Khám Sức Khỏe Làm Hồ Sơ Xin Việc Và 4 Vấn đề Cần Nắm Rõ
Có thể bạn quan tâm
Khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc là thủ tục không thể thiếu khi ứng viên có nhu cầu tìm việc làm. Nhiều bạn vì không nắm rõ được thông tin cần chuẩn bị trước khi đi thăm khám dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những vấn đề quan trọng khi khám sức khỏe để phục vụ cho quá trình xin việc được thuận lợi nhất.
Menu xem nhanh:
- 1. Hồ sơ khám sức khỏe đi xin việc bao gồm những gì?
- 2. Bạn đã hiểu rõ về giấy khám sức khỏe xin việc?
- 2.1. Tìm hiểu về giấy khám sức khỏe xin việc
- 2.2. Vai trò của giấy khám sức khỏe hồ sơ xin việc
- 3. Quy trình và lưu ý khi thực hiện khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc
- 3.1. Quy trình khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc
- 3.2. 5 lưu ý quan trọng khi đi khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc?
1. Hồ sơ khám sức khỏe đi xin việc bao gồm những gì?
Người đi thăm khám sức khỏe để xin việc cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau trong hồ sơ của mình:
– Cung cấp thông tin cá nhân chính xác gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc (của cá nhân và người thân).
– Ảnh thẻ kích thước 04*06 (cm), cần có ít nhất 2 chiếc. Trường hợp bạn muốn xin thêm một tờ khám sức khỏe thì cần bổ sung thêm 1 ảnh đi kèm. Ví dụ, nếu bạn cần 3 tờ kết quả khám sức khỏe thì sẽ cần chuẩn bị tất cả 4 ảnh kích thước 04*06 (cm).
– Giấy tờ tùy thân: thẻ căn cước hoặc chưng minh thư.
– Sổ bảo hiểm y tế của bạn (nếu có).
– Chi phí thăm khám.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên trước khi đến thăm khám. Bởi nếu thiếu giấy tờ nào, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp chính xác và quay lại vào lần sau. Điều này vô tình sẽ gây mất thời gian và công sức đi lại của bạn.
2. Bạn đã hiểu rõ về giấy khám sức khỏe xin việc?
2.1. Tìm hiểu về giấy khám sức khỏe xin việc
Có thể nói, giấy khám sức khỏe là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi bạn muốn chuẩn bị hồ sơ xin việc. Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 14 ban hành vào năm 2013, giấy kiểm tra sức khỏe phải được nộp cùng với hồ sơ xin việc của ứng viên. Nếu bạn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và sức khỏe thì lúc đó mới được gọi đi phỏng vấn. Một số người vẫn thắc mắc không biết xin giấy khám sức khỏe ở đâu? Thực tế, mỗi một doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực khác nhau cũng sẽ yêu cầu nội dung khác nhau trong giấy khám sức khỏe. Song, hầu hết giấy khám đều có mẫu chung và người lao động sẽ được cung cấp mẫu giấy đó tại các bệnh viện, cơ sở y tế mà mình thăm khám.
Ngoài ra, khi chuẩn bị giấy tờ, bạn đừng quên cung cấp ảnh thẻ cá nhân kích thước 04*06, chụp trên nền trắng, yêu cầu ảnh không được chụp quá 6 tháng. Đặc biệt, giấy khám sức khỏe trong hồ sơ xin việc phải có thời hạn không quá 6 tháng mới được xem là hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên, giấy khám của bạn sẽ không được chấp nhận và bạn phải đi kiểm tra sức khỏe một lần nữa.
2.2. Vai trò của giấy khám sức khỏe hồ sơ xin việc
Nhiều người còn khá chủ quan vì chỉ nghĩ rằng giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ xin việc chỉ là một thủ tục cần có. Thực tế, giấy khám sức khỏe đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi các doanh nghiệp có thể dựa vào kết quả khám để đánh giá tình hình sức khỏe của ứng viên, và nhận định được liệu họ có phù hợp để làm việc tại vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng hay không.
Không chỉ vậy, khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để làm hồ sơ xin việc, bạn cũng sẽ tự tin đảm bảo được sức khỏe của mình ổn định, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm, hay bệnh xã hội… Bởi nếu không phát hiện bệnh sớm (đặc biệt là các bệnh có khả năng lây nhiềm) thì bạn có nguy cơ lây lan cho đồng nghiệp và cộng đồng rất lớn. Chính vì thế, các doanh nghiệp rất quan tâm và xem trọng đến vấn đề trên.
