Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Những Kiến Thức Kế Toán Cần Biết

  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm Kế toán tổng hợp
  • Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Những Kiến Thức Kế Toán Cần Biết
Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Những Kiến Thức Kế Toán Cần Biết

4 đánh giá

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.

Khấu hao tài sản cố định là một trong các vấn đề lớn được các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây Kế Toán Lê Ánh sẽ chia sẻ khái niệm Khấu hao tài sản cố định là gì và những kiến thức cần biết về khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).

Khung khấu hao tài sản cố định

Nội dung bài viết:

  • I. Khấu Hao Tài Sản Cố Định Là Gì? Tại Sao Cần Phải Khấu Hao Tài Sản Cố Định
  • II. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
  • III. Quy Định Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định Mới Nhất
  • IV. Khung Khấu Hao Tài Sản Cố Định
  • V. Các Phương Pháp Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định
    • 1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
    • 2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
    • 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
  • VI. Cách Lập Bảng Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định
  • VII. Cách Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định

I. Khấu Hao Tài Sản Cố Định Là Gì? Tại Sao Cần Phải Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách hợp lý, có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của các tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình tài sản đó được doanh nghiệp sử dụng.

»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - Học THỰC CHIẾN Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

II. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó.

Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.

8. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm.

Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

10. Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán.

Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt.

Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.

11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.

III. Quy Định Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định Mới Nhất

Trích khấu hao tài sản cố định

Dựa theo Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 45/2013/TT-BTC:

Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định được thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và tài sản đã qua sử dụng khác so với khung thời gian trích khấu hao TSCĐ được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định trên căn cứ giải trình rõ những nội dung sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo như thiết kế

- Hiện trạng của TSCĐ (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, thực tế tình trạng của tài sản)

- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ tới kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ những tổ chức tín dụng

- Đối với những tài sản hình thành từ các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BCC thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.

Doanh nghiệp chỉ được phép thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao tài sản cố định đảm bảo không được vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hay ngược lại tại năm quyết định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo như đúng quy định.

Thẩm quyền phê duyệt về Phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định:

- Bộ Tài chính phê duyệt:

+ Đối với Công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên được các Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

+ Các công ty con của Công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt đối với những Tổng công ty, công ty độc lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính ở trên địa bàn.

Tổng hợp các trường hợp chi khấu hao TSCĐ không được tính là chi phí được trừ

1. Khấu hao của TSCĐ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Cụ thể: Khấu hao của các TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi: Nhà xe, nhà ăn ca, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế, phòng thay đồ, xe đưa đón cán bộ, thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, cơ sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, nhà ở trực tiếp cho người lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Khấu hao của các TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê tài chính)

Cụ thể: Khấu hao TSCĐ nhận giữ hộ, TSCĐ thuê hoạt động, TSCĐ mượn

3. Khấu hao vượt mức quy định

Trước khi trích khấu hao, doanh nghiệp thông báo phương pháp trích khấu hao cho cơ quan thuế. Hằng năm doanh nghiệp trích khấ hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại.

4. Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá trên 1,6 tỷ đồng của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống

5. Khấu hao của tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.

6. Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn sử dụng.

7. Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng mục đích khác (VD: nhà ở)

Không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp thì được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính đối với các công trình này nếu:

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng.

Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.

Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

8. Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải thạm thời dừng

Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm ngừng do: Tạm thời dừng để sửa chữa, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, di dời địa điểm với thời hạn dưới 12 tháng

IV. Khung Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ cụ thể:

PHỤ LỤC I

KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A - Máy móc, thiết bị động lực

 

 

1. Máy phát động lực

8

15

2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.

7

20

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

15

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

6

15

B - Máy móc, thiết bị công tác

 

 

1. Máy công cụ

7

15

2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng

5

15

3. Máy kéo

6

15

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

6

15

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

15

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

15

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

6

15

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

10

20

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

5

15

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

7

15

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

15

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

6

15

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình

3

15

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

6

10

18. Máy móc, thiết bị công tác khác

5

12

19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu

10

20

20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.

7

10

21. Máy móc thiết bị xây dựng

8

15

22. Cần cẩu

10

20

C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

 

 

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

10

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

5

10

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D - Thiết bị và phương tiện vận tải

 

 

1. Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

10

E - Dụng cụ quản lý

 

 

1. Thiết bị tính toán, đo lường

5

8

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

5

10

G - Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

1. Nhà cửa loại kiên cố.

25

50

2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...

6

25

3. Nhà cửa khác.

6

25

4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi...

5

20

5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.

6

30

6. Bến cảng, ụ triền đà...

10

40

7. Các vật kiến trúc khác

5

10

H - Súc vật, vườn cây lâu năm

 

 

1. Các loại súc vật

4

15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

6

40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.

2

8

I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.

4

25

K - Tài sản cố định vô hình khác.

2

20

V. Các Phương Pháp Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp khấu hao TSCĐ phù hợp cho từng loại tài sản cố định của mình:

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng

1.1. Khái niệm Phương pháp khấu hao đường thẳng

Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao được phép khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ.

- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao nhanh là các tài sản như máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm.

- Khi tiến hành trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo việc kinh doanh là có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu trên thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

1.2. Công thức tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao

(Thời gian trích khấu hao TSCĐ bạn dựa vào khung quy định, chi tiết ở Mục IV)

- Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm/ 12 tháng

- Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng các bạn trích khấu hao luôn theo công thức sau:

Mức khấu hao trong tháng p/s = (Mức trích khấu hao theo tháng x Số ngày sử dụng trong tháng)/ Tổng số ngày của tháng p/s

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

1.3. Ưu điểm, Nhược điểm của Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng. học kế toán thực tế ở đâu

- Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).

- Hiện nay, phương pháp này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

1.4. Ví dụ minh họa

Ngày 5/3/2015, Công ty CP Hoàng Phát mua 01 máy In trị giá 55 triệu (chưa VAT), được chiết khấu 5tr, chi phí vận chuyển 2 triệu (chưa có VAT), chi phí lắp đặt chạy thử 3 triệu(chưa VAT). Máy In được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.

Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao:

- Theo quy định tại khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC).

Máy in có thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm. Như vậy ta sẽ trích khấu hao trong vòng 10 năm.

Bước 2: Xác định mức khấu hao hàng năm:

Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao

Nguