Khám Thai Lần đầu Và Các Mốc Khám Thai Quan Trọng

Khám thai lần đầu là cột mốc quan trọng đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Đối với những mẹ “tập đầu” chưa có kinh nghiệm khám thai lần đầu khi nào và cần chuẩn bị những gì cho lần khám thai đầu tiên, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

khám thai lần đầu

Khi nào nên đi khám thai lần đầu tiên?

Giải đáp thắc mắc khám thai lần đầu khi nào là tốt nhất, ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa cho biết, trong 2 tuần đầu sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, trứng sẽ ở lại trong ống dẫn trứng (còn gọi là vòi tử cung) khoảng 48 giờ để thực hiện các hoạt động phân bào. Khoảng 2-3 ngày sau đó, hợp tử sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung và làm tổ tại đây. (1)

Vì thế, thời điểm thích hợp nhất để khám bầu lần đầu là khi mẹ nhận thấy bị trễ kinh 2 tuần so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường (đối với chị em có kỳ kinh đều), sử dụng que thử thai tại nhà hiện 2 vạch hoặc có những dấu hiệu mang thai sớm khác, nghi ngờ bản thân đã mang thai được khoảng 5-8 tuần. Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ xác định chị em có thực sự mang thai hay không, thai làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung, túi thai bình thường hay bất thường, đơn thai hay đa thai…

Bác sĩ Lâm Khoa cũng cho biết thêm, trường hợp chị em sử dụng que thử thai lên 2 vạch nhưng chưa có dấu hiệu trễ kinh hoặc các dấu hiệu mang thai khác, chị em nên bình tĩnh, không nên vội vàng đến cơ sở y tế vì ở thời điểm này phôi thai vẫn còn nhỏ khó phát hiện, việc thăm khám mất thời gian nhưng không mang lại hiệu quả.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb
trễ kinh và thử que 2 vạch
Khi nhận thấy trễ kinh 1-2 tuần và thử que 2 vạch, chị em hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác việc mang thai

Khám bầu lần đầu bao gồm những gì?

Khám thai lần đầu là mốc khám thai quan trọng đầu tiên trong suốt quá trình mang thai. Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ kiểm tra và dự phòng các nguy cơ thai kỳ dựa trên tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình nếu có. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên trong chăm sóc và theo dõi thai kỳ, cũng như hướng dẫn mẹ cách bổ sung vitamin, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi… phù hợp với thể trạng của mẹ và bé.

Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ

Thông thường, lần khám thai đầu tiên sẽ gồm 6 bước như sau: (2)

Bước 1: Hỏi sức khỏe, tiền sử bệnh lý của mẹ và gia đình

Để đạt hiệu quả tốt nhất cho lần khám thai đầu tiên này cũng như những lần khám thai tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi thăm kỹ các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình để làm cơ sở tiên lượng nguy cơ và lời khuyên chăm sóc, theo dõi thai kỳ. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng câu trả lời cho những vấn đề sau:

  • Tiền sử sức khỏe, đau ốm của mẹ.
  • Các bệnh mạn tính mẹ mắc phải.
  • Các loại thuốc mẹ đang sử dụng.
  • Các thủ thuật, phẫu thuật mẹ đã thực hiện.
  • Tiền sử dị ứng.
  • Tiền sử bệnh lý sinh sản hoặc bệnh di truyền của gia đình.
  • Tiền sử những lần mang thai trước (đối với mẹ đã từng sinh nở).
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, có sử dụng chất kích thích hoặc gây nghiện không…
trả lời đầy đủ thông tin sức khỏe
Mẹ bầu cần trả lời đầy đủ những thông tin sức khỏe, tiền sử bệnh lý để được xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Bước 2: Hỏi về thai kỳ hiện tại

Bước đầu để xác định tình trạng mang thai, bác sĩ sẽ hỏi mẹ 2 câu hỏi sau:

  • Ngày cuối cùng của kỳ kinh là khi nào?
  • Mẹ gặp các triệu chứng gì nghi ngờ việc mang thai?

Bước 3: Khám sức khỏe

Ở mốc khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của mẹ bầu, gồm có:

  • Kiểm tra chiều cao và cân nặng.
  • Đo huyết áp làm cơ sở so sánh với những lần khám thai sau.
  • Kiểm tra tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra kỹ hơn cơ quan sinh sản và vùng xương chậu của mẹ.

Bước 4: Làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra nhất định, thường là:

  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Đo nồng độ hormone hCG.
  • Xét nghiệm khả năng lây nhiễm viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS…
  • Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
test lượng đường huyết
Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ với những trường hợp nguy cơ cao

Bước 5: Siêu âm phôi thai

Trong buổi khám thai lần đầu, bác sĩ cũng sẽ chỉ định mẹ làm siêu âm để xác định mẹ có thực sự mang thai hay không, thai nhi làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung. Ngoài ra, kết quả siêu âm giúp xác định tuổi thai nhi hiện tại, nhờ đó bác sĩ lên lịch khám thai định kỳ cho mẹ và đoán ngày dự sinh bé.

Bước 6: Tư vấn và giải đáp thắc mắc của mẹ

Nếu mẹ có những thắc mắc muốn được bác sĩ tư vấn, hãy chuẩn bị sẵn để được trao đổi với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên này. Khi những băn khoăn, lo lắng được chính bác sĩ theo dõi thai kỳ tháo gỡ, mẹ sẽ yên tâm hơn để tận hưởng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Cần chuẩn bị gì khi đi khám thai lần đầu?

Hầu hết mẹ bầu đều băn khoăn không biết đi khám thai lần đầu cần chuẩn bị những gì để quá trình khám diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, ngoài việc nắm rõ thời gian khám thai lần đầu khi nào, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau: (3)

  • Mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy siêu âm hiện đại… để kiểm tra và theo dõi thai kỳ một các tổng quát và toàn diện nhất.
  • Khi đi khám thai, mẹ nên mặc trang phục rộng rãi và thoải mái, có thể mặc đầm suông rộng, giày bệt êm chân… để thuận tiện cho việc di chuyển và thăm khám.
  • Ở đợt khám bầu lần đầu, bác sĩ sẽ xây dựng lịch khám thai định kỳ cho mẹ, hướng dẫn bổ sung vitamin, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng cách để đảm bảo sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
  • Đối với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định lịch khám thai định kỳ dày đặc hơn để theo dõi và điều trị kịp thời những tình huống nguy hiểm. Đó cũng chính là tầm quan trọng và vô cùng cần thiết của lần khám thai đầu tiên.
  • Mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn danh sách những thắc mắc, băn khoăn của mình để được bác sĩ tư vấn, giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc và bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh.
  • Lưu giữ tất cả kết quả khám thai trong cùng một tập hồ sơ để tiện mang theo ở các lần khám thai tiếp theo.

Mẹ bầu có được siêu âm trong lần khám thai đầu tiên không?

Như đã chia sẻ, ở lần khám thai đầu tiên mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện siêu âm để xác định chính xác việc mang thai, vị trí làm tổ của thai nhi, nghe tim thai và tính tuổi thai nhi.

Một vấn đề quan trọng khác, nhiều mẹ bầu thắc mắc cần lưu ý gì khi đi siêu âm thai lần đầu hay không? Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, mẹ chỉ cần tuân thủ đúng thời gian khám thai lần đầu, không cần nhịn ăn hay nhịn uống. Khi đến cơ sở y tế, tùy vào chỉ định siêu âm mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ. Nếu siêu âm đầu dò âm đạo, mẹ cần đi tiểu hết nước trong bàng quang. Nếu siêu âm qua đường bụng, mẹ cần uống nhiều nước để làm căng băng quang, giúp việc quan sát hình ảnh buồng tử cung, túi ối và phần phụ trên siêu âm được dễ dàng hơn.

siêu âm thai tuần 11 13 giúp phát hiện dị tật thai nhi
Mẹ bầu sẽ được siêu âm khi khám thai lần đầu để xác định vị trí làm tổ và tim thai, cũng như tính tuổi thai nhi và ngày dự sinh

Lần khám thai tiếp theo diễn ra khi nào?

Sau lần khám thai đầu tiên, thông thường bác sĩ sẽ hẹn mẹ thăm khám lần tiếp theo vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ để kiểm tra toàn diện sức khỏe của thai nhi. Ở lần khám thai này, mẹ vẫn được thực hiện những kiểm tra xét nghiệm như lúc khám thai lần đầu. (4)

Khi siêu âm, mẹ có thể thấy được sự hình thành của mũi, mí mắt và môi trên của bé. Cơ thể của bé đang dần duỗi thẳng và đuôi dần biến mất, thấy được các ngón tay, ngón chân đang còn màng dính và bé bắt đầu có những chuyển động chân tay.

Bác sĩ cũng sẽ giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của mẹ khi gặp phải những biểu hiện khác thường ở giai đoạn này. Chẳng hạn như khi mang thai, nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao sẽ khiến cơ thể tiết nhiều khí hư (còn gọi là dịch âm đạo) hơn so với bình thường. Hiện tượng này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm âm đạo, đường sinh dục ở mẹ bầu, do đó mẹ không cần quá lo lắng.

Khám thai ở đâu tốt nhất?

Lựa chọn cơ sở y tế khám thai và sinh con là việc làm vô cùng quan trọng giúp mẹ an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Trung tâm Sản Phụ khoa – một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là gợi ý phù hợp cho các mẹ bầu.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, nhất là các dòng máy siêu âm tiên tiến nhất thế giới như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, siêu âm thế hệ mới nhất Voluson E10…; liên kết chặt chẽ cùng các chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tim mạch… giúp theo dõi sát sao thai kỳ, phát hiện sớm những tình huống thai kỳ nguy cơ cao, can thiệp ngay từ trong bào thai và trước sinh để đảm bảo tính mạng và sự phát triển tốt nhất cho bé.

Để mẹ bầu an tâm tận hưởng thai kỳ, Trung tâm Sản Phụ khoa triển khai đa dạng dịch vụ thai sản như thai sản trọn gói, thai sản theo yêu cầu, sinh con trọn gói… thai kỳ được theo dõi chặt chẽ, trực tiếp bởi chuyên gia Sản Phụ khoa đầu ngành. Dịch vụ sinh nở không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, phòng sinh gia đình có sự đồng hành của người thân bên cạnh… giúp mẹ sinh nở nhẹ tênh, “cơn đau đẻ” không còn là nỗi ám ảnh.

Sau sinh nở, bé được chăm sóc và theo dõi sát sao bởi chuyên gia Sơ sinh dày dặn kinh nghiệm của Trung tâm Sơ sinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Đội ngũ nữ hộ sinh tận tâm, tận tình, sẵn sàng hỗ trợ mẹ trong suốt thời gian lưu trú, hướng dẫn bố mẹ cách tắm bé, massage cho bé đúng cách, xóa bỏ những bỡ ngỡ và vụng về của những bố mẹ lần đầu đón nhận thiên chức.

box bác sĩ trần lâm khoa
ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm trong khám, tầm soát và can thiệp các thai kỳ nguy cơ cao, đồng hành cùng mẹ bầu trải qua thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Để được tư vấn về dịch vụ và các gói thai sản, sinh con tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ có thể liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Hy vọng thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu biết được thời điểm nên đi khám thai lần đầu để chủ động chăm sóc và bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Từ khóa » Khám Thai Lần đầu Tiên Khi Nào