Kiến thức Nhiếp ảnh
posts
Nhiếp ảnh Phong cảnh và Tự nhiên
posts
Nhiếp ảnh đời thường
posts
Tin tức Nhiếp ảnh
posts
Nhiếp ảnh Đen trắng
posts
You are here Home ,
kien-thuc-nhiep-anh Thông thường chúng ta hay quen gọi khẩu độ camera (điện thoại), hay khẩu độ máy ảnh, nhưng nói một cách chính xác, khẩu độ là một khái niệm thuộc về ống kính. Vậy, khẩu độ là gì ?
Nhắc lại sơ qua về bài viết trước về độ nhạy sáng ISO, chúng ta có khái niệm Tam giác Ánh sáng, cấu thành từ 3 yếu tố quyết định mức độ sáng của một tấm hình: ISO, khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Theo đó ta đã biêt về 4 chế độ chụp ảnh: A (ưu tiên khẩu độ), S (ưu tiên tốc độ), P (tự động), M (điều chỉnh bằng tay hoàn toàn) để kiểm soát 3 yếu tố trên, qua đó mà tạo ra một tấm hình đủ sáng, dư sáng hay thiếu sáng theo ý muốn. Xem thêm: ISO máy ảnh là gì? Xem thêm: Tốc độ màn trập là gì?
|
Khẩu độ ống kính máy ảnh là gì |
Khẩu độ là gì ?
Khẩu độ là độ lớn của việc mở ống kính khi chụp ảnh. Khẩu độ quyết định độ sáng của tấm hình, và quyết định độ sâu trường ảnh. Từ đó quyết định chất lượng hình chụp ra. Khi bạn nhấn nút chụp của máy ảnh số, một cái lỗ trên ống kính mở ra cho phép ánh sáng đi vào cảm biến, kích thước của cái lỗ đó chính là khẩu độ (Aperture). Lỗ càng lớn thì ánh sáng vào càng nhiều, lỗ càng nhỏ thì sáng vào càng ít. Các lỗ đó được tạo thành từ các lá khẩu xếp lại với nhau. Số lượng và hình dạng của lá khẩu ảnh hưởng tới bokeh trong nhiếp ảnh chân dung. Mở khẩu hay đóng khẩu là trạng thái sắp xếp vị trí của các lá khẩu trong ống kính. Xem thêm: Bokeh là gì?
|
Lá khẩu xếp tạo khẩu độ |
|
Một ống kính với rất nhiều lá khẩu |
Các giá trị của khẩu độ ống kính là gì ?
Khẩu độ được đo bằng "f-stop", trong kỹ thuật nhiếp ảnh bạn thường thấy các thông số kỹ thuật như f/số (f/1.4 – f/2 – f/2.8 – f/4 – f/5.6 – f/8 – f/11 – f/16 – f/22 – f32). Mỗi một f-stop sẽ tăng gấp đôi hoặc giảm phân nửa độ mở của ống kính (tương đương với lượng ánh sáng nhận được). Trên thực tế, mỗi mức f-stop thường sẽ chia thành 3 phần bằng nhau. Ví dụ: từ f2.8 đến f4 được chia thành 3 phần, gọi lần lượt là f3.2 và f3.5.
Tác dụng của khẩu độ f trong nhiếp ảnh là gì?
- Điều phối lượng sáng đi vào cảm biến. Khẩu càng mở lớn (trị số f/số nhỏ, ví dụ f1.4) ánh sáng vào càng nhiều. Và ngược lại khẩu càng khép nhỏ (f/số lớn, ví dụ f/16) ánh sáng vào càng ít. - Độ sâu trường ảnh mỏng khi mở khẩu (thường dùng cho chụp ảnh chân dung - ảnh xóa phông), độ sâu trường ảnh rộng khi khép khẩu (thường dùng cho chụp ảnh phong cảnh, ảnh nét đều trung cảnh, tiền cảnh và hậu cảnh). Đọc thêm về: Độ sâu trường ảnh.
|
Ảnh hưởng của khẩu độ f tới độ sâu trường ảnh |
- Hiệu ứng tối dần khi mở khẩu lớn, nhiếp ảnh gọi là tối góc hay vignetting.
Khẩu độ chụp chân dung
Có một giai đoạn, các nhà sản xuất ống kính trên thế giới đua nhau về độ mở lớn nhất của khẩu độ. Độ mở lớn nhất hiện nay là f0.95. Nhiếp ảnh gia chân dung sử dụng phổ biến các ống kính có khẩu độ mở lớn như: Canon 50mm f 1.8 STM, Sony FE 85mm f 1.8, Nikon 35mm f2, Canon 135mm f2,... Khẩu độ chụp chân dụng mở lớn cho khả năng thu sáng và xóa phông lớn, tạo cảm giác nổi bật chủ thể đẹp mắt.
|
Ảnh Nguyễn Mạnh Hà |
Vậy khẩu độ f 1.8 là gì ?
Khẩu độ f 1.8 là tỷ số giữa tiêu cự ống kính và đường kính lỗ mở của các lá khẩu. Cụ thể, ống kính 50mm f 1.8 khi chụp sẽ cho đường kính lỗ mở tương ứng là 27mm. Khẩu độ f 1.8 = tiêu cự 50mm / đường kính lỗ mở 27mm.
Một số ống kính lấy mức khẩu độ dao động là f1.7 như Minolta AF 50mm f/1.7 AF Lens hay Yashica ML 50mm khẩu độ f 1.9 MF Lens. Như vậy chúng ta đã hiểu rõ và khẩu độ f trong ống kính máy ảnh là gì, khẩu độ chụp chân dung f 1.8 là gì, khẩu độ f 1.9 là gì. Chúc các bạn có được những tấm hình đẹp. http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: https://www.buaxua.vn/may-anh-so/tim-hieu-ve-khau-do-trong-nhiep-anh-ky-thuat-so
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest Wiki Việt Nam
Trang chủ
Không có nhận xét nào:
Leave a Reply
Trang chủ
chú ý
- LÝ THUYẾT NHIẾP ẢNH - 33 KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ ĐỈNH CAO | Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
- CÁCH CHỤP ẢNH THẺ ĐẸP LUNG LINH MÀ VẪN ĐÚNG CHUẨN
- CÁC KIỂU CHỤP ẢNH TỰ SƯỚNG ĐẸP MẮT, DỄ THƯƠNG KUTE
- TỰ HỌC CHỤP ẢNH CƠ BẢN CHỈ TRONG MỘT GIỜ
CHUYÊN MỤC
BẠN CẦN BIẾT
LÝ THUYẾT NHIẾP ẢNH - 33 KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ ĐỈNH CAO | Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
Chuyên mục
- Trang chủ
- 1001 Tips cho Nhiếp ảnh
- Kiến thức Nhiếp ảnh
- Địa điểm chụp ảnh
- Thiết bị máy móc phụ kiện
KIẾN THỨC NHIẾP ẢNH
NHIẾP ẢNH PHONG CẢNH
NHIẾP ẢNH CHÂN DUNG
NHIẾP ẢNH ĐỜI THƯỜNG
NHIẾP ẢNH ĐEN TRẮNG
NHIẾP ẢNH VỚI SMARTPHONE
HẬU KỲ ẢNH
Thắc mắc - Giải đáp
Tên Email
* Thông báo
* NỘI DUNG ĐÁNG QUAN TÂM
- LÝ THUYẾT NHIẾP ẢNH - 33 KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ ĐỈNH CAO | Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà
- CÁCH CHỤP ẢNH THẺ ĐẸP LUNG LINH MÀ VẪN ĐÚNG CHUẨN
- CÁC KIỂU CHỤP ẢNH TỰ SƯỚNG ĐẸP MẮT, DỄ THƯƠNG KUTE
- TỰ HỌC CHỤP ẢNH CƠ BẢN CHỈ TRONG MỘT GIỜ
- CÁC KIỂU TẠO DÁNG CHỤP ẢNH NGOAI TROI ĐẸP VÀ CỰC KỲ ĂN HÌNH