Khám Sức Khỏe Loại 3 Có được đi Nghĩa Vụ Quân Sự | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ diễn ra từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm. Do đó, ở thời điểm này, các thông tin về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đang nhận được sự quan tâm của khá lớn. Trong đó, một câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc đó là kết quả khám sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện nhập ngũ hay không? Cùng tìm lời giải cho những vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Căn cứ để xếp loại sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự
- 2. Khám sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự hay không?
- 2.1. Kết quả khám sức khỏe loại 3 phụ thuộc vào tiêu chí nào?
- 2.2. Vậy kết quả khám sức khỏe loại 3 có được đi nghĩa vụ hay không?
- 3. Một số điều cần biết về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- 3.1. Chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi
- 3.2. Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 1.200.000 đồng
- 3.3. Độ tuổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2021
1. Căn cứ để xếp loại sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự
Việc phân loại sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự phải căn cứ vào 3 bảng tiêu chuẩn sức khỏe gồm:
- Bảng số 1: Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo thể lực, tức tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng.
- Bảng số 2: Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo bệnh tật.
- Bảng số 3: Danh mục các bệnh sẽ được miễn đăng ký đi nghĩa vụ quân sự.
Đối với mỗi tiêu chuẩn, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Tình trạng sức khỏe được đánh giá rất tốt.
- Điểm 2: Tình trạng sức khỏe được đánh giá tốt.
- Điểm 3: Tình trạng sức khỏe được đánh giá khá.
- Điểm 4: Tình trạng sức khỏe được đánh giá trung bình.
- Điểm 5: Tình trạng sức khỏe được đánh giá kém.
- Điểm 6: Tình trạng sức khỏe được đánh giá rất kém.
2. Khám sức khỏe loại 3 có đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự hay không?
2.1. Kết quả khám sức khỏe loại 3 phụ thuộc vào tiêu chí nào?
Việc bạn có đủ điều kiện sức khỏe để đi nghĩa vụ hay không sẽ căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu. Những chỉ tiêu này được ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Sức khỏe loại 1: Có 8 chỉ tiêu đều cần đạt điểm 1
- Sức khỏe loại 2: Chỉ có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 2
- Sức khỏe loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu chỉ đạt điểm 3
- Sức khỏe loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu chỉ đạt điểm 4
- Sức khỏe loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu chỉ đạt điểm 5
- Sức khỏe loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu đạt điểm 6
2.2. Vậy kết quả khám sức khỏe loại 3 có được đi nghĩa vụ hay không?
Tại điều 4, Thông tư số 167/2010/TT-BQP về việc quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đã quy định rõ về tiêu chuẩn tuyển quân. Ngoài khoản 1 quy định tiêu chuẩn về tuổi đời, khoản 2 quy định về Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức… thì tại khoản 3 của Điều luật này cũng quy định rõ về tiêu chuẩn sức khỏe đạt điều kiện để tuyển quân đó là:
- Tuyển những công dân có sức khỏe đạt loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe đã quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Các đơn vị đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định cụ thể của Bộ, còn các tiêu chuẩn khác về sức khỏe sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn chung.
Về phân loại sức khỏe, tại Nghị định 36/2011/ TTLT/BQP/BYT có nêu rõ:
- Loại 1: công dân có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
- Loại 2: công dân có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
- Loại 3: công dân có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
Như vậy, nếu sức khỏe thuộc 3 loại trên thì bạn sẽ đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.
Còn nếu sức khỏe của bạn thuộc một trong những loại sau sẽ không được tuyển nghĩa vụ quân sự, đó là:
- Loại 4: công dân có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
- Loại 5: công dân có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
- Loại 6: nếu công dân đạt sức khỏe loại này sẽ được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra, những người đang mắc các bệnh như: tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, cũng sẽ không được gọi nhập ngũ vào Quân đội (theo điểm c khoản 3 Điều 4 của Thông tư 167/2010/TT-BQP).
Trường hợp những ai chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe theo quy định kể trên thì sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 của quy định này cũng nêu rõ về việc Giám định sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự:
- Hội đồng giám định y khoa tỉnh sẽ tổ chức thực hiện để giải quyết khi có các khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự và những công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện đã đề nghị.
- Việc giám định sức khỏe căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe đã được quy định tại Bảng số 1, Bảng số 2, Bảng số 3, Phụ lục I của Thông tư này.
- Trong vòng từ 7 – 10 ngày làm việc, từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giám định sức khỏe, Hội đồng giám định y khoa tỉnh cần phải có kết luận chính xác về sức khỏe công dân nhập ngũ và thông báo bằng văn bản cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự của huyện.
- Quyết định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh chính là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự và tuyển sinh quân sự.
3. Một số điều cần biết về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
3.1. Chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi
Theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ là người ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ.
Lệnh gọi khám sức khỏe phải được gửi tới cho công dân đó trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày. Do đó, công dân chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có sự triệu tập theo lệnh của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
3.2. Không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 1.200.000 đồng
Khi nhận được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân cần có mặt đúng thời gian, địa điểm khám sức khỏe đã được ghi trong giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu không có mặt để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bạn có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng.
Đối với trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn còn cố tình vi phạm thì sẽ có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và mức hình phạt có thể lên tới 5 năm tù.
3.3. Độ tuổi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2021
Theo quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi sẽ được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi cho đến hết 25 tuổi. Với những công dân được đào tạo theo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn việc gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ kéo dài đến hết 27 tuổi.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề xoay quanh việc khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự. Đừng quên cập nhật liên tục về những quy định trong thăm khám để kịp thời lên kế hoạch và sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ cao cả của Tổ quốc các bạn nhé!
Từ khóa » Trúng Tuyển Nghĩa Vụ Quân Sự Loại 3
-
Khám Sức Khỏe Thuộc Loại 3 Có Cần đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?
-
Tiêu Chuẩn Sức Khoẻ Loại 1, Loại 2, Loại 3 Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự
-
Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Nghĩa Vụ Quân Sự 2022 Là Gì? (11/10/2021)
-
Năm 2022, Tiêu Chuẩn Chiều Cao, Cân Nặng để Tham Gia Nghĩa Vụ ...
-
Sức Khỏe Mắt Tật Khúc Xạ Phân Loại 3 Có Phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự ?
-
Tiêu Chuẩn Phân Loại Sức Khỏe Nghĩa Vụ Quân Sự 2022
-
Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Nghĩa Vụ Quân Sự 2021 Là Gì? Đi Mấy Năm?
-
Tiêu Chuẩn Sức Khỏe Tham Gia Nghĩa Vụ Quân Sự Năm 2022
-
Nghĩa Vụ Quân Sự 2022: 08 Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Bị Loạn Thị Có Phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự - LUẬT INS
-
Có Nên Tuyển Người Cận Thị đi Nghĩa Vụ Quân Sự? - Báo Pháp Luật
-
Khi Nào Không Bị Gọi đi Nghĩa Vụ Quân Sự? - Luật Hồng Bàng
-
Sức Khỏe Loại 3 Có đi Nghĩa Vụ Quân Sự Không?
-
TP.HCM đề Xuất Tuyển Thanh Niên Cận Thị, Loạn Thị đi Nghĩa Vụ Quân Sự