Khát Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin - Thời Báo Ngân Hàng

khat nhan luc cong nghe thong tin Đầu tư cho nhân lực - sức mạnh để phát triển bền vững
khat nhan luc cong nghe thong tin Ngân hàng tăng tuyển dụng: Ứng viên cần đáp ứng những gì?
khat nhan luc cong nghe thong tin Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao - Động lực cho sự bứt phá trong hệ thống ngân hàng

Theo các chuyên gia, năm 2022, nhu cầu chuyển đổi số trong các doanh nghiệp càng tăng mạnh, đồng nghĩa với nhu cầu nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) cũng rất lớn. Thực tế cho thấy, nhu cầu về việc làm trong ngành CNTT thời gian qua luôn tăng trưởng trong khi nhiều ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Dự báo trong những năm tới, do nhu cầu tăng nên các doanh nghiệp cũng dành nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút tuyển dụng và giữ chân người lao động trong lĩnh vực này.

Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, ngành CNTT có tốc độ phát triển nhanh, là nền tảng cho nhiều ngành kinh tế và đem đến rất nhiều cơ hội việc làm.

khat nhan luc cong nghe thong tin
Ảnh minh họa

Theo khảo sát thị trường lao động Việt Nam gần đây của VietnamWork, 85% các đơn vị trong ngành CNTT, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xuất – nhập khẩu không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi. Lĩnh vực công nghệ hiện vẫn có xu hướng tuyển dụng nhiều việc làm và thường xuyên ở một số vị trí đòi hỏi nhân lực chất lượng cao như kỹ sư, lập trình viên. Phần lớn các doanh nghiệp gia tăng hoạt động và nhu cầu tuyển dụng đều thuộc khối ngành CNTT. Trong đó 52% doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động lĩnh vực này từ 9-11 triệu đồng/tháng; 41% sẵn sàng trả từ 13-15 triệu đồng.

CEO Nguyễn Vũ Hiển của CodLUCK chia sẻ, CodLUCK có đội ngũ kỹ sư hàng chục năm kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý và vận hành các hệ thống phần mềm cho thị trường Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam. Hiện công ty đã và đang xây dựng nhiều dự án phần mềm cho các doanh nghiệp, đặc biệt về các dịch vụ blockchain. Mới đây CodLUCK chính thức ra mắt các giải pháp blockchain tùy chỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp B2B, B2C (đặc biệt là các Startup) xây dựng các giải pháp phi tập trung an toàn và đáng tin cậy. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, công ty đang cần tuyển rất nhiều vị trí với số lượng lớn. Theo CEO Nguyễn Vũ Hiển, nhân lực chất lượng cao ngành CNTT hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng và được rất nhiều doanh nghiệp săn đón, sẵn sàng trả lương cao. Hiện dải lương của CodLUCK rất rộng, từ 1.000 USD với các vị trí lập trình viên, tester thông thường, lên tới 2.500 USD với kỹ sư cầu nối.

Hiện tại, tình trạng khát nguồn nhân lực CNTT vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, việc đào tạo nhân lực ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay chưa đủ quy mô và trình độ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

TS. Nguyễn Thành Nam – sáng lập viên Hệ sinh thái học trực tuyến FUNiX cho biết, các công việc trong ngành CNTT luôn tăng trưởng trong những năm qua. Tuy nhiên, các đơn vị đào tạo chính thống về CNTT chỉ cung cấp được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp đưa ra những mức lương hấp dẫn nhưng vẫn không tìm được ứng cử viên phù hợp. Thực tế là hiện chỉ khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành CNTT tốt nghiệp hàng năm đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu của doanh nghiệp cần.

Theo thống kê của Top Dev – một chuyên trang tuyển dụng CNTT dự báo năm 2022, ngành CNTT tiếp tục cần thêm 150.000 lao động mới để đáp ứng nhu cầu từ các doanh nghiệp.

Là một trong những công ty công nghệ tiên phong trong lĩnh vực đầu tư và phát triển sản phẩm ứng dụng di động tại Việt Nam, đại diện Công ty SEGU cho biết, phía doanh nghiệp đã nhận thấy sự khan hiếm về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành CNTT ở Việt Nam nói chung và viết ứng dụng cho thiết bị di động nói riêng. Tuy nhiên, do sự thay đổi liên tục về công nghệ cũng như nhu cầu tuyển dụng khiến doanh nghiệp vẫn phải mất nhiều thời gian và nguồn lực để đào tạo lại sau khi ra trường. Với yêu cầu tăng trưởng ít nhất 30% từ các công ty phần mềm thì mảng nhân sự luôn luôn là bài toán khó giải cho nhu cầu nhân lực CNTT.

Hiện nay, cùng với xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ từ các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các công việc liên quan là rất lớn. Theo Bộ TT&TT, sau 11 tháng triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với 16.000 doanh nghiệp tham gia, bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình này trong năm 2022 với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số.

TS. Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh, đây là thời điểm các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp cần “bắt tay nhau” để gia tăng số nhân sự chất lượng cao trong ngành và hỗ trợ người lao động có mong muốn chuyển nghề trong đại dịch.

Từ khóa » Thị Trường Nhân Lực Ngành Cntt Việt Nam