ý đến việc dùng thuốc và thời điểm thăm khám. Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, bạn nên tiến hành khám phụ khoa đúng ngay ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với trường hợp đặt thuốc âm đạo, khoảng 2 ngày trước khi thăm khám, bạn nên ngưng sử dụng thuốc.
7. Nên đi cùng người thân
Nếu bạn cảm thấy lo lắng trước quyết định thăm khám phụ khoa (đặt biệt là khám phụ khoa lần đầu), bạn nên đi cùng với người thân, cụ thể như mẹ, bạn thân hay chị gái. Điều này sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái hơn, an tâm khi có người chờ ở ngoài.
8. Mang tâm lý thoải mái, lạc quan, không dấu diếm bệnh
Bạn nên khám phụ khoa với một tâm lý thoải mái, lạc quan, không dấu diếm bệnh. Từ đó trả lời thành thật các câu hỏi. Bên cạnh đó bạn có thể hỏi bác sĩ ngay nếu có thắc mắc.
9. Tránh quan hệ tình dục trước khi thăm khám từ 1 đến 2 ngày
Nữ giới cần tránh quan hệ tình dục trước khi thăm khám từ 1 đến 2 ngày. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, tạp chất, tế bào bất thường từ bên ngoài vào âm đạo và gây bệnh.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề khám phụ khoa gồm những gì, quy trình và những điều cần lưu ý. Khi thăm khám phụ khoa, bạn cần chuẩn bị tài chính, giữ tâm lý thoải mái và thực hiện các bước thăm khám, xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp có bệnh lý hoặc vấn đề bất thường xảy ra, bạn nên nhanh chóng tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để sớm khắc phục bệnh, phòng ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám phụ khoa ở bệnh viện nào? Top 10 địa chỉ hàng đầu cả nước
- Cách Khám Phụ Khoa Bằng Mỏ Vịt & Thông Tin Cần Biết
Từ khóa » Bộ Dụng Cụ Khám Phụ Khoa Gồm Những Gì
-
Các Bộ Dụng Cụ Sản Khoa - Hoa Đà Medical | Công Ty Thiết Bị Y Tế ...
-
Khám Phụ Khoa Bao Gồm Những Gì? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Bộ Dụng Cụ Khám Phụ Khoa (thiết Bị Y Tế) | Shopee Việt Nam
-
Bộ Dụng Cụ Khám Sản Phụ Khoa - Vietmedical
-
THĂM KHÁM PHỤ KHOA - THAM KHAM PHU KHOA - SÁCH SẢN ...
-
Dụng Cụ Sản Khoa - Hoangtienmedical
-
Khám Phụ Khoa Bằng Mỏ Vịt Cho Những Trường Hợp Nào?
-
Khám Phụ Khoa Gồm Khám Những Gì?
-
Liệu Khám Phụ Khoa Có đau Không Và Chị Em Cần Lưu ý Gì? - Medlatec
-
Bộ Dụng Cụ Khám Phụ Khoa - THIẾT BỊ Y TẾ
-
Khám Phụ Khoa Là Khám Những Gì? - Vinmec
-
Khám Phụ Khoa Làm Những Xét Nghiệm Gì? - Vinmec
-
Ai Là Nữ Giới Cũng Cần Biết: Khám Phụ Khoa Bao Gồm Những Gì?
-
Bàn Khám Phụ Khoa
-
Top 15 địa Chỉ Khám Phụ Khoa ở đâu Uy Tín Tốt Nhất Tại Hà Nội
-
Bộ Dụng Cụ Khám Phụ Khoa (thiết Bị Y Tế)