Kháng Sinh Là Gì, Phân Loại Và Tác Dụng
Có thể bạn quan tâm
1. Vậy kháng sinh là gì?
Kháng sinh hay có tên gọi khác là Trụ sinh, là loại thuốc có khả năng chống lại các bệnh lý do nhiễm khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, nó là “giải pháp vàng” có thể giết chết các loại vi khuẩn có hại (vi khuẩn mầm gây bệnh như: nấm, xạ khuẩn,...), có tác dụng kìm hãm sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn này.
Thuốc kháng sinh còn có tên gọi theo tiếng Anh là Antibiotics
2. Có bao nhiêu nhóm kháng sinh?
Có nhiều cách khác nhau để phân loại kháng sinh, trong đó cách phân loại theo cấu trúc hoá học được sử dụng phổ biến nhất. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau:
Kháng sinh nhóm Beta Lactam:
Đây là một phân nhóm kháng sinh lớn, chứa các vòng beta-lactam. Khi các vòng beta-lactam này liên kết với cấu trúc của một vòng khác sẽ hình thành nên các nhóm kháng sinh khác như: penicillin, cephalosporin hay các beta-lactam khác.
Nhóm penicillin:
-
Đây là nhóm kháng sinh được tìm thấy đầu tiên, được tạo ra từ cây nấm penicillin.
-
Các phân nhóm penicilin: penicilin cổ điển, penicilin A, penicilin M, penicillin kháng enzyme penicillinase, penicillin phổ mở rộng, Penicilin chuyên trị vi khuẩn nhóm Pseudomonas.
Nhóm cephalosporin:
-
Cấu trúc hóa học của nhóm này là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic.
-
Nhóm này gồm 4 thế hệ: I, II, III, IV, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm tăng dần.
Các beta-lactam khác:
-
Nhóm carbapenem: có phổ kháng khuẩn mạnh, có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn Gram âm.
-
Nhóm monobactam: có cấu trúc hóa học chứa beta-lactam đơn vòng, đây là nhóm chỉ có tác dụng trên Gram âm.
-
Các chất ức chế beta-lactam: không có hoạt tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế enzym beta-lactamase.
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid:
-
Là sản phẩm tự nhiên từ môi trường.
-
Phổ kháng khuẩn chỉ có tác dụng trên các vi khuẩn Gram âm.
-
Bao gồm các loại: kháng sinh chiết xuất từ nấm Streptomyces, kháng sinh chiết xuất từ Microspora.
-
Tác dụng không mong muốn: giảm thính lực, suy thận, dị ứng da,...
Cấu trúc hóa học của nhóm Aminoglycosid
Kháng sinh nhóm Macrolid:
- Có phổ kháng khuẩn hẹp.
- Có tác dụng với chủng vi khuẩn Gram dương và một số loại vi khuẩn không điển hình.
- Các macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp. Tùy theo cấu trúc hóa học, có thể chia kháng sinh nhóm macrolid thành 3 phân nhóm:
- Cấu trúc 14 nguyên tử carbon: erythromycin, oleandomycin, roxithromycin, clarithromycin, dirithromycin.
- Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: azithromycin.
- Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: spiramycin, josamycin.
- Tác dụng phụ: buồn nôn, đau bụng, dị ứng da,...
Kháng sinh nhóm Macrolid
Kháng sinh nhóm Lincosamid:
-
Gồm 2 loại thuốc phổ biến: lincomycin (kháng sinh tự nhiên) và clindamycin (kháng sinh bán tổng hợp từ lincomycin).
-
Kháng sinh nhóm lincosamid có phổ kháng khuẩn tương tự như kháng sinh nhóm macrolid, ngoài ra có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là B. fragilis.
-
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải: ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc,...
Kháng sinh nhóm Phenicol:
-
Gồm 2 loại thuốc: chloramphenicol (kháng sinh tự nhiên) và thiamphenicol (kháng sinh tổng hợp).
-
Có phổ kháng khuẩn rộng.
-
Có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: gây bất sản tủy, thiếu máu,...
Chloramphenicol - Một loại kháng sinh thuộc nhóm Phenicol
Kháng sinh nhóm Cyclin:
-
Bao gồm cả kháng sinh tự nhiên và kháng sinh tổng hợp: clotetracyclin, oxytetracyclin, demeclocycline, methacycline, doxycyclin, minocyclin.
-
Có phổ kháng khuẩn rộng.
-
Có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: ảnh hưởng đến xương, răng và đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy,...
