Khất Thực - Một Phép Tu Truyền Thống Của đạo Phật

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Bài liên quan Sự ra đi bí ẩn của Tổ sư Hệ phái Khất sĩ Việt Nam Minh Đăng Quang 65 năm trước

Đạo Phật hoằng truyền tại thế gian đã thể hiện là một giáo pháp bất bất ly thế gian, để giác ngộ thế gian và ngày nay tiếp tục phát triển trong thế giới hiện đại và được gọi là “Đạo trí tuệ”. Vậy sao đạo Phật lại lấy việc khất thực (xin ăn) làm phép tu căn bản?Đây là một minh triết không mấy dễ hiểu ngay từ thời Đức Phật tại thế.

… Câu chuyện xảy ra từ gần 3.000 năm về trước. Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài không trở về thành Ca Tỳ La Vệ mà đi giáo hóa khắp nơi, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và khi các ông vua nổi tiếng vùng Ngũ Hà quy y với Phật rồi, Ngài mới quyết định đưa đại chúng về thăm lại quê nhà cùng hoàng thân quốc thích. Nhận được tin ấy, phụ thân của Đức Phật là vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết vì sắp được gặp lại đứa con sau bao năm xa cách.

Đức Phật đã xuất hiện cùng Tăng đoàn hơn ngàn vị sư quấn y vàng rực rỡ với phong thái oai nghiêm và siêu thoát, tay ôm bình bát, lặng lẽ khoan thai trong từng bước chân an lạc thản nhiên tiến vào kinh thành. Họ đến từng nhà cúi đầu nghiêm cẩn. Cử chỉ khiêm nhường khiến vua Tịnh Phạn vô cùng sửng sốt và ngỡ ngàng. Mặc dù vây, Ngài cũng không khỏi kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Xuất gia tìm Đạo, đến khi thành Phật rồi đi ăn xin sao? Thế nhưng đến khi diện kiến Đức Phật, tại Hoàng cung, vua Tịnh Phạn sẽ hỏi: Con tu hành đã thành Phật, sao còn phải đi… khất thực?

Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc Y và một cái bình Bát. Ảnh minh họa

Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc Y và một cái bình Bát. Ảnh minh họa

Đức Phật mỉm cười, rồi giải thích cho vua cha rằng: Người xuất gia đâu cũng là nhà, còn chư Tăng khất thực, tuy là kẻ ăn xin đích thực - nhưng khác với người ăn xin là không phải tìm cái ăn để sống vất vưởng qua ngày, mà ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập, còn một ý nghĩa sâu xa - đó là sự gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, bởi cảm nhận tình người qua việc bố thí (cho đi) của chúng sinh, là tiếp cận giá trị hạnh phúc giữa cuộc đời này rồi!

Bài liên quan Khất thực nhân dịp tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang

Nghe xong, vua Tịnh Phạn như bừng ngộ, chưa bao giờ Ngài thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Lúc Phật mới tu, vua cha cứ nghĩ Phật là con Ngài, nhưng ngay sau khi chứng quả Tu - đà - hoàn do Đức Phật khai thị thì Ngài nhận biết rằng Đức Thế tôn không phải là con của Ngài nhưng là hiện thân lại để độ Ngài và chúng sinh.

Giáo dục Phật giáo được gọi là “Giáo dục đánh thức”. Vậy “đánh thức” cái gì? Đó là đánh thức tiềm năng “thành Phật” vốn có trong mỗi con người. Giáo lý này được bắt nguồn từ lời tuyên bố của Đức Phật ngay sau khi Ngài thành đạo nơi cội Bồ đề rằng “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Rồi liền đó Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Như vậy Đức Phật đã đem yếu tố “thành Phật” gieo vào lòng chúng ta, đánh thức tiềm năng thành Phật ở mỗi con người. Tiềm năng ấy được gọi là PHẬT TÍNH, là tính sáng suốt vốn có ở mỗi con người. Nhưng nó đang bị che lấp bởi “vô minh” (thiếu sáng suốt) với những tỳ vết của những phiền não, nó ví như lớp lớp mây mù che vừng Nhật tròn đầy, rộng lớn sáng bao la. Chỉ cần gạt nó sang một bên là quyền… thành Phật nằm trong tay của con người rồi, có đâu xa!

Đó cũng là mục đích tín ngưỡng của Đạo Phật, mà hình bóng các tu sĩ Phật giáo khất thực xuất hiện ở nơi đời chính là một cứu cánh. Hành vi khất thực của tu sĩ hoàn toàn khác với người xin ăn thông thường là bởi không đơn thuần nuôi thân mà điều quan trọng nhất là “đoạn trừ ác pháp, thực hành phẩm hạnh, sống đời sống trí tuệ” gọi là “giác tha” độ đời, thực hiện lý tưởng Bồ Tát.

Khất thực là một sinh hoạt thường nhật của tăng đoàn thời đức Phật. Đó là một cách hành trì, một hạnh nguyện của các vị xuất gia theo Phật giáo nam truyền (nguyên thủy). Khất thực là phương cách có thể đem lại nhiều lợi lạc thiết thực cho vị khất sĩ cũng như Phật tử cúng dường; là cách truyền bá và duy trì Phật pháp hiệu quả thông qua hình ảnh tăng đoàn hành khất. Ảnh: Internet

Khất thực là một sinh hoạt thường nhật của tăng đoàn thời đức Phật. Đó là một cách hành trì, một hạnh nguyện của các vị xuất gia theo Phật giáo nam truyền (nguyên thủy). Khất thực là phương cách có thể đem lại nhiều lợi lạc thiết thực cho vị khất sĩ cũng như Phật tử cúng dường; là cách truyền bá và duy trì Phật pháp hiệu quả thông qua hình ảnh tăng đoàn hành khất. Ảnh: Internet

Bài liên quan Lời Phật dạy về bát nạn không được tu hành phạm hạnh

Vì thế tu sĩ khất thực được gọi là Khất sĩ. Chữ “Khất” là ăn xin - còn “sĩ” là nhằm nói tới những con người có phẩm hạnh cao quý như: chiến sĩ, văn sĩ, bác sĩ… nên “Khất sĩ ” là người ăn xin cái cao quý, tức ăn xin… lòng từ bi của chúng sinh, đánh thức tình thương vốn có ở mỗi con người. Bởi vì, thông thường khi “cho” là ta đã tạo ơn đức với người “lấy”. Nếu người “lấy” không vái chào, cảm ơn người “cho” là ta dễ… trách quở họ “vô ơn!”.

Giáo lý nhà Phật thì ngược lại: người cho (bố thí) lại phải biết ơn người lấy, phải cảm tạ họ nữa. Sao vậy? Chính vì cái nghèo khổ, cái “ngửa tay ăn xin” của họ đã khiến ta động lòng thương xót. Thế là ông Phật từ bi đang “ngủ vùi” trong ta được “đánh thức”, ông trở dậy để thực hành bố thí (cho đi). Như vậy, người đến ăn xin đã… giúp ta được bố thí. Bố thí để phá trừ thói tham lam, ôm giữ, vì thế phải mang ơn người đến xin, thế mới là tâm đạo đức.

Trong “Lục độ ba la mật”, tức sáu việc làm đạo đức để có được hạnh phúc rộng lớn mà Phật giáo đề cập đến trong phép tu, thì việc làm đầu tiên, phép tu đầu tiên đáng làm hơn cả là bố thí. Đạo Phật quan niệm: Hạnh phúc đến từ sự hiến dâng. Và chính lý tưởng Bồ tát của dạo Phật đã được thể hiện đậm đà trong câu thành ngữ của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương thân”. Câu thành ngữ này đã từng “thắp lửa” cho những tấm lòng nhân ái, cao cả, đã làm thực dậy biết bao những trái tim Bồ tát.

Tuy nhiên truyền thống khất sĩ ngày nay cũng có nhiều biến đổi trong các tông phái. Đa phần các tu sĩ Phật giáo không mấy phải “Trì bình bát khất thực” với phương thức “một bát cơm ngàn nhà” nữa. Những dẫu ở chùa họ vẫn nhận sự dâng cúng của phật tử và cộng đồng tín Phật, các nhà hảo tâm… để sinh sống và tu tập giải thoát. Vì thế, về bản chất, họ vẫn là Khất sĩ: Trên xin giáo pháp của Phật để nuôi tâm; dưới xin vật thực của chúng sinh để nuôi thân và giáo hóa (chữ Hán biểu thị bằng cân: Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh).

Sự trở về ấy đã làm thức dậy phong cách tu học, thiết lập uy nghi trong nếp sống đạo của người xuất gia. Ảnh: Internet

Sự trở về ấy đã làm thức dậy phong cách tu học, thiết lập uy nghi trong nếp sống đạo của người xuất gia. Ảnh: Internet

Mặc dù vậy, trong một xã hội văn minh hiện đại, vẫn còn đó hận thù và chiến tranh thì hình ảnh người Khất sĩ sẽ mãi là suối nguồn tươi mát - là nét gạch nối giữa con người và tình yêu thương, biến đổi cuộc đời mỗi con người thành một quá trình học hỏi về sự lương thiện.

… Rồi hình ảnh người Khất sĩ như đã… xưa lắm bỗng xuất hiện trở lại ở Việt Nam. Cái duyên lành ấy được băt đầu từ chuyến về thăm quê Việt sau 40 năm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thỉnh mời. Chuyến thăm quê lần ấy của Thiền sư có cả 190 vị tăng, ni và thiền sinh Tây phương của 30 quốc tịch khác nhau, gọi là các Tăng thân làng Mai (Cộng hòa Pháp).

Trong các chương trình phật sự của mình tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, Thiền sư đã đặc biệt mở một khóa tu 4 ngày cho người xuất gia gồm các Tăng thân làng Mai, các tông phái… Rồi cuối khóa tu ấy, vào một buổi sáng cuối Đông của năm Giáp Thân, Thiền sư đã trực tiếp cử lễ “Cổ phật khất thực” và dẫn đầu đoàn với chiếc nón lá quàng bên trái, tay phải ôm bình bát từ từ tiến ra khỏi mái Tam quan chùa Hoằng Pháp, Hoóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Dân chúng đứng đông nghẹt hai bên đường và tất cả đều chắp tay cung kính dâng vật phẩm cúng dường tăng, ni. Một hiện tượng chưa từng có ở Việt Nam bởi cái không khí thành kính, thiêng liêng đầy uy nghi ấy đã khiến bao người rưng rưng nước mắt, bởi trong đời họ chưa bao giờ được nhìn thấy một khung cảnh các vị sư đông đảo như vậy, với bước chân thanh thản, nụ cười an lạc trên môi. Nét thong dong tự tại như làn gió mát rượi làm dịu lắng những tâm hồn đã khiến bao nhiêu trái tim thổn thức vì cảm động.

Khóa tu “Cổ Phật khất thực” tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh của Thiền sư Nhất Hạnh đã mang lại một ý nghĩa sâu xa đó là sự trở về của truyền thống đạo Phật.

Sự trở về ấy đã làm thức dậy phong cách tu học, thiết lập uy nghi trong nếp sống đạo của người xuất gia. Đồng thời mẫu hình người khất thực đích thực kia sẽ làm hiển lộ chân tường những kẻ giả danh tu sĩ để đi khất thực phi pháp, gây sự hiểu lầm rất đáng quan ngại hiện nay.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2014

Từ khóa » Hình ảnh Người Hành Khất