Khám Vô Sinh Cần Khám Những Gì Và Khi Nào Cần đi Khám? | Medlatec

1. Khi nào nên đi khám vô sinh, hiếm muộn?

Để mang thai, tinh trùng khỏe mạnh của nam giới khi xuất tinh cần di chuyển vào sâu trong âm đạo của nữ giới, đến nơi trứng rụng để thụ tinh. Có rất nhiều nguyên nhân có thể cản trở quá trình này dẫn đến không thể mang thai như: tinh trùng yếu, khuyết tật, trứng không rụng hoặc rụng không đúng thời điểm và vị trí, cấu trúc cơ quan sinh dục của cả hai bất thường,…

khám vô sinh cần khám những gì

Cần khám để tìm ra nguyên nhân gây vô sinh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp

Như vậy, các cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn thì nguyên nhân có thể do người vợ, người chồng hoặc cả hai. Việc tìm ra nguyên nhân chính xác là vấn đề quan trọng cần làm đầu tiên, từ đó mới có thể điều trị khắc phục giúp chữa vô sinh hiếm muộn.

Các chuyên gia cho biết, các cặp vợ chồng nếu sau 12 tháng quan hệ bình thường, không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con thì nên đi khám. Đặc biệt là chị em phụ nữ bắt đầu suy giảm khả năng sinh sản (trên 30 tuổi) hoặc nam giới (trên 45 tuổi) thì nên chủ động đi khám sớm.

Nhiều cặp đôi trẻ chuẩn bị kết hôn có thể đi khám sức khỏe sinh sản sớm để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của cả hai, được tư vấn kiến thức sẵn sàng tiến đến cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể là do cả hai vợ chồng

Nguyên nhân dẫn đến vô sinh có thể là do cả hai vợ chồng

Hạng mục khám vô sinh ở nam và nữ giới có khác nhau, vì thế cả hai vợ chồng nên chủ động đi khám để bác sĩ kiểm tra, tư vấn phù hợp.

2. Nữ khám vô sinh cần khám những gì?

Khám vô sinh nữ bao gồm nhiều bước và hạng mục khám khá phức tạp so với nam giới do đặc điểm cơ thể và hệ thống sinh sản, cụ thể:

2.1. Thăm hỏi tiền sử, bệnh sử

Nếu bạn từng mắc bệnh lý phụ khoa hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, hãy thông tin với bác sĩ để được kiểm tra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần khai thác những thông tin liên quan có thể gợi ý nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn như:

  • Tần suất quan hệ của hai vợ chồng.

  • Tiền sử mắc bệnh di truyền, bệnh lây qua đường tình dục, thủ thuật y tế liên quan.

  • Thói quen sinh hoạt, chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng, các biện pháp tránh thai, phá thai,…

  • Thông tin nghề nghiệp, thói quen ăn uống, môi trường sống,…

2.2. Khám lâm sàng

Các hạng mục khám lâm sàng cho nữ gồm:

  • Khám tổng quát về đặc điểm lông, tóc, tầm vóc, đặc điểm phát triển vú, bộ phận sinh dục,…

  • Khám phụ khoa: kiểm tra viêm nhiễm, khối u phụ khoa hoặc các tổn thương liên quan có thể cản trở tinh trùng xâm nhập, là nguyên nhân dẫn đến vô sinh.

Nữ giới cần khám phụ khoa để kiểm tra tổn thương có thể dẫn đến vô sinh

Nữ giới cần khám phụ khoa để kiểm tra tổn thương có thể dẫn đến vô sinh

2.3. Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng kiểm tra sức khỏe sinh sản cho nữ giới gồm nhiều xét nghiệm phức tạp từ thường quy đến xét nghiệm chọn lọc. Hầu hết bệnh nhân sẽ được gợi ý thực hiện các xét nghiệm thường quy trước, nếu phát hiện bất thường sẽ xem xét xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra.

Dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng thường thực hiện để kiểm tra sức khỏe sinh sản ở nữ giới:

  • Xét nghiệm đường huyết.

  • Xét nghiệm máu toàn bộ.

  • Xét nghiệm Vitamin D3 và Vitamin B12.

  • Xét nghiệm VDRL tìm kháng thể giang mai.

  • Xét nghiệm nội tiết tố sinh dục: Estrogen, FSH, SH, PRL, Progesterone, Estradiol,…

  • Xét nghiệm Hormone tuyến giáp: T3, T4, TSH.

  • Xét nghiệm Prolactin.

  • Chụp cản quang tử cung - vòi trứng.

  • Siêu âm tử cung và phần phụ khảo sát dị vật, phát hiện bất thường cấu trúc.

  • Soi, nuôi cấy nước tiểu, huyết trắng kiểm tra viêm nhiễm âm đạo.

  • Xét nghiệm rụng trứng, đánh giá chất lượng và dự trữ buồng trứng.

  • Nội soi buồng tử cung, ổ bụng nếu nghi ngờ giải phẫu, cấu trúc bất thường.

Siêu âm kiểm tra cấu trúc tử cung bất thường

Siêu âm kiểm tra cấu trúc tử cung bất thường

Khi kết quả khám sức khỏe sinh sản của nữ giới bình thường, khả năng nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn của các cặp vợ chồng đến từ nam giới.

3. Khám vô sinh nam cần khám những gì?

Tương tự như với nữ giới, nam giới cũng cần khám sức khỏe tổng quát, triệu chứng trước khi thăm khám chuyên sâu như sau:

3.1. Thăm hỏi tiền sử, bệnh sử

Nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn hãy thông tin với bác sĩ để việc khám cho kết quả nhanh và chính xác nhất như:

  • Có vấn đề liên quan đến rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh,…

  • Tiền sử bệnh trước đó của bản thân hoặc gia đình.

3.2. Khám sức khỏe tổng quát và lâm sàng

Để nắm được tình hình sức khỏe chung, nam giới cần khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra các hạng mục như: chiều cao, cân nặng, đo nhịp tim, huyết áp, kiểm tra các hệ cơ quan,…

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bộ phận sinh sản để phát hiện những dị tật, bất thường cấu trúc có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

3.3. Khám cận lâm sàng

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp đưa ra tình hình sức khỏe và sinh sản chính xác hơn bao gồm:

  • Xét nghiệm máu cơ bản.

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.

  • Siêu âm tổng quát.

  • Siêu âm tinh hoàn.

Xét nghiệm tinh dịch đồ tìm nguyên nhân vô sinh ở nam

Xét nghiệm tinh dịch đồ tìm nguyên nhân vô sinh ở nam

Nhìn chung, xét nghiệm và khám sức khỏe sinh sản của nam giới không phức tạp nhiều hạng mục giống như nữ giới. Tuy nhiên, tỉ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng mà nguyên nhân xuất phát từ nam giới là không hề nhỏ, vì thế không nên chủ quan cho rằng nguyên nhân chỉ đến từ người vợ.

Khám vô sinh cần khám những gì còn tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Khi đã khám và hiểu rõ tình trạng sức khỏe, bệnh lý của hai vợ chồng, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Xét Nghiệm Vô Sinh Hiếm Muộn