Kháng sinh nhóm Cyclin
Kháng sinh nhóm Peptid:
Nhóm kháng sinh Peptid có cấu trúc hóa học cùng tên - Peptid.
Nhóm Glycopeptid:
-
Có 2 loại kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên: vancomycin và teicoplanin.
-
Có tác dụng chủ yếu trên các chủng vi khuẩn Gram dương.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: Viêm tĩnh mạch, phản ứng giả dị ứng, sốt, giảm bạch cầu trung tính,...
Nhóm Polypeptid:
-
Gốm 2 loại kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên: polymyxin và colistin.
-
Nhóm kháng sinh này có độc tính cao.
-
Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc đó là có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thận.
Nhóm Lipopeptid:
-
Phổ biến là daptomycin, chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces roseosporus.
-
Sử dụng có thể gây tác dụng phụ như tổn thương hệ xương hay có thể bị tiêu cơ vân.
Kháng sinh nhóm Quinolon:
-
Được sản xuất bằng tổng hợp hóa học.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: viêm gân, đứt gân Asin, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
Các nhóm kháng sinh khác:
Nhóm Co-trimoxazol:
-
Là sự kết hợp giữa sulfamethoxazol với trimethoprim.
-
Kìm hãm và ức chế tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: mề đay, phát ban, tích tụ độc tố trên gan thận,...
Nhóm Oxazolidinon:
-
Là nhóm kháng sinh tổng hợp hóa học.
-
Nhóm này có tác dụng với vi khuẩn Gram dương.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban và nghiêm trọng hơn là gây ức chế tủy xương: thiếu máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu,...
Nhóm 5-nitro-imidazol:
-
Là nhóm kháng sinh được tổng hợp hóa học, với dẫn xuất của 5-nitro imidazol.
-
Được sử dụng trong điều trị đơn bào và các vi khuẩn kỵ khí.
-
Tác dụng phụ không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng xấu đến thần kinh với các biểu hiện như co giật, đau đầu,...
3. Tác dụng của thuốc kháng sinh và cách sử dụng
Như đã biết kháng sinh được sử dụng trong một số các vấn đề về sức khỏe như: nhiễm trùng, viêm họng liên cầu khuẩn, ho gà,... bởi những tác dụng không ngờ mà nó đem lại:
-
Ức chế cơ chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
-
Gây rối loạn chức năng màng bào tương.
-
Ức chế sinh tổng hợp protein.
-
Ức chế sinh tổng hợp acid nucleic.
Thuốc kháng sinh mang lại nhiều lợi ích
Cách sử dụng thuốc kháng sinh:
-
Chỉ dùng khi thật cần thiết.
-
Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ.
-
Tùy nhóm thuốc và bệnh điều trị mà uống trước hoặc sau ăn.
-
Tuân thủ đúng thời gian, liều lượng và cách sử dụng: uống hoặc tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị).
-
Phải hiểu rõ thể trạng, đối tượng, lứa tuổi để có sự lựa chọn loại kháng sinh cho thật phù hợp.
Thuốc kháng sinh có nhiều công dụng và góp phần quan trọng trong công tác chữa trị, điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này một cách hiệu quả thì không phải ai cũng nắm được. Vì vậy, chúng tôi hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về kháng sinh là gì, các loại kháng sinh cũng như tác dụng và cách sử dụng, để có thể tận dụng tối đa được hiệu quả mà nó đem lại.
Từ khóa » Các Bậc Kháng Sinh
-
Các Nhóm Kháng Sinh Và Tác Dụng Của Chúng | Vinmec
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh | Vinmec
-
Các Nhóm Kháng Sinh: Phân Loại Và Tác Dụng Cụ Thể Của Từng Nhóm
-
TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÓM KHÁNG SINH
-
Các Nhóm Thuốc Kháng Sinh Và Tác Dụng
-
Kháng Sinh: Lịch Sử Ra đời, Tác Dụng Và Phân Loại Kháng Sinh
-
Đại Cương Về Kháng Sinh - Health Việt Nam
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Các Nhóm Kháng Sinh
-
Tất Tần Tật Về Các Nhóm Kháng Sinh Bạn Cần Biết - AiHealth
-
[PDF] Sử Dụng Kháng Sinh Hợp Lý Tại Bệnh Viện Trong điều Trị Nhiễm Khuẩn
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Chuyển Kháng Sinh Từ đường Tiêm Sang ...
-
[PDF] Hướng Dẫn Chung Sử Dụng Kháng Sinh 2020
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Kháng Sinh Bộ Y Tế 2015 - SlideShare