Pages
BẢO TÀNG THUYỀN BUỒM « Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn »
Comments Off Khảo luận về buồm ! Buồm dọc
.
|
Một tàu buồm của Hải quân Anh thế kỷ 19 ,điển hình với buồm Bermuda. Các cột nghiêng về sau |
Tiếp theo bài khảo luận đầu tiên về buồm,đề cập tới buồm vuông tức là hệ buồm ngang ,tôi tiếp tục nói tới buồm dọc ,với tiếng Anh là fore-and-aft sail ,tiếng Nga là Косы́е паруса́ ,tiếng Trung 斜帆 (xiefan tà phàm thường hiểu là buồm chéo như Jib trong tiếng Anh .Tôi chưa tìm được từ Trung văn diễn tả cả hệ thống buồm dọc ,tức là buồm xếp trong mặt dọc tâm tàu .Cần lưu ý tới chữ Hán ,vì ảnh hưởng của nó tới văn hóa Việt trong quá khứ và hiện tại).Còn tiếng Ba Lan gọi hệ thống buồm dọc là Ożaglowanie skośne trong khi hệ thống buồm vuông là Ożaglowanie rejowe .Vậy thế nào là hệ thống buồm dọc? Đó là một hệ thống các cánh buồm chủ yếu đặt dọc theo đường ky tàu tức là đặt trong mặt phẳng dọc tâm tàu ,chỉ có một số ít còn lại mới đặt thẳng góc với dọc tâm .Như đã nói trong phần buồm vuông,ưu điểm của buồm dọc là cho tàu chạy sát được với hướng gió ,tới góc 20 độ. Buồm Trong hệ thống dọc có các loại buồm sau đây :
- staysail
- Bermuda
- gaff
- gunter
- la tinh (lateen)
- lugsail
- spanker sail ...
Các loại buồm này khá rắc rồi,ta đi từng chiếc một :
|
staysail được tô màu đỏ |
-Staysail (Nga- Стаксель ; Ba Lan -Sztaksle)-là buồm dọc hình tam giác mà mép trước tức mép dẫn (tiếng Anh gọi là luff) được gắn vào dây buồm (stay) hướng về phía trước,từ cột xuống boong hay kéo sang xà mũi tàu (bowsprit) hay kéo sang cột khác.Staysail trước cột mũi được gọi là jib /headsails /foresails với nhiều jib khác nhau như jib,flying jib,outer jib...Người Trung Quốc dịch cái buồm này là 支索帆/牵帆 (zhīsuǒ fān /qiān fān Hán Việt là chi tác phàm/khiên phàm tức là buồm được buộc bằng dây to hay buồm được dẫn buộc ) .Vậy,tiếng Việt ta nên gọi là buồm dây tam giác chăng?
-Bermuda sail (Ba Lan -Żagiel bermudzki ; Nga - Бермудский парус ; Trung -百慕大帆 (bǎimùdà fān ) .Các nước
|
Buồm Bermuda |
đều phiên âm ,nên ta gọi luôn là buồm Bermuda.Đôi khi ,về sau này ,người ta còn gọi nó là buồm Marconi vì trông nó giống cái cột anten radio mà ông tổ radio người Ý tên là Marconi đã dựng lên .Buồm hình tam giác nhọn ,đặt sát phía sau cột buồm ,có đầu buồm (head) sát đỉnh cột, cạnh dẫn luff chạy dọc xuống phía dưới cột buồm ,và thường được buộc suốt chiều dài với cột ;góc dưới của buồm (tack) được buộc vào chân cột ; cạnh chân buồm (foot) được điều khiển bằng thanh lèo (boom) ; với góc cuối của buồm (clew) được buộc vào đầu cuối của thanh lèo ;thanh lèo lại được điều khiển bằng dây lèo (sheet) .Ban đầu ,buồm dùng cho các thuyền nhỏ ,sau đó phát triển cho các tàu lớn viễn dương như chiếc cho Hải quân Anh thế kỷ 19 ở hình vẽ trên ,lúc đó nó được gọi là Bermuda sloop .Trên các tàu lớn ,buồm Bermuda hoặc là buồm chính (mainsail) trên các cột buồm chính của tàu hoặc có thể là buồm dưới (course) ,đóng vai trò chủ chốt ,trên các cột khác . Buồm Bermuda đã dần dần thay thế các loại buồm
|
Buồm gunter |
gaff cổ xưa trên một số tàu,nhất là trên các schooner .
|
Buồm gaff |
-
Buồm gaff (gaff sail ;Tiếng Nga-Гафель ;Ba Lan-Żagiel gaflowe ;Trung-斜桁帆xiéhéng fān -tà hành phàm) -buồm dọc, bốn cạnh ,được điều khiển từ góc trên cùng phía sau của buồm (peak) và thông thường toàn bộ mép trên (head) của buồm được gắn vào một cái sào có tên là gaff .Do có hình tứ giác,cùng một thiết kế vỏ,tàu mang buồm gaff có thể có diện tích lớn hơn buồm Bermuda tamgiác tới 25%. Với cùng một diện tích ,buồm gaff cần cột thấp hơn là buồm Bermuda .Buồm gaff hiện vẫn là buồm dọc phổ biến làm buốm chính ,buồm dưới (course) cho các schooner .Buôm gaff được kéo lên bằng hai dây nâng buồm halyard
- Dây kéo góc cuối sát với cột buồm ,góc đó có tên là throat nên dây gọi là throat halyard.Dây này chịu trọng lượng chính của buồm và độ căng của cạnh sát với cột buồm (luff)
- Dây nâng đầu cuối thanh gaff và chịu độ căng của mép sau của cánh buồm (leech)
|
Buồm la tinh |
-
Buồm gunter -cũng là buồm gaff nhưng thanh gaff để gần như thẳng đứng ,làm từ xa có thể tưởng nhầm là thuyền mang buồm tam giác Bermuda với thanh gaff như một phần cột buồm.Người Pháp gọi buồm này là voile houari -
Buồm la tinh (lateen sail; Ba Lan Żagiel łaciński; Nga -треугольный парус;Trung-三角帆) Tên buồm trong tiếng Anh lại bắt nguồn từ tiếng Pháp :latine ,trong khi người Anh gọi là Latin .Đó là một buồm tam giác treo trên một cái xà dài ,lắp trên cột và nghiêng với cột một góc .Trong các cuộc hải hành của người La Mã,buồm la tinh được sử dụng nhiều ,nhất là trong Thời đại Khám phá (Age of Discovery),chủ yếu vì buồm này cho phép con thuyền có thể chạy ngược gió .Buồm phổ biến trong vùng Địa Trung Hải,thượng nguồn sông Nile ,vùng Tây Bắc Ấn Độ Dương ,tại đây buồm la tinh đã trở thành buồm tiêu chuẩn của các chiếc thuyền felucca và dhow.Ngày nay,buồm la tinh được dùng trên các thuyền chơi loại nhỏ như sailfish hay Sunfish và vẫn phổ biến trên các tàu thuyền của ngư dân Địa Trung Hải .
|
Buồm lug |
-
Lugsail (Ba Lan :Ożaglowanie lugrowe : Nga -люгерный парус ; Trung 斜桁四角帆 (xiéhéng sìjiǎo fān /tà hành tứ giác phàm tức là buồm tứ giác trên sào nghiêng;tiếng Việt ta nên gọi là buồm lug) là một biến thể cải tiến từ buồm vuông .Cả hai loại đều có mép trên gắn với một xà buồm ,xà này được kéo lên bằng dây kéo buồm có tên là halyard.Mép dưới được giữ bằng hai dây khác nhau :dây lèo (sheet) và dây kéo xuống (tack downhaul) .Điểm khác nhau chủ yếu giữa buồm lug và buồm vuông là vị trí của xà so với cột buồm .Buồm vuông được kéo lên bằng dây halyard buộc giữa xà buồm nên buồm được kéo lên ,phân đều giữa hai bên cột .Còn với buồm lug,dây halyard được buộc lệch một bên xà buồm nên khi kéo lên buồm sẽ nằm trước hay sau cột buồm.Vì mép dẫn (luff) của buồm ngắn hơn mép theo (leech) .đầu cuối của xà buồm chổng lên trời do kết hợp lực kéo lên của dây halyard cùng với lực ghìm xuống của dây tack downhaul .Điều đó cho phép cột buồm ngắn hơn là buồm và cái xà chổng lên trời làm cho buồm lug khác biệt về chiều cao .Buồm lug có vẻ hơi giống với buồm gaff vì nó cũng dùng xà buồm -cái gaff- treo một góc với cột buồm .Nhưng điểm khác biệt là gaff được treo hoàn toàn phía sau cột buồm trong khi với buồm lug ,nó được treo cả trước và sau cột buồm .Vì với buồm gaff,cột buồm không can thiệp vào công việc của buồm nên trong khi thao tác buồm nó phức tạp hơn là buồm lug . Thuyền mang buồm lug được gọi là lugger (Nga-Люгер ; Ba Lan -Lugier; Pháp -lougre) là một loại thuyền đánh cá truyền thống được sử dụng lâu đời tại ven bờ Pháp,Anh và Scotland.Có thể nói buồm lug là loại buồm dọc cổ xưa nhất .Nguồn gốc cái tên đó,cho tới nay,chưa có một giải thích nào được coi là xác đáng nhất . Có người cho là 'lugger' biến thể từ tiếng Hà Lan thời Trung thế kỷ có nghĩa là đi đánh cá .Có người lại giải thích từ hình dáng buồm giống cái tai của con người .Trong tiếng Pháp,hệ buồm dọc được gọi là un gréement aurique ,còn buồm là une voile aurique - tức là buồm hình cái tai . Vì vậy 'lug' là một từ trong tiếng Anh có nghĩa là cái tai .
-Spanker sail ( Ba Lan -Żagiel bezan ; Nga -Биза́нь; Pháp - brigantine ;Trung -后桅纵帆 (buồm dọc cột sau ) Chú ý tên gọi từ các nước khác nhau không hoàn toàn tương đồng với nhau
Các loại tàu treo buồm dọc gồm có : một cột buồm :proa,catboat (6) ,sloop (1) ,cutter(3) tàu hai cột buồm :ketch (2) ,yawl (5); tàu hai cột buồm và nhiều hơn :schooner (4 ) Barque và barquentine chủ yếu treo buồm vuông và có một ít buồm dọc. Lịch sử phát triển buồm dọc tại châu Âu cũng có nhiều điều ích lợi cho chúng ta .Đó là vài thế kỷ trước thời kỳ Phục Hưng,tại Ý và Nam châu Âu ven bờ Địa Trung Hải ,người ta bắt đầu dùng buồm dọc thay cho buồm vuông ,một loại buồm thống trị toàn châu Âu từ buổi bình minh của các cuộc lữ hành trên biển .Giữ thái độ thủ cựu,các nước Bắc Âu từ chối việc áp dụng buồm dọc mặc dù trong các cuộc Thập Tự Chinh người ta đã thấy hiệu quả to lớn của những cánh buồm này .Thời kỳ Phục Hưng (Renaissance ) đã làm thay đổi tình thế :bắt đầu từ năm 1475 ,buồm dọc ngày càng được áp dụng và trong vòng một trăm năm nó đã trở thành phổ biến trên tất cả các sông ngòi và các cửa biển ở Anh,phía Bắc nước Pháp ...mặc dù buồm vuông vẫn được coi là phương tiện tiêu chuẩn cho những nơi điều kiện khắc nghiệt như vùng Biển Bắc hay sử dụng cho những chuyến vượt Đại Tây Dương .Rõ ràng là buồm la tinh có tính quay trở cao và giành tốc độ cao nhưng buồm vuông tuy "vụng về " nhưng lại có tính hàng hải tốt ! Một dạng treo buồm dọc với cánh buồm có đặc điểm : những thanh thép buồm chia buồm làm nhiều phần giúp cho việc thu hoặc căng buồm một cách dễ dàng .Loại hình này phổ biến tại Trung Hoa và các nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam,Triều Tiên,Nhật ...Trong ngôn ngữ hàng hải thế giới nó có tên là Junk rig ,tạm gọi là buồm mành , với chữ junk ,xét về từ nguyên ,người ta cho là bắt nguồn từ chữ Hán 船 phát âm theo vùng miền Nam Trung Quốc như Phúc Kiến,Quảng Đông ...Chúng tôi sẽ giành một mục riêng để khảo cứu về buồm mành mà chính người Việt cũng là một tác giả với đầy đủ các chứng cứ lịch sử Điều đáng chú ý là Hải Quân Trung Quốc cho tới nay họ chưa dùng các tàu thuyền kiểu như barque ,barquentine với buồm vuông là chủ yếu để huấn luyện binh lính như nhiều nước đang và sẽ làm ,chẳng hạn Úc,Mỹ,châu Âu,Indonesia,Ấn Độ ...Các Trung tâm huấn luyện kể cả Học Viện Đại Liên đã trang bị 17 chiếc schooner tức loại tàu ba cột buồm ,buồm dọc cùng với rất nhiều thuyền chèo,yacht hiện đại,thuyền dân gian để giáo dục cho thế hệ trẻ và đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc đua quốc tế . Có một chi tiết lịch sử.Sau chiến thắng Biên Giới,Việt Nam đã cử 100 thủy binh Sông Lô sang Điều Thuận Trạm Giang Trung Quốc để học kinh nghiệm của Giải Phóng Quân TQ dùng thuyền buồm tấn công đảo Hải Nam,đuồi tàn quân Tưởng Giới Thạch khỏi hòn đảo này .Hỏi chuyện một số cựu thủy binh Sông Lô còn sống tại Hà Nội,trong đó có thiếu tường Nguyễn Việt (nguyên cán bộ Bộ Tổng Tham Mưu ) và đại tá Phú Đạt (nguyên cán bộ địch vận,người đã hỏi cung nhiều phi công Mỹ) được biết là nhiều anh em ta giỏi kỹ thuật thuyền buồm hơn cả các thày hướng dẫn.Trong đó nổi bật là Đàm Nam Hải người Thủy Nguyên Hải Phòng và Bùi Nguyên quê Yên Bái .Đáng tiếc là trong cuộc thực tập vào tháng 11/1950,chiếc thuyền thực tập gặp sự cố khi đang đi gần tới đảo Não Châu ,nơi có cây đèn biển mà thực dân Pháp dựng lên cùng lúc với các đèn Long Châu ,Hòn Dấu .Hai anh hy sinh và được chôn cất ngay tại Điều Thuận .Vào năm 2009 ,chính hai vợ chồng tôi tới đã Điều Thuận để thăm nhưng chưa tìm ra mộ hai anh
|
Một chiếc schooner trên sông Hudson năm 1976 |
Schooner Vì schooner là loại thuyền buồm dọc lớn nhất ,nên tôi để giành một mục riêng khảo sát về nó .Nên gọi nó là gì trong tiếng Việt đây ?Anh Mỹ gọi nó là schooner ,đọc là sku-nơ ,nhiều người cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan vào những năm 1600 ,trong khi người Pháp gọi nó là goélette .Trong tiếng Nga nó là Шху́на và cho là bắt nguồn từ chữ Hà Lan Schoener.Còn người Trung Quốc gọi nó là 双桅纵帆船 (shuāngwéi zōngfānchuán thuyền 2 cột buồm dọc ) hoặc thường gọi nhất là 斯库纳帆船 (đọc là sīkùnà fānchuán tức là thuyền buồm schooner ) .Từ kinh nghiệm Trung Quốc,với nền văn hóa tương đồng tốt nhất là chúng ta cứ gọi loại tàu này là schooner cho khỏe .Biết đâu có dịp schooner của Trung Quốc sẽ củng tập với barkentine của Việt Nam trên biển như đã cùng "tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ " .Cái barkentine mà ta có thể gọi tắt là bark ,còn tên đầy đủ trong tiếng Trung hơi dài dòng,đó là 前桅横帆三桅船 (qiánwéihéngfān sānwéichuán tức là tàu ba cột có cột trước buồm vuông) Buồm được trang bị trên một schooner ba cột như hình vẽ sau đây :
This entry was posted on . You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed.
Archives
- ▼ 2015 (45)
- ▼ tháng 1 (14)
- Khảo luận về buồm mành
- Bài báo của Hoàng Minh Tường về mảng Sầm Sơn
- Những ghi chép tại Kim Bồng và Phong Cốc
- Khảo luận về buồm ! Buồm dọc
- Một số video clip về tàu buồm huấn luyện Iskra của...
- Khảo luận về buồm vuông !
- Hải chiến Hoàng Sa trong tầm mắt những người tham ...
- Giàn nửa chìm hình trụ "Hy Vọng 7" và những lời đe...
- Mô hình nào cho một Bảo Tàng Hàng Hải Việt Nam ?
- LỄ TIỄN ĐƯA CHIẾN HẠM INGRAHAM VỀ HƯU
- "Con hổ Trung Hoa" được giao phó để kéo các công t...
- Phương án nào cho Bể Thử Tàu "lỡ mua"
- Ghi chép tại nhà ông Phạm Văn Chính (01)
- Ghi chép tại nhà ông Phạm Văn Chính
Labels
Thiết kế bởi www.dungcuhocsinh.com