Khám Trĩ Là Khám Những Gì? Quy Trình Khám Trĩ Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Khám trĩ là gì? Khám trĩ là khám những gì hay quy trình khám trĩ như thế nào và nên đi khám bệnh trĩ ở đâu? Đây là một vài thắc mắc của bệnh nhân khi không may mắc phải căn bệnh trĩ khó chịu này. Cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề khức mắc trên trong bài viết sau đây.
Đối với những người nghi ngờ mình mắc phải bệnh trĩ thì việc thăm khám là một việc làm khá quan trọng. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra, sau đó đưa ra kết luận về bệnh. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu chuẩn bị đi khám trĩ thì lại băn khoăn không biết khám trĩ là gì? Quy trình khám trĩ như thế nào?
Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]Khám trĩ là gì?
Khám trĩ là một việc làm nhằm đánh giá cũng như đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ mà bệnh nhân đang mắc phải. Thường thì các bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám ngay sau khi nghi ngờ bệnh nhân mắc phải bệnh trĩ.
Bệnh nhân khi đi khám trĩ sẽ được hỏi những câu hỏi như các biểu hiện của bệnh trĩ khi gặp phải, có tiền sử mắc bệnh trĩ hay không. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để kiểm tra, đánh giá về mức độ, tình trạng bệnh trĩ của bệnh nhân đó.
Bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi nhận thấy mình có các biểu hiện, triệu chứng nghi ngờ là của bệnh trĩ như: Chảy máu khi đi đại tiện, khu vực hậu môn có cảm giác đau rát, ẩm ướt và ngứa ngáy, có cảm giác cộm, vướng víu ở hậu môn.
Lưu ý, bệnh nhân nên lựa chọn những phòng khám trĩ uy tín để thăm khám ngay khi có các triệu chứng, dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp đối với mỗi trường hợp.
Quy trình khám trĩ
Vậy đi khám bệnh trĩ như thế nào hay khám bệnh trĩ là khám những gì? Thường thì quy trình khám trĩ tại các cơ sở y tế uy tín diễn ra quá trình khám trĩ như sau:
Bước 1: Thăm khám sơ bộ
Bệnh nhân khi vào phòng thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi như:
- Tiền sử gia đình, người thân có ai mắc phải bệnh trĩ không?
- Nghề nghiệp, tính chất công việc hiện tại?
- Trước giờ có sử dụng loại thuốc, thực phẩm chức năng nào không?
- Thói quen sinh hoạt ra sao, ăn uống như thế nào, có thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ… không?
- Có uống đủ nước không? Có uống bia, rượu hoặc sử dụng các chất kích thích không?
- Có tiền sử mắc phải các bệnh về hậu môn trực tràng như táo bón, trĩ… hay chưa?
- Thói quen đi đại tiện như thế nào, có gặp phải vấn đề gì khi đi đại tiện không? Thời gian đi đại tiện như thế nào, bao lâu đi một lần?
- Có các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ khi nào? Có nghiêm trọng không?
- Đã từng đi khám bệnh trĩ ở đâu chưa? Nếu có sử dụng thuốc điều trị thì sử dụng loại thuốc gì và điều trị trong bao lâu?
Bệnh nhân chú ý nên trả lời thành thật những câu hỏi mà bác sĩ chuyên khoa hỏi. Không nên ngại ngần, che giấu vì sẽ khiến bác sĩ không biết được chính xác nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân cũng có thể trao đổi, đặt câu hỏi với bác sĩ khi có vấn đề nào cần thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân có thể hỏi như:
- Các biểu hiện này bắt nguồn từ đâu, nguyên nhân nào?
- Những dấu hiệu này xảy ra trong một thời gian hay kéo dài, vĩnh viễn?
- Bệnh có thể chữa trị dứt điểm được không?
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh?
- Phương pháp chữa trị nào mang lại hiệu quả, giúp đẩy lùi bệnh?
Bước 2: Thăm khám bên ngoài hậu môn
Đến bước này, các bác sĩ sẽ thăm khám bệnh trĩ bằng cách kiểm tra khu vực bên ngoài của hậu môn. Bước thăm khám này sẽ giúp bác sĩ nắm chính xác về các biểu hiện có liên quan đến bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải như:
- Các vết nứt có ở hậu môn
- Búi trĩ có biểu hiện sa xuống
- Vùng da hậu môn bị kích ứng
- Có nhiều chất nhầy ở vùng hậu môn
- Hậu môn có dấu hiệu sưng phồng, nổi cục có thể nhận biết bằng mắt thường
- Xuất hiện cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch
Bước 3: Khám trực tràng
Một trong những bước khám bệnh trĩ bắt buộc phải có đó là khám trực tràng. Qua bước thăm khám này, bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về mức độ bệnh, tình trạng búi trĩ ở bệnh nhân.
Đối với bước thăm khám này thì có khá nhiều người, đặc biệt là những chị em phụ nữ cảm thấy ngại ngần, xấu hổ do bước này cần phải cởi bỏ trang phục của mình để bác sĩ thăm khám, kiểm tra.
Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng, xấu hổ vì các bác sĩ khi thăm khám luôn nhẹ nhàng, tâm lý. Tốt nhất, nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái để giúp quá trình khám diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Bước thăm khám trực tràng sẽ diễn ra như sau:
- Bệnh nhân cần cởi bỏ trang phục của mình, sau đó mặc đồ do cơ sở thăm khám đó cung cấp.
- Tiếp theo, bác sĩ đeo găng tay đã được bôi trơn rồi đưa một ngón tay vào trong trực tràng của bệnh nhân.
- Bước thăm khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc bên trong hậu môn, kiểm tra các ngóc ngách và nếu có dấu hiệu, vấn đề gì bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kiểm tra, thăm khám bệnh trĩ bằng cách quan sát, nhận biết xem có máu hay chất nhầy dính ở găng tay hay không.
Tuy nhiên, nếu quá trình thăm khám, kiểm tra không cho kết quả khả quan thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm nhằm giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác, nhanh chóng.
Bước 4: Làm các xét nghiệm
Một số xét nghiệm mà bệnh nhân cần phải làm để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh trĩ một cách chính xác như:
Xét nghiệm máu
Đối với những bệnh nhân nào mắc phải bệnh trĩ thì sẽ nhận thấy có biểu hiện đi đại tiện ra máu và dễ dẫn đến thiếu máu. Do đó, việc làm xét nghiệm máu ở trường hợp này là cách chẩn đoán bệnh khá hiệu quả.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện bệnh khi lượng bạch cầu trong máu tăng lên. Đây là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ.
Nội soi hậu môn, trực tràng
Khám trĩ có cần nội soi không câu trả lời là có nhé các bạn. Đây là một phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ được đánh giá là hiệu quả, mang lại độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi chuyên dụng dùng trong y tế, có gắn một camera trên đầu rồi đưa vào trong hậu môn và trực tràng dưới để quan sát.
Khi nội soi, bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về những vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Đồng thời phát hiện được những bất thường ở mô lót, sự tăng sinh.
Phương pháp nội soi này không hề đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ nên không cần phải tiến hành gây tê. Hơn nữa, nội soi diễn ra khá nhanh chóng, chỉ trong khoảng vài phút là xong.
Bước 5: Chẩn đoán phân biệt
Biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh trĩ thường là cảm giác đau rát, chảy máu mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều bệnh lý khác cũng có chung biểu hiện này nên các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng nhằm chẩn đoán bệnh trĩ với các bệnh lý khác, ví dụ:
Bệnh viêm ruột
Bệnh chủ yếu do virus và vi khuẩn gây ra, thường bao gồm các bệnh như: Viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Dấu hiệu phổ biến thường gặp của bệnh là đi ngoài ra máu, có chất nhầy kèm tiêu chảy, đau bụng dưới…
Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi trực tràng hoặc làm các xét nghiệm khác nhằm phân biệt bệnh viêm ruột hay bệnh trĩ.
Nứt kẽ hậu môn
Một trong những bệnh lý nguy hiểm đó là nứt kẽ hậu môn, biểu hiện là những vết nứt, rách giống hình giọt nước ở niêm mạc hậu môn. Các vết nứt này khi ăn sâu vào trong sẽ gây ra đau đớn, chảy máu. Bệnh nhân khi đó thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi đi lại, đặc biệt là khi đi đại tiện.
Đối với bệnh lý này, việc quan sát bằng mắt thường khá là dễ dàng bởi các vết nứt thường có ở xung quanh hậu môn của bệnh nhân.
Rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn thường phát triển thông qua áp xe chứa nhiều dịch mủ do không được chữa trị kịp thời. Khi đó, có một rãnh nhỏ nối thông từ niêm mạc trong ống hậu môn đến vùng da bên ngoài hậu môn.
Triệu chứng của bệnh lý này khá giống với biểu hiện của bệnh trĩ như đi ngoài ra máu, đau rát mỗi khi đi cầu, sưng tấy ở vùng hậu môn. Vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có lỗ rò không để phân biệt bệnh lý này với bệnh trĩ.
Polyp đại trực tràng
Đây là bệnh lý khá phổ biến, tuy nhiên gặp nhiều ở những người trên 50 tuổi. Bệnh điển hình là các khối u lồi do niêm mạc đại trực tràng phát triển, tăng sinh quá mức.
Khi khối polyp đại trực tràng có kích thước nhỏ, các biểu hiện thường không rõ ràng hoặc có ít. Nhưng khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, người bệnh bắt đầu có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, phân ở dạng lỏng…
Để phân biệt bệnh polyp đại trực tràng với bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi.
Bước 6: Kết luận
Bước cuối cùng, sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho hợp lý nhằm giúp việc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân có lịch tái khám thì cần đến khám theo đúng lịch của bác sĩ. Việc thăm khám này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra về hiệu quả điều trị của bệnh cũng như kiểm tra xem có vấn đề gì khác không.
