KHÁNG THỂ - CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG

x x

BỆNH NHIỄM TRÙNG

VI KHUẨN HỌC MIỄN DỊCH HỌC NẤM HỌC KÝ SINH TRÙNG HỌC VIRÚT HỌC

ENGLISH

MIỄN DỊCH HỌC - CHƯƠNG BỐN KHÁNG THỂ - CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG

Gene Mayer, Ph.D Emertius Professor of Pathology, Microbiology and Immunology University of South Carolina Biên dịch: Nguyễn Văn Đô, MD., PhD., Bộ môn Sinh lý bệnh-Miễn dịch, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

TURKISH

FRANCAIS

PORTUGUES
SHQIP
Let us know what you think FEEDBACK
SEARCH

SHARE BOOKMARK PRINT THIS PAGE

Logo image © Jeffrey Nelson, Rush University, Chicago, Illinois and The MicrobeLibrary

MỤC TIÊU GIẢNG DẠY

Trình bày đặc điểm chung của kháng thể Mô tả cấu trúc cơ bản của kháng thể Trình bày mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của kháng thể Xác định các vùng hằng định và vùng cực kỳ thay đổi của kháng thể Xác định các lớp và dưới lớp kháng thể, các nhóm và dưới nhóm Mô tả cấu trúc và đặc điểm của các lớp kháng thể

stru-1.jpg (45593 bytes) Hình 1. Điện di protein huyết thanh

ĐỊNH NGHĨA

Kháng thể (Ig) Kháng thể (KT) là các phân tử glycoprotein được sản xuất bởi các tương bào trong một đáp ứng với chất sinh miễn dịch và có chức năng như kháng thể. Tên của kháng thể xuất phát từ việc chúng di chuyển cùng với các protein hình cầu, khi huyết thanh chứa kháng thể được đặt trong một điện trường (Hình 1).

CHỨC NĂNG CHUNG CỦA KHÁNG THỂ

Kết hợp với kháng nguyên Kháng thể kết hợp đặc hiệu với một hoặc vài kháng nguyên (KN) gần giống nhau. Thực ra, mỗi kháng thể kết hợp với một quyết định kháng nguyên đặc hiệu. Kháng thể kết hợp với kháng nguyên là chức năng đầu tiên của các kháng thể và do đó cơ thể được bảo vệ. Hóa trị của kháng thể dựa vào số quyết định kháng nguyên mà mỗi phân tử kháng thể có thể kết hợp. Hóa trị của tất cả các kháng thể có ít nhất là hai và trong một số trường hợp có nhiều hơn nữa. Các chức năng hiệu ứng Thông thường sự kết hợp của 1 KT với 1 KN không có hiệu ứng sinh học. Dĩ nhiên, các hiệu ứng sinh học quan trọng là kết quả của “chức năng hiệu ứng" thứ phát của các kháng thể. Kháng thể làm trung gian của nhiều chức năng hiệu ứng này. Khả năng thực hiện một chức năng hiệu ứng đặc biệt cần phải có KT kết hợp với KN kích thích sinh ra nó. Không phải mọi kháng thể làm trung gian cho tất cả các chức năng hiệu ứng. Các chức năng hiệu ứng này bao gồm:

  • Hoạt hóa bổ thể - Điều này dẫn đến sự ly giải các tế bào và giải phóng các phân tử có hoạt tính sinh học (xem chương hai).

  • Bám vào các loại tế bào khác nhau - Các tế bào thực bào, lympho, tiểu cầu, các tế bào mast, và bạch cầu ái kiềm có các thụ thể để kháng thể bám vào. Sự kết hợp đó làm hoạt hóa các tế bào, thực hiện một số chức năng. Một số kháng thể cũng liên kết với thụ thể trên bề mặt nguyên bào nuôi của nhau thai, dẫn đến kháng thể được vận chuyển qua nhau thai. Kết quả là, người mẹ cung cấp các kháng thể miễn dịch cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

TỪ KHÓA

Kháng thể Hóa trị Chuỗi nặng Chuỗi nhẹ Vùng thay đổi Vùng hằng định Vùng bản lề Domain Vùng siêu biến Vùng khung Nhóm và dưới nhóm Fab & Fc, F(ab')2 loại và dưới loại Lớp và dưới lớp Opsonin Chuỗi J Thành phần tiết

stru-2.jpg (119498 bytes) Hình 2A. Cấu trúc cơ bản của kháng thể

ab0b.gif (9122 bytes) Hình 2B. Bấm vào hình trên để xem hình ảnh động về cấu trúc của kháng thể Requires Chime Plug-In. Get Chime here. Developed by Eric Martz. Development supported by the Division of Undergraduate Education of the National Science Foundation.

intactab.gif (10350 bytes) Hình 2C. Mô hình dạng dải của vị trí kết hợp kháng nguyên của kháng thể (IgG2A). Harris, L. J., Larson, S. B., Hasel, K. W., Day, J., Greenwood, A., McPherson, A. Nature 1992, 360, 369-372. © 2000 Antibody Resource Page

Hình 2D. Kháng thể xoay vòng Jose Saldanha, Humanization by Design © 2000, Antibody Resource Page

CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHÁNG THỂ

Cấu trúc cơ bản của các kháng thể được minh họa trong Hình 2. Mặc dù các kháng thể khác nhau có thể khác nhau về cấu trúc, nhưng tất cả họ đều được cấu tạo từ các đơn vị cơ bản giống nhau.

Chuỗi nặng và chuỗi nhẹ Tất cả các kháng thể có một cấu trúc chuỗi bốn là đơn vị cơ bản của chúng. Chúng được bao gồm hai chuỗi nhẹ giống hệt nhau (23kD) và hai chuỗi nặng giống hệt nhau (50-70kD).

Cầu nối đisulfua

Cầu nối disulfua liên chuỗi Các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, và hai chuỗi nặng được liên kết với nhau bằng các cầu nối disulfua liên chuỗi và bởi các tương tác không cộng hóa trị. Số lượng các cầu disulfua liên chuỗi khác nhau tùy thuộc vào loại kháng thể khác nhau. Liên kết disulfua nội chuỗi Trong mỗi chuỗi polypeptid cũng có cầu nối disulfua.

Vùng biến đổi (V) và vùng hằng định (C) Khi so sánh trình tự các acid amin của các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ khác nhau, người ta thấy cả hai chuỗi nặng và nhẹ có thể được chia thành hai khu vực dựa trên sự biến đổi trong trình tự acid amin. Đó là:

Chuỗi nhẹ - VL (110 acid amin) và CL (110 cid amin)

Chuỗi nặng - VH (110 acid amin) và CH (330-440 acid amin)

Vùng bản lề Đây là khu vực mà các cánh tay của các phân tử kháng thể hình thành một chữ Y. Nó được gọi là vùng bản lề vì có một sự linh hoạt trong phân tử tại vị trí này.

Domain Hình ảnh ba chiều của phân tử kháng thể cho thấy nó không phải là thẳng như mô tả trong Hình 2A. Thay vào đó, nó được cuộn lại như hình cầu mà mỗi hình cầu có một cầu nối disulfua nội chuỗi (Hình 2B-D). Những vùng đó được gọi là domain.

Domain chuỗi nhẹ - VL và CL Domain chuỗi nặng - VH, CH1 - CH3 (hoặc CH4)

Oligosaccharid Carbohydrat được gắn vào domain CH2 của hầu hết các kháng thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp carbohydrat cũng có thể được gắn tại các vị trí khác.

CẤU TRÚC VÙNG THAY ĐỔI

Vùng siêu biến (HVR) hoặc vùng kết hợp với kháng nguyên (CDR)

Khi so sánh trình tự các acid amin ở vùng biến đổi của kháng thể cho thấy hầu hết các vị trí biến đổi tại ba vùng gọi là vùng siêu biến nằm ở khu vực như minh họa trong Hình 3. Các kháng thể có tính đặc hiệu khác khác nhau có vùng kết hợp kháng nguyên khác nhau trong khi các kháng thể có cùng một tính đặc hiệu có vùng kết hợp kháng nguyên giống hệt nhau (CDR là vị trí kết hợp của kháng thể). Vùng kết hợp với kháng nguyên của kháng thể bao gồm cả chuỗi H và chuỗi L.

Vùng khung

Các vùng nằm giữa vùng kết hợp với kháng nguyên trong vùng thay đổi được gọi là các vùng khung (Hình 3). Dựa trên sự tương đồng và khác biệt trong vùng khung, vùng thay đổi của chuỗi nặng và nhẹ của kháng thể có thể được chia thành các nhóm và phân nhóm. Chúng được hình thành từ các sản phẩm của các gen khác nhau.

stru-3.jpg (100087 bytes) Hình 3. Cấu trúc vùng thay đổi và hằng định CÁC MẢNH KHÁNG THỂ KHÁC NHAU: MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG

Các mảnh kháng thể được tạo ra do phân cắt protein là minh chứng quan trọng để giải thích những mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của kháng thể.

Fab

Papain có thể cắt phân tử kháng thể tại khu vực bản lề ở phía trước cầu nối disulfua liên chuỗi H-H (Hình 4). Kết quả là tạo ra hai mảnh giống hệt nhau có chứa các chuỗi nhẹ và các domain VH và CH1 của chuỗi nặng.

Kết hợp KN - Những mảnh đó được gọi là mảnh Fab bởi vì chúng có các vị trí kết hợp với KN của KT. Mỗi mảnh Fab có đơn hóa trị trong khi phân tử nguyên gốc là hóa trị hai. Vị trí kết hợp kháng nguyên được hình thành bởi VH và VL. Một kháng thể có khả năng kết hợp một quyết định kháng nguyên đặc hiệu vì nó có một sự phối hợp đặc biệt của VH và VL. Sự kết hợp khác nhau của VH và VL ở các kháng thể làm cho chúng có thể kết hợp các quyết định kháng nguyên khác nhau.

Fc

Sau khi phân cắt kháng thể bằng papain cũng tạo ra một mảnh có chứa phần còn lại của hai chuỗi nặng, mỗi chuỗi có chứa một domain CH2 và một CH3. Đoạn này được gọi là Fc bởi vì nó được kết tinh một cách dễ dàng.

stru-4.jpg (114225 bytes) Hình 4. Các mảnh kháng thể: Liên quan giữa cấu trúc và chức năng

Chức năng hiệu ứng - Các chức năng hiệu ứng của kháng thể được thực hiện bởi phần Fc của phân tử. Các chức năng khác nhau được thực hiện bởi các domain khác nhau trong mảnh này (hình 5). Thông thường, để thực hiện chức năng hiệu ứng của kháng thể nó cần phải kết hợp với kháng nguyên, tuy nhiên, có những ngoại lệ cho quy luật này.

stru-5.jpg (105512 bytes) Hình 5. ác mảnh kháng thể: Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng

F(ab')2

Khi cắt kháng thể bằng pepsin, vị trí được cắt là ở chuỗi nặng, phía sau cầu disulfua liên chuỗi tạo ra một mảnh có chứa cả hai vị trí kết hợp kháng nguyên (hình 6). Đoạn này được gọi là F(ab’)2 vì nó có hóa trị hai. Vùng Fc của phân tử kháng thể được phân cắt bởi pepsin tạo thành các peptid nhỏ. Mảnh F(ab')2 kết hợp với kháng nguyên, nhưng nó không còn chức năng hiệu ứng của kháng thể.ag

stru-6.jpg (108870 bytes) Hình 6. Các mảnh kháng thể: Liên quan giữa cấu trúc và chức năng

CÁC LỚP KHÁNG THỂ, PHÂN LỚP, NHÓM VÀ PHÂN NHÓM

Các lớp kháng thể

Các kháng thể có thể được chia thành năm lớp khác nhau, dựa vào sự khác biệt trình tự acid amin trong vùng hằng định của các chuỗi nặng. Tất cả các kháng thể trong một lớp nhất định sẽ có vùng hằng định chuỗi nặng rất giống nhau. Các khác biệt này có thể được phát hiện bởi các nghiên cứu trình tự hoặc phổ biến hơn bằng huyết thanh học (tức là sử dụng các kháng thể để tìm những khác biệt này).

  • IgG - chuỗi nặng Gamma
  • IgM - chuỗi nặng Muy
  • IgA - chuỗi nặng Alpha
  • IgD - chuỗi nặng Delta
  • IgE - chuỗi nặng Epsilon

Dưới lớp kháng thể

Các lớp kháng thể có thể chia thành dưới lớp dựa trên sự khác biệt nhỏ trong trình tự acid amin trong vùng hằng định của chuỗi nặng. Tất cả các kháng thể trong một phân lớp sẽ có trình tự acid amin vùng hằng định chuỗi nặng rất giống nhau. Một lần nữa những khác biệt này được phát hiện một cách phổ biến nhất bằng phương pháp huyết thanh học.

  • Dưới lớp IgG
  • IgG1 – Chuỗi nặng Gamma 1
  • IgG2 - Chuỗi nặng Gamma 2
  • IgG4 - Chuỗi nặng Gamma 4
  • IgG3 - Chuỗi nặng Gamma 3
  • Dưới lớp IgA
  • IgA1 - Chuỗi nặng Alpha 1
  • IgA2 - Chuỗi nặng Alpha 2

Các nhóm kháng thể

Kháng thể cũng có thể được phân loại theo loại chuỗi nhẹ mà kháng thể đó có. Các loại chuỗi nhẹ dựa trên sự khác biệt ở trình tự acid amin trong vùng hằng định của chuỗi nhẹ. Các khác biệt này được phát hiện bằng phương pháp huyết thanh học.

Chuỗi nhẹ Kappa Chuỗi nhẹ Lambda

Dưới nhóm kháng thể

Các chuỗi nhẹ cũng có thể được chia thành các phân nhóm dựa trên sự khác biệt ở trình tự acid amin trong vùng hằng định của chuỗi nhẹ.

Phân nhóm Lambda

  • Lambda 1

  • Lambda 2

  • Lambda 3

  • Lambda 4

Danh pháp

Kháng thể được đặt tên dựa trên lớp, hoặc dưới lớp của chuỗi nặng và nhóm hoặc dưới nhóm của chuỗi nhẹ. Trừ khi nó được ghi chính xác, bạn nên biết rằng tất cả các phân lớp, nhóm, dưới nhóm đều có. IgG có tất cả các dưới lớp và dưới nhóm. Tính không đồng nhất

Kháng thể được coi là một tập hợp các phân tử thường rất không đồng nhất, vì chúng được hình thành từ các lớp khác nhau và dưới lớp khác nhau. Mỗi lớp hoặc dưới lớp đều có các nhóm và dưới nhóm của các chuỗi nhẹ. Ngoài ra, các phân tử kháng thể khác nhau có các đặc tính kết hợp kháng nguyên khác nhau vì chúng có các vùng VH và VL khác nhau.

stru-7.jpg (86802 bytes) Hình 7 Cấu trúc IgG

CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LỚP VÀ DƯỚI LỚP CỦA KHÁNG THỂ

IgG

Cấu trúc Các cấu trúc của dưới lớp IgG được trình bày trong Hình 7. Tất cả các IgG ở dạng mono (kháng thể 7S). Các dưới lớp có sự khác nhau ở số lượng cầu disulfua và độ dài của vùng bản lề. Đặc điểm IgG là kháng thể đa năng nhất bởi vì nó có khả năng thực hiện tất cả các chức năng của kháng thể

  • IgG là kháng thể có nhiều nhất trong huyết thanh - 75% kháng thể của huyết thanh là IgG

  • IgG là kháng thể chủ yếu ở xung quanh mạch máu

  • Chuyển qua nhau thai - IgG là lớp kháng thể duy nhất đi qua được nhau thai. Sự vận chuyển này nhờ một thụ thể với vùng Fc của IgG trên các tế bào nhau thai. Không phải tất cả dưới lớp IgG đi qua nhau thai tốt như nhau; IgG2 đi qua nhau thai không tốt.

  • Hoạt hóa bổ thể - Không phải tất cả các dưới lớp IgG có thể hoạt hóa bổ thể tốt như nhau; IgG4 không hoạt hóa bổ thể.

  • Gắn lên các tế bào - Các đại thực bào, tế bào mono, PMNs và một số lympho có các thụ thể Fc cho vùng Fc của IgG. Không phải tất cả các dưới lớp của IgG gắn lên tế bào tốt như nhau; IgG2 và IgG4 không gắn vào các thụ thể Fc. Kết quả của sự kết hợp của các dưới lớp kháng thể với các thụ thể Fc trên PMNs, tế bào mono và các đại thực bào làm cho các tế bào có thể tiêu diệt kháng nguyên tốt hơn. Các kháng thể đã gắn vào kháng nguyên sẽ được các tế bào này bắt và tiêu diệt. Từ “opsonin” được dùng để miêu tả những chất làm tăng cường sự thực bào. IgG là một chất opsonin tốt. Liên kết của IgG vào thụ thể Fc trên các loại tế bào khác sẽ hoạt hóa các chức năng khác.ll

stru-8.jpg (107272 bytes) Hình 8 Cấc trúc IgM dạng pentamer trong huyế t thanh

stru-9x.jpg (81042 bytes) Hình 9 Cấu trúc IgM bề mặt tế bào

stru-9.jpg (83134 bytes) Hình 10 Thụ thể tế bào B (BcR)

IgM

Cấu trúc Cấu trúc của IgM được trình bày trong Hình 8. IgM thường tồn tại dưới dạng pentamer (kháng thể 19S), nhưng nó cũng có thể tồn tại ở dạng monomer. Trong dạng pentamer, tất cả các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ giống hệt nhau. Như vậy, hóa trị trên lý thuyết là 10. IgM có một domain phụ trên chuỗi muy (CH4) và nó có một protein đồng hóa trị liên kết thông qua một cầu nối disulfua được gọi là J. Chuỗi này có chức năng là liên kết các chuỗi dạng monomer tạo thành dạng pentamer.

Đặc điểm

  • Kháng thể IgM có hàm lượng xếp thứ 3 trong huyết thanh.
  • IgM là kháng thể đầu tiên được sản xuất ở bào thai và là kháng thể đầu tiên được sản xuất bởi dòng tế bào B trinh tiết sau khi được kích thích bởi kháng nguyên.
  • Với cấu trúc pentamer, IgM là một kháng thể hoạt hóa bổ thể tốt. Do đó, kháng thể IgM rất có hiệu quả để ly giải các vi sinh vật
  • Với đặc điểm cấu trúc như vậy, IgM cũng là một kháng thể ngưng kết tốt. Vì thế, kháng thể IgM rất tốt cho kết tụ vi sinh vật để cuối cùng loại bỏ chúng khỏi cơ thể
  • IgM gắn vào một số tế bào thông qua thụ thể Fc
  • Là kháng thể bề mặt tế bào lympho B

IgM bề mặt tế bào tồn tại ở dạng monomer và không có chuỗi J nhưng nó có thêm 20 acid amin ở đầu cacboxy để giữ chặt nó vào trong màng tế bào (Hình 9). IgM bề mặt tế bào có chức năng là thụ thể cho kháng nguyên trên tế bào B. IgM bề mặt liên kết không đồng hóa trị với hai loại protein khác trên màng tế bào B được gọi là Ig-alpha và Ig-beta được thể hiện trong Hình 10. Những protein này đóng vai trò là phân tử tín hiệu từ sau phần đuôi trong bào tương của phân tử kháng thể, vì phần đuôi của kháng thể quá ngắn để truyền một tín hiệu. Trước khi tín hiệu có thể được truyền bởi các chuỗi Ig-alpha và Ig-beta cần phải có sự kết hợp gữa kháng nguyên và kháng thể trên bề mặt tế bào. Trong trường hợp kháng nguyên không phụ thuộc T, sự kết hợp giữa các kháng nguyên và kháng thể bề mặt là đủ để hoạt hóa các tế bào B biệt hóa thành các tế bào tương bào tiết ra kháng thể. Tuy nhiên, đối với kháng nguyên phụ thuộc T, cần phải có một tín hiệu thứ hai được cung cấp bởi các tế bào lympho T hỗ trợ trước khi các tế bào B được hoạt hóa.

stru-11.jpg (90372 bytes) Hình 11 Cấu trúc IgA

stru-12.jpg (111744 bytes) Hình 12 Nguyên bản của IgA hòa tan

IgA

Cấu trúc

IgA huyết thanh ở dạng monomer nhưng IgA trong dịch tiết lại có dạng dimer được trình bày trong Hình 11. Khi IgA ở dạng dimer, có một chuỗi J sẽ liên kết hai monomer. IgA trong dịch tiết cũng có một protein liên kết với nó được gọi là các mảnh tiết hoặc mảnh T; sIgA đôi khi được gọi là kháng thể 11s. Không giống như IgA, phân tử được sản xuất trong tế bào plasma, các mảnh tiết được sản xuất bởi các tế bào biểu mô và được gắn thêm vào IgA khi nó được chuyển vào dịch tiết (Hình 12). Các mảnh tiết giúp IgA vận chuyển được qua niêm mạc và cũng bảo vệ nó khỏi bị thoái hóa trong dịch tiết.

Đặc điểm

  • IgA là kháng thể phổ biến thứ 2 trong huyết thanh.
  • IgA là lớp kháng thể chính có mặt trong dịch tiết - nước mắt, nước bọt, sữa non, chất nhầy. Kể từ khi nó được tìm thấy trong dịch tiết, IgA rất quan trọng trong miễn dịch tại chỗ (màng nhầy).
  • Thông thường IgA không cố định bổ thể, trừ khi vón tụ.
  • IgA có thể liên kết với một số tế bào như bạch cầu đa nhân và một số lympho bào.gur
stru-13.jpg (51948 bytes) Hình 13 Cấu trúc IgD

IgD

Cấu trúc

Cấu trúc của IgD được trình bày trong Hình 13. IgD chỉ tồn tại ở dạng monomer.

Đặc điểm

  • IgD được tìm thấy trong huyết thanh ở mức độ thấp; vai trò của nó trong huyết thanh chưa được biết rõ.

  • IgD chủ yếu được tìm thấy trên bề mặt tế bào B, nơi nó có chức năng như một thụ thể cho các kháng nguyên. IgD trên bề mặt của tế bào B có thêm các acid amin tại đầu cacboxy để giữ chặt vào màng. Nó cũng liên kết với chuỗi Ig-alpha và Ig-beta.

  • IgD không hoạt hóa bổ thể.

stru-14.jpg (53053 bytes) Hình 14 Cấu trúc IgE

IgE

Cấu trúc

Cấu trúc của IgE được trình bày trong Hình 14. IgE tồn tại ở dạng monomer và có thêm một domain trong vùng hằng định.

Chức năng

  • IgE là kháng thế có ít nhất trong huyết thanh vì nó gắn rất chặt với các thụ thể Fc trên màng bạch cầu ái kiềm và các tế bào mast ngay cả trước khi tương tác với kháng nguyên.

  • Tham gia các phản ứng dị ứng - là kết quả của việc gắn vào bạch cầu ái kiềm, IgE có liên quan đến phản ứng dị ứng. Sự kết hợp của chất gây dị ứng với IgE trên tế bào dẫn đến giải phóng một loạt các chất hóa học trung gian gây ra các triệu chứng dị ứng.

  • IgE có vai trò trong các bệnh do ký sinh trùng. Vì IgE tăng trong các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng, nên định lượng IgE trong huyết thanh là hữu ích để chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng. Bạch cầu ái toan có thụ thể Fc dành cho IgE và chúng tấn công giun sán đã được gắn IgE nó có thể giết chết ký sinh trùng.

  • IgE không hoạt hóa bổ thể.

Hình 15 Kháng thể xoay vòng. © 2000 Antibody Resource Page Antibody Concepts

NHỮNG ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA CÁC LỚP KHÁNG THỂ

Adapted from:F.T. Fischbach in "A Manual of Laboratory Diagnostic Tests," 2nd Ed., J.B. Lippincott Co., Philadelphia, PA

IgG

Tăng trong:

  • Nhiễm trùng tạo u hạt mãn tính
  • Tất cả các loại nhiễm trùng
  • Tăng mẫn cảm
  • Bệnh gan
  • Suy dinh dưỡng (nặng)
  • Rối loạn protein máu
  • Bệnh liên kết với bệnh u hạt do quá mẫn cảm, rối loạn da liễu, và đa u tủy IgG
  • Viêm khớp dạng thấp

Giảm trong:

  • Bệnh không có kháng thể
  • Bất sản lympho
  • Giảm IgG, IgA chọn lọc
  • Đa u tủy IgA
  • Thiếu protein Bence Jones
  • Ung thư bạch cầu mạn tính (CLL)

IgM

Tăng (ở người lớn) trong:

  • Ung thư lympho Waldenström
  • Bệnh do ký sinh trùng (trypanosomiasis)
  • Nấm (Actinomycosis)
  • Bệnh Carrión (bartonellosis)
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  • Lupus ban đỏ
  • Viêm khớp dạng thấp

o Rối loạn gammaglogolin máu (một số trường hợp) Lưu ý: Ở trẻ sơ sinh, lượng IgM cao hơn 20 ng/dl là một dấu hiệu của sự kích thích miễn dịch ở tử cung bởi virút rubella, CMV, giang mai, hoặc nhiễm ký sinh trùng (toxoplasma).

Giảm trong:

  • Bệnh không có kháng thể
  • Rối loạn phát triển lympho (một số trường hợp)
  • Bất sản lympho
  • Đa u tủy IgG và IgA (myeloma)
  • Rối loạn gammaglobulin máu
  • Bệnh ung thư bạch cầu mãn tính (CLL)

IgA

Tăng trong:

  • Wiskott-Aldrich syndrome
  • Cirrhosis of the liver (most cases)
  • Certain stages of collagen and other autoimmune disorders such as rheumatoid arthritis and lupus erythematosus
  • Chronic infections not based on immunologic deficiencies
  • IgA myeloma
  • Hội chứng Wiskott-Aldrich
  • Xơ gan của gan (phần lớn trường hợp)
  • giai đoạn nhất định của collagen và các rối loạn tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và luput ban đỏ hệ thống
  • nhiễm trùng mãn tính không dựa trên sự thiếu hụt miễn dịch
  • Đa u tủy IgA

Giảm trong:

  • Thất điều giãn mạch
  • Các trạng thái thiếu hụt miễn dịch (ví dụ, suy giảm miễn dịch, không có kháng thể bẩm sinh và mắc phải, và thiểu năng kháng thể)
  • Hội chứng kém hấp thu
  • Bất sản lympho
  • Đa u tủy IgA
  • lymphoblastic bệnh bạch cầu
  • Đa u tủy IgG
  • Bệnh ung thư bạch cầu cấp tính
  • Bệnh ung thư bạch cầu mãn tính

IgD

Tăng trong:

  • Nhiễm trùng mãn tính
  • Đa u tủy IgD

IgE

Tăng trong:

  • Bệnh da dị ứng
  • Sốt mùa
  • Hen phế quản
  • Sốc phản vệ
  • Đa u tủy IgE

Giảm trong:

  • Không kháng thể bẩm sinh
  • Suy giảm kháng thể do chuyển hóa hoặc do tổng hợp kháng thể

Trở về phần Miễn dịch của Vi khuẩn học và Miễn dịch học online

This page last changed on Sunday, August 20, 2017 Page maintained by Richard Hunt

Từ khóa » Các Loại Ig