Khám Tiêu Hóa Là Khám Những Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện?

Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan như ống tiêu hóa, gan, mật,… Khám tiêu hóa là việc kiểm tra, chẩn đoán các vấn đề tại những cơ quan này. Vậy cụ thể khám tiêu hóa là khám những gì? Khi nào cần tiến hành thăm khám tiêu hóa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để tìm câu trả lời.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Khám tiêu hóa là như thế nào?
  • 2. Khám tiêu hóa bao gồm những gì?
    • 2.1. Khám tiêu hóa là khám những gì – Thăm khám lâm sàng
    • 2.2. Khám tiêu hóa là khám những gì – Các xét nghiệm cận lâm sàng
  • 3. Khi nào cần khám tiêu hóa?
    • 3.1. Triệu chứng đau bụng
    • 3.2. Chướng bụng, đầy hơi
    • 3.3. Bất thường về đại tiện
    • 3.4. Buồn nôn, nôn ói
    • 3.5. Chán ăn, khó tiêu
    • 3.6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

1. Khám tiêu hóa là như thế nào?

Hệ thống tiêu hóa đảm nhận chức năng tiêu hóa thức ăn được nạp vào và chuyển hóa các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Hệ thống này bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, cụ thể gồm:

– Đường tiêu hóa: Bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Theo đó, đường tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng – trực tràng) và hậu môn.

– Gan.

– Túi mật.

– Tuyến tụy.

Khám tiêu hóa là kiểm tra tất cả các vấn đề sức khỏe phát sinh ở các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa đã được liệt kê ở trên. Chẳng hạn, các vấn đề thường gặp ở ống tiêu hóa là viêm thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, trĩ,… Khám tiêu hóa cũng giúp chẩn đoán các bệnh lý tại gan, mật, tụy như viêm gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm tuyến tụy, sỏi mật,…

Khám tiêu hóa là khám những gì?

Ống tiêu hóa, gan, mật, tụy là những bộ phận thuộc hệ thống tiêu hóa

2. Khám tiêu hóa bao gồm những gì?

Thăm khám tiêu hóa bao gồm các danh mục cụ thể sau đây.

2.1. Khám tiêu hóa là khám những gì – Thăm khám lâm sàng

Trước hết, người bệnh khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng quát và tình trạng hiện tại của hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng:

– Đo huyết áp, cân nặng của người bệnh.

– Quan sát màu da, màu mắt và các mô.

– Kiểm tra bên ngoài ổ bụng để nắm được vị trí đau, âm thanh phát ra,…

Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử bệnh, thời điểm xuất hiện các triệu chứng bất thường và biểu hiện cụ thể, thói quen đại tiện, thực phẩm và thuốc người bệnh vừa sử dụng,… Các thông tin này là căn cứ để bác sĩ chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phù hợp và đưa ra hướng điều trị.

2.2. Khám tiêu hóa là khám những gì – Các xét nghiệm cận lâm sàng

Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ thực hiện các xét nghiệm dưới đây theo chỉ định của bác sĩ:

– Thực hiện các chẩn đoán hình ảnh gồm: nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI,…

– Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan mật, đánh giá tình trạng chuyển hóa đường và mỡ máu, chỉ số men gan, tìm kháng nguyên virus viêm gan B, C. Các xét nghiệm này gồm: đo hoạt độ AST, ALT; định lượng Glucose, HbA1c, Cholesterol toàn phần; Bilirubin toàn phần và trực tiếp; Creatinin; HBsAg, HCV Ab;…

– Xét nghiệm tìm máu và vi khuẩn trong phân.

– Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày, ung thư tiêu hóa thông qua nội soi.

– Tổng phân tích các thông số nước tiểu để sàng lọc các bệnh lý ở gan.

– Các xét nghiệm chẩn đoán sức khỏe tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

Cụ thể khám tiêu hóa là khám những gì?

Bác sĩ Tiêu hóa sẽ kiểm tra lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp

3. Khi nào cần khám tiêu hóa?

Các bệnh lý tiêu hóa thường tiến triển âm thầm và nhanh chóng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường như sau:

3.1. Triệu chứng đau bụng

Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí tại vùng bụng và có tính chất khác biệt. Người bệnh có thể bị đau vùng thượng vị, quanh rốn, bụng dưới hoặc đau khắp ổ bụng. Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến dữ dội, kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.

Thông thường, đau âm ỉ vùng bụng trên rốn kèm theo ợ chua có liên quan đến bệnh dạ dày. Cơn đau bụng bên phải kèm sốt, buồn nôn không loại trừ viêm ruột thừa. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tại đại tràng, gan và túi mật. Để tìm ra căn nguyên gây đau bụng, khám tiêu hóa và việc rất cần thiết.

3.2. Chướng bụng, đầy hơi

Đây có thể là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thiếu men chuyển hóa. Thậm chí, đầy hơi và chướng bụng còn có thể cảnh báo ung thư dạ dày.

3.3. Bất thường về đại tiện

Người bệnh có thể đi ngoài nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, gặp khó khăn trong việc đại tiện. Các bất thường về đại tiện còn có tình trạng tiêu chảy, táo bón kéo dài; phân nửa táo, nửa lỏng; phân đen hoặc dính máu;…

Các bất thường về thói quen đại tiện có thể là dấu hiệu của các vấn đề, bệnh lý tại đại tràng và trực tràng.

Tìm hiểu khám tiêu hóa là khám những gì

Thay đổi thói quen đại tiện là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiêu hóa

3.4. Buồn nôn, nôn ói

Triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh sau khi ăn hoặc ăn quá no. Các bệnh lý viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm hay tắc nghẽn ruột có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

3.5. Chán ăn, khó tiêu

Người bệnh luôn có cảm giác nặng bụng, không muốn ăn dù ăn rất ít. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ sụt cân, mệt mỏi, suy nhược trầm trọng. Chán ăn, khó tiêu thường liên quan đến loạn khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày.

3.6. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Đây cũng là một triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tiêu hóa. Các cơ quan tiêu hóa gặp vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Do đó, người bệnh sẽ bị sụt cân mà không xác định rõ nguyên nhân. Lúc này, người bệnh cần khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã nắm được khám tiêu hóa là khám những gì. Đồng thời, các trường hợp cần thực hiện thăm khám cũng đã được nêu rõ. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường về tiêu hóa để được kiểm tra và xử trí kịp thời, đúng cách.

Từ khóa » đi Khám Bụng ở đâu