Một vài câu hỏi khác về khám trĩ
Khám trĩ có đau không?
Câu lời là không hề đau đớn gì bạn nhé.
Khám trĩ cần chuẩn bị gì?
Khi đi khám trĩ thì bạn nên vệ sinh vùng hậu môn cũng như cơ thể sạch sẽ. Không nên sử dụng các chất kích thích trước khi đi khám. Và đừng quên các giấy tờ tùy thân cũng như chuẩn bị tài chính nữa nhé!
Đi khám trĩ có phải nhịn ăn không?
Thông thường các bác sĩ khuyên bạn khi đi khám trĩ nên nhịn ăn tránh trường hợp dang khám trĩ thì đau bụng nhé!
Khám trĩ có phải nội soi không?
Như đã đề cập ở trên thì ngoài các xét nghiệm cần thiết thì khám trĩ bác sĩ sẽ phải thực hiện nội soi hậu môn trực tràng nhé.
Khám trĩ ở đâu tốt tại Hà Nội?
Bệnh nhân khi chưa biết khám trĩ ở đâu hay khám trĩ bệnh viện nào tốt thì có thể lựa chọn phòng khám Thái Hà - phòng khám trĩ Hà Nội. Đây là một địa chỉ khám trĩ uy tín ở Hà Nội cũng như các bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng uy tín, tin cậy của rất nhiều người.
Phòng khám đa khoa Thái Hà hiện có 4 chuyên khoa cơ bản đó là: Nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội, bệnh hậu môn – trực tràng. Trong đó, chuyên khoa về bệnh hậu môn trực tràng đạt được không ít thành tựu đáng kể, điển hình là bệnh trĩ.
Tại đây có đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân một cách chính xác. Sau khi thăm khám xong, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh trĩ để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp đối với từng trường hợp.
Hệ thống cơ sở vật chất tại phòng khám được xây dựng khang trang, rộng rãi, có nhiều thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu đầy đủ.
Về phương pháp điều trị bệnh trĩ, phòng khám áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT vào điều trị bệnh. Đây là kỹ thuật điều trị bệnh trĩ tiên tiến, hiện đại, có thể loại bỏ búi trĩ nhanh chóng, không đau đớn, không ảnh hưởng tới các khu vực khác.
Mức chi phí thăm khám bệnh trĩ tại phòng khám đều đảm bảo tính rõ ràng, công khai nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi đến thăm khám tại phòng khám.
Đừng lo lắng về thời gian đi thăm khám, phòng khám làm việc từ 8h – 20h hàng ngày nên bệnh nhân có thể đến thăm khám.
Đặc biệt, với những bệnh nhân có đăng ký lịch hẹn khám trước còn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn của phòng khám.
Hiện tại, phòng khám đang có gói ưu đãi sau:
- Gói khám, kiểm tra hậu môn trực tràng chỉ với 320k
- Giảm 30% chi phí tiểu phẫu
Để nhận được ưu đãi, bệnh nhân nên đăng ký lịch khám trước với các chuyên gia bằng cách gọi đến số Hotline 0379 544 317 hoặc nhấp vào khung chat tại để được hướng dẫn cách đăng ký lịch khám một cách nhanh chóng. Như vậy, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ hơn về Khám trĩ là gì? Quy trình khám trĩ như thế nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bệnh nhân có thể gọi tới số hotline bên trên để các chuyên gia giải đáp, tư vấn cụ thể cho nhé.
Một số vấn đề về bệnh trĩ cần quan tâm:
- Chi phí cắt trĩ
- Bệnh trĩ nên ăn gì
Từ khóa » Nội Soi Búi Trĩ
-
Quy Trình Nội Soi Bệnh Trĩ Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Nội Soi Bệnh Trĩ - Quy Trình Thực Hiện Thế Nào? Có đau Không?
-
Người Bị Trĩ Có Nên Nội Soi đại Tràng Hay Không? | Vinmec
-
Tiêm Xơ Nội Soi - Phương Pháp Mới Chữa Trĩ Không Cần Phẫu Thuật
-
Bệnh Trĩ Nội: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chữa Trị ăn Gì Kiêng Gì?
-
Bệnh Trĩ Vẫn Có Thể Nội Soi đại Tràng
-
BỆNH TRĨ / TẦM SOÁT UNG THU ĐẠI TRỰC TRÀNG
-
PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU ...
-
Bệnh Trĩ - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chữa Bệnh Trĩ Với Phương Pháp Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su | BvNTP
-
[Giải đáp CẮT TRĨ] : Có đau Không? Có Nên Cắt Hay Không??
-
Tiêm Xơ Nội Soi - Giải Pháp Chữa Trĩ Không Phẫu Thuật - VnExpress
-
Tiêm Xơ Trĩ Nội Soi Có Chữa Khỏi Bệnh Trĩ Không ? - Báo Thanh Niên
-
Tiêm Xơ Trĩ Nội Soi - Giải Pháp Chữa Trị Không Phẫu Thuật | ANTV