Bên cạnh việc chú trọng tới các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc, tốt nhất các bạn nên lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín và đảm bảo chất lượng để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác nhất.
3. Quy trình và lưu ý khi thực hiện khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc
3.1. Quy trình khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc
Quy trình thực hiện khám sức khỏe xin việc cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về cơ bản, nội dung khám đối với lao động trên 18 tuổi và dưới 16 tuổi có một số điểm khác biệt nhất định. Trong đó, với lao động dưới 16 tuổi thường được chỉ định kiểm tra về chuyên khoa răng – hàm – mặt và tai – mũi – họng. Nếu bác sĩ có yêu cầu thăm khám những phần khác thì khách hàng có thể thực hiện thêm.
Đối với những người lao động từ 18 tuổi trở lên, bạn sẽ được trải qua các danh mục khám tương đối kĩ càng hơn. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành khám nội khoa, ngoại khoa để nắm được tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như: hệ hô hấp, tiêu hóa, hệ bài tiết, da liễu… Đồng thời, bạn cũng sẽ được kiểm tra cơ bản về chuyên khoa răng – hàm – mặt, tai – mũi – họng.
Đặc biệt, việc tiến hành các bước xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh là những danh mục không thể thiếu trong quá trình khám sức khỏe đi xin việc. Thông qua đó, bạn sẽ nắm được chính xác tình trạng sức khỏe của mình và biết được bản thân có đang mắc một số bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B… hay không.
Ngoài ra, đối với người lao động nữ còn được tiến hành thêm bước khám phụ khoa. Sau khi hoàn thiện đầy đủ quy trình trên, bác sĩ sẽ tổng hợp và đánh giá chung về tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Nếu như doanh nghiệp mà bạn muốn ứng tuyển yêu cầu một mẫu giấy khám riêng, bạn cũng có thể đưa mẫu giấy đó cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời theo quy định.
3.2. 5 lưu ý quan trọng khi đi khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc?
Để quá trình thăm khám sức khỏe xin việc của mình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần thực hiện một số lưu ý chung sau đây:
– Một số bước khám sẽ yêu cầu bạn phải tránh xa thuốc lá và rượu ít nhất 24h hoặc yêu cầu bạn cần để trống dạ dày, nhịn đói trước khi thực hiện từ 10 – 12 giờ.
– Nếu gặp vấn đề về thị lực và đang đeo kính, bạn hãy mang theo kính khi đi khám và không nên sử dụng kính áp tròng.
– Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân bao gồm: hộ chiếu hoặc chứng minh thư, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ,… và đơn thuốc, kết quả khám trước đây nếu có.
– Hãy uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện danh mục siêu âm
– Nếu bị tiểu đường, bệnh nhân không nên uống thuốc và insulin và buổi sáng của ngày đi khám.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc khám sức khỏe xin việc bạn cần biết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn thành quá trình thăm khám để bổ sung giấy tờ xin việc một cách thuận lợi nhất.
Từ khóa » Phi Kham Suc Khoe Xin Viec Lam
-
Giá Khám Sức Khỏe Xin Việc Bao Nhiêu Tiền? Nên Khám ở đâu?
-
Góc Giải đáp: Phí Khám Sức Khỏe Xin Việc Bao Nhiêu? Nên Khám ở ...
-
Khám Sức Khỏe đi Làm Bao Nhiêu Tiền? 8 địa Chỉ Khám ... - Hello Bacsi
-
Khám Sức Khỏe Xin Việc Làm: Quy Trình, địa Chỉ Khám Và Những điều ...
-
Giấy Khám Sức Khỏe Bao Nhiêu Tiền Bạn đã Biết Chưa? - Vieclam123
-
Khám Sức Khỏe đi Làm Gồm Những Gì ? Bao Nhiêu Tiền ?
-
Khám Sức Khỏe đi Làm Hết Bao Nhiêu Tiền
-
Khám Sức Khỏe Xin Việc Bao Nhiêu Tiền? Cần Lưu Ý Điều Gì?
-
Khám Sức Khỏe đi Làm Bao Nhiêu Tiền, Gồm Những Gì?
-
Giải đáp: Khám Sức Khỏe Thông Tư 14 Bao Nhiêu Tiền?
-
Top 9 Phí Khám Sức Khỏe Xin Việc 2022 - Hỏi Đáp
-
Lê Phí Khám Sức Khỏe Xin Việc 2022
-
Chi Phí Khám Sức Khỏe Xin Việc Bao Nhiêu?
-
Top 9 Phí Khám Sức Khỏe Xin Việc 2022