Khám Tiền Sản Là Gì? Thông Tin Mẹ Bầu Cần Lưu ý Khi Khám Thai

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai từ 3-6 tháng sẽ giúp phòng tránh được các vấn đề, bệnh lý di truyền từ mẹ sang con, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, kiểm soát được những rủi ro trong quá trình sinh nở. Không chỉ cần quan tâm tới việc khám thai định kỳ, chị em còn phải lưu ý kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi mang thai. Vậy khám tiền sản cần chú ý những gì?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Khám tiền sản là gì?
  • 2. Cần chuẩn bị những gì khi khám tiền sản?
  • 3. Các bước thực hiện khám tiền sản
    • 3.1. Kiểm tra các chỉ số khi khám tiền sản
    • 3.2. Kết luận quá trình khám tiền sản, đánh giá mức độ phù hợp mang thai
    • 3.3. Nghe tư vấn về dinh dưỡng

1. Khám tiền sản là gì?

Khám tiền sản là việc kiểm tra sức khỏe của phụ nữ trước khi mang thai. Việc này không những giúp cho chị em có thể chắc chắn tình trạng sức khỏe của bản thân hiện tại đã đủ để mang thai hay chưa mà còn giúp cho mẹ biết được những nguy cơ xấu tiềm ẩn có thể xảy ra trong thai kỳ.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của mẹ để đưa ra lời khuyên về thời điểm phù hợp cho việc mang thai. Từ đó, chị em cũng biết được những vấn đề của bản thân để có kế hoạch cải thiện tích cực hơn.

Đây là một bước quan trọng, giúp đảm bảo được sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là bước khá nhiều chị em đang coi thường, bỏ qua mà chỉ chú trọng vào quá trình khám thai.

Khám tiền sản là bước quan trọng mà chị em nên thực hiện trước khi có ý định mang thai

Khám tiền sản là bước quan trọng mà chị em nên thực hiện trước khi có ý định mang thai

2. Cần chuẩn bị những gì khi khám tiền sản?

Khám tiền sản chỉ là một bước kiểm tra sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai, sinh con. Vì vậy, chị em không cần quá lo lắng hay bị áp lực về tâm lý trước khi thăm khám. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm trạng thoải mái, tích cực, đón nhận mọi thông tin theo cách khách quan nhất.

Ngoài ra, chị em cần chú ý chuẩn bị:

– Các loại giấy tờ sức khỏe: Giấy tiêm chủng, kết quả khám sức khỏe gần nhất (cho thấy tiền sử bệnh lý, những thủ thuật, phẫu thuật đã từng thực hiện, một số bệnh lý di truyền,…).

– Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm máu: Chị em cần nhịn ăn ít nhất trước 8h. Tốt nhất nên uống nước lọc trước khi thực hiện xét nghiệm. Khi đã mang thai, khám thai định kỳ, chị em cũng nên ghi nhớ bước chuẩn bị này.

– Bên cạnh đó, các loại thuốc đang sử dụng cũng nên dừng trước ngày lấy máu. Đối với những người đang sử dụng thuốc huyết áp thì không cần chú ý vấn đề này.

– Uống nhiều nước và cố gắng nhịn tiểu để thực hiện siêu âm, phân tích nước tiểu. Điều này cũng giúp cho quá trình lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu thuận lợi hơn.

– Bạn nên tránh đeo trang sức khi đo điện tâm đồ, chụp Xquang.

– Nên lựa chọn việc đi khám trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt 5 ngày để giúp cho quá trình xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo có kết quả chính xác nhất.

Chị em nên chuẩn bị một số giấy tờ bệnh án để bác sĩ có thể tư vấn, hỗ trợ tốt hơn

Chị em nên chuẩn bị một số giấy tờ bệnh án để bác sĩ có thể tư vấn, hỗ trợ tốt hơn

3. Các bước thực hiện khám tiền sản

3.1. Kiểm tra các chỉ số khi khám tiền sản

Việc kiểm tra các chỉ số là bước đầu tiên mà chị em cần thực hiện.

– Để đánh giá tốt thể trạng của chị em trước khi mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một vài chỉ số như chiều cao, cân nặng, huyết áp, mạch,…

– Tiếp đó, chị em sẽ được hỏi về tiền sử bệnh lý, các yếu tố bệnh lý di truyền trong gia đình,… sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi. Một số dị tật cần lưu ý như: Khiếm khuyết về thị lực, thính lực; Bệnh huyết áp; Dị tật di truyền như sứt môi, hở hàm ếch, trật háng, chân khoèo, chậm phát triển, thiểu năng,…

Ngoài ra, việc nắm bắt được yếu tố bệnh lý di truyền còn có thể phát hiện sớm các trường hợp vô sinh, khó thụ thai, tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu cao,…

Đối với những chị em ngoài độ tuổi sinh sản lý tưởng (18 đến 35 tuổi), biến chứng trong thời gian mang thai, sinh con rất cao.

– Kiểm tra thực thể: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các vấn đề về tai mũi họng, tim phổi, tuyến giáp, hệ tiêu hóa, hạch ngoại biên, niêm mạc, thần kinh, cơ xương khớp và các cơ quan sinh dục,…

– Xét nghiệm máu, sàng lọc virus viêm gan, bệnh xã hội, Rubella. Việc xét nghiệm máu còn giúp phát hiện nguy cơ thiếu máu, phòng ngừa trường hợp sinh non, ra máu khi chuyển dạ, sau sinh, tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản… Đây cũng là bước cần thực hiện trong quá trình khám thai định kỳ.

– Phân tích các chỉ số qua nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo.

– Xét nghiệm, kiểm tra chất lượng tinh dịch của người đàn ông.

– Chụp chiếu, kiểm tra tim phổi. Bước này giúp chị em phòng ngừa được nhiều biến chứng thai kỳ có thể xảy ra do bệnh tim, hen suyễn, thuyên tắc mạch phổi, lao,… Đó là một số biến chứng nguy hiểm như: sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau khi sinh, thai nhi suy hô hấp, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở mẹ bầu,…

– Siêu âm ổ bụng, tập trung tại cơ quan sinh dục như tử cung, buồng trứng,… Ngay trong các buổi khám thai, các mẹ cũng phải thực hiện bước này.

3.2. Kết luận quá trình khám tiền sản, đánh giá mức độ phù hợp mang thai

Sau khi đã có được kết quả về các chỉ số, kết quả phân tích xét nghiệm,… bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào đó để đưa ra nhận xét về tình trạng sức khỏe chung của vợ chồng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng cải thiện sức khỏe, lời khuyên về thời điểm phù hợp để mang thai.

Quá trình mang thai yêu cầu rất nhiều yếu tố về sức khỏe. Vậy nên, việc kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định mang thai để chuẩn bị một tâm thế tốt là rất cần thiết. Các mẹ bầu cũng nên lưu ý lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, phòng tránh nguy cơ chẩn đoán sai, làm chậm trễ cơ hội sinh nở của người phụ nữ. Ngay cả khi đã mang thai, bạn cũng nên đi theo quy trình khám thai tại cơ sở mình đã lựa chọn.

3.3. Nghe tư vấn về dinh dưỡng

Bên cạnh việc chú ý điều chỉnh các vấn đề về sức khỏe, chị em cần chú ý đến cả việc hoàn thiện dinh dưỡng cho bản thân. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, giúp cơ thể có đủ điều kiện để khỏe mạnh, tăng đề kháng là bước cần thiết để giúp cho các mẹ sẵn sàng bước vào thai kỳ. Đây cũng là bước thường có trong quá trình khám thai sau này.

Bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn hợp lý, giúp chị em có kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi cho khoa học. Từ đó, một số nguy cơ thường xảy ra ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, còi cọc, chậm lớn, hay tình trạng thiếu máu, khó thụ thai ở người phụ nữ cũng sẽ được hạn chế.

Thăm khám đầy đủ các bước giúp cho chị em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng mang thai mà không phải lo ngại bất cứ vấn đề nào

Thăm khám đầy đủ các bước giúp cho chị em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng mang thai mà không phải lo ngại bất cứ vấn đề nào

Hiện tại, có không ít phụ nữ chủ quan với việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ cũng như việc khám sức khỏe tiền sản. Nếu chị em muốn chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, tự tin hơn khi thực hiện thiên chức làm mẹ, hãy ưu tiên việc khám tiền sản tại Thu Cúc TCI. Đơn vị được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, tân tiến nhất, cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp chị em tự tin hơn với quyết định sinh con, mang thai của mình. Không chỉ cung cấp dịch vụ khám tiền sản, Thu Cúc TCI còn có các gói thai sản với dịch vụ khám thai trọn gói, tiện lợi hơn cho mẹ bầu.

Từ khóa » đa Sản Là Gì