Khẩu độ Là Gì Trong Camera Và Máy ảnh - Rửa Xe Tự động

Khẩu độ là gì? Khẩu độ là một thông số quan trọng của camera và máy ảnh; quyết định tới chất lượng của hình ảnh sau khi chụp. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org nhé!

khẩu độ là gì
Khẩu độ là gì trong camera và máy ảnh

Nội dung bài viết

  • 1 Khẩu độ là gì?
  • 2 Đơn vị tính khẩu độ camera là gì?
  • 3 Ý nghĩa của khẩu độ f là gì?
    • 3.1 Khẩu độ ảnh hưởng tới độ phơi sáng (exposure)
    • 3.2 Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh
    • 3.3 Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu
  • 4 Cách thay đổi khẩu độ máy ảnh
  • 5 Làm sao để lựa chọn máy ảnh có khẩu độ f phù hợp?
  • 6 Một số ví dụ về khẩu độ camera

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ chính là độ mở cửa ống kính, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ của ống kính càng lớn thì trong một khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến nhận được càng nhiều.

Định nghĩa khẩu độ trong camera, máy ảnh là gì còn được hiểu một cách đơn giản đó là độ mở của ống kính máy ảnh, thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh lượng ánh sáng khi chum tia sáng phản chiếu từ vật thể đi vào ống kính. Ký hiệu của khẩu độ là “f”. Khẩu độ càng lớn thì độ mở của ống kính càng lớn (f 1.7 sẽ lớn hơn f2.2) trên di động. Nhưng khi chụp ảnh ban đêm thì ống kính có khẩu độ f1.7 sẽ sáng hơn nhiều so với f2.2.

Đơn vị tính khẩu độ camera là gì?

Khẩu độ đo mức độ của ánh sáng được thu vào bởi cảm biến dưới đơn vị là f/, ví dụ như f/1.9 (f chia 1.9) vì là số chia nên số phía sau càng lớn thì khẩu độ của camera sẽ càng nhỏ và ngược lại. Khẩu độ càng bé thì càng thu lại được ít ánh sáng hơn.

Khẩu độ càng lớn (số f càng nhỏ) thì càng thu được nhiều ánh sáng hơn và khi thu được nhiều đồng nghĩa với việc giảm nhiễu trên bức ảnh, chụp đêm tốt và khả năng bắt sáng tốt cho sự vật rõ ràng hơn. Khẩu độ lớn còn giúp cho hiệu ứng xóa phông trở nên mịn màng hơn.

Ý nghĩa của khẩu độ f là gì?

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ phơi sáng (exposure)

khẩu độ là gì
Khẩu độ ảnh hưởng tới độ phơi sáng (exposure)

Khẩu độ của máy ảnh ảnh hưởng rất lớn đến các hiệu ứng của một bức ảnh, trong đó có độ phơi sáng (exposure). Khẩu độ f giúp bạn điều chỉnh độ sáng của một bức ảnh, khi bạn mở khẩu độ lớn thì lượng ánh sáng tới cảm biến sẽ nhiều, giúp ảnh trở nên sáng hơn và ngược lại. Khi khẩu độ bé, lượng ánh sáng vào đến cảm biến ít, khiến cho ảnh tối hơn.

Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f, các tiêu chuẩn về số f như f/1.4, f/2. f/2.8,…Khi bạn mở khẩu độ thì số f sẽ giảm đi, khi khép khẩu thì độ f sẽ tăng lên. Số f lớn sẽ giúp ảnh sắc nét hơn, còn khi f nhỏ nhất thì bạn sẽ có được khẩu độ tối đa, cho phép lượng ánh sáng đi vào lớn nhất giúp bạn sở hữu cho mình hiệu ứng xóa phông tốt nhất. Do đó, khi chụp ảnh tại các môi trường thiếu sáng bạn nên mở khẩu độ lớn hết cỡ để thu được lượng ánh sáng nhiều nhất.

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh có tên gọi trong tiếng anh là Depth of field, là thuật ngữ được sử dụng để diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh. Khẩu độ f càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh tăng lên, tất cả các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh đều được đảm bảo đúng nét.

Khẩu độ của máy ảnh được mở rộng ở mức tối đa thì độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn, tách đối tượng chụp ra khỏi hậu cảnh, làm cho đối tượng được rõ nét, hậu cảnh sẽ nhòe đi. Khi chụp chân dung, bạn nên mở khẩu độ tối đa khi chụp, để mang tới hiệu ứng xóa phông tuyệt đẹp. Còn khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên để khẩu độ nhỏ để lấy được nhiều chi tiết hơn.

Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

Mỗi một ống kính máy ảnh đều quy định về giới hạn và mức độ lớn nhỏ của khẩu độ. Đối với hầu hết tất cả mọi người, khẩu độ tối đa sẽ quan trọng hơn, nó sẽ cho bạn biết ống kính có thể thu được bao nhiêu ánh sáng và ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng chụp ảnh.

Ống kính có khẩu độ tối đa là f/1.4 hoặc f/1.8 được coi là ống kính nhanh vì có thể cho nhiều ánh sáng hơn là ống kính có khẩu độ tối đa là f/4.0. Đây cũng chính là lý do vì sao ống kính có khẩu độ lớn thường có giá cao hơn.

Khẩu độ tối thiểu không quan trọng lắm vì hầu hết các ống  kính hiện đại đều có thể điều chỉnh khẩu độ tối thiểu ở mức f/16. Với một số ống kính zoom, khẩu độ tối đa sẽ thay đổi khi bạn phóng to và thu nhỏ. Mức giá của ống kính zoom thường cao hơn bởi có khả năng duy trì khẩu độ tối đa không đổi khi zoom. Và ống kính một tiêu cự thường có khẩu độ tối đa lớn hơn ống kính zoom.

Cách thay đổi khẩu độ máy ảnh

khẩu độ là gì
Cách thay đổi khẩu độ máy ảnh

Cách chỉnh khẩu độ canon hay bất kỳ loại máy ảnh nào thì chúng đều tương tự nhau, có 2 cách cài đặt khẩu độ, đó là:

  • Chọn chế độ “ưu tiên khẩu độ”: Bạn sẽ được quyền điều chỉnh khẩu độ còn máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập cho bạn.
  • Chọn chế độ “thủ công”: Bạn có thể điều chỉnh cả khẩu độ và tốc độ màn trập theo ý muốn.

Ở chế độ thủ công, các thiết lập phơi sáng thường được các nhiếp ảnh gia gọi là “f stop”. “EV” hoặc giá trị phơi sáng cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Tăng 1 stop khẩu độ thì sẽ làm giảm đi một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Nếu giảm 1 stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

Với hầu hết các máy ảnh DSLR, ngoài có 1stop tiêu chuẩn thì bạn có thể cài đặt số stop ở các khoảng cách tăng 1/2  và 1/3. Ví dụ, nếu bạn cài đặt 1/3 stop, vi phạm một số stop hoàn chỉnh giữa f2/8 và f/4 được chia thành 3 phần, nó trở thành f2/8, f3/2,….Việc sử dụng 1/3 stop sẽ cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

Làm sao để lựa chọn máy ảnh có khẩu độ f phù hợp?

độ mở của ống kính
Làm sao để lựa chọn máy ảnh có khẩu độ f phù hợp?

Trước khi mua máy ảnh, bạn cần phải xác định rõ mục đích sử dụng và khoản chi phí để mua máy ảnh. Trên thị trường hiện nay, có khẩu độ cố định và khẩu độ động. Loại khẩu độ cố định như f/2.8, f2/2, f/1.8 được khuyên dùng sử dụng bởi khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, không có đèn flash và khả năng xóa phông chụp chân dung tốt hơn.

Về độ lớn của khẩu độ, các loại ống kính có khẩu độ lớn như f/2.8 sẽ cho độ mờ hậu ảnh lớn, còn các khẩu độ nhỏ như f/8, f/11 thì sẽ giúp bạn chụp các chi tiết sắc nét ở cả tiền cảnh và hậu cảnh.

Một số ví dụ về khẩu độ camera

  • f/0.95 – f/1.4: Khoảng khẩu độ này chỉ có trên các ống kính tiêu cự cao, cho phép người dùng thu lại được nhiều ánh sáng, giúp ích cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.
  •  f/1.8 – f/2.0: Là loại ống kính có khả năng thu sáng yếu hơn so với ống kính có khẩu độ f/0.95 – f/1.4 nhưng vẫn có thể tạo ra những bức hình đẹp. Khi sử dụng ống kính có khẩu độ này sẽ tạo ra độ sâu cho ảnh phù hợp cho các đối tượng ở khoảng cách gần.
  •  f/5.6 – f/8: Là loại lens máy ảnh có khẩu độ phù hợp để chụp phong cảnh và kiến trúc. Mức khẩu độ tối đa là f5/6, mang độ sắc nét tổng thể tốt nhất.
  •  f/11 – f/16: Mức khẩu độ này thường hay sử dụng để chụp kiến trúc và chụp ảnh macro. Trong quá trình sử dụng, bạn không nên điều chỉnh khẩu độ của máy ảnh xuống f – stop quá f/8 vì ảnh sẽ bắt đầu mất đi độ sắc nét do sự ảnh hưởng của nhiễm xạ ống kính.

Mong rằng, các thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm khẩu độ là gì trong camera và máy ảnh. Bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, ruaxetudong.org sẽ tổng hợp và gửi tới bạn trong thời gian sớm nhất!

Gửi đánh giá

Từ khóa » Khẩu độ F 2.2 Là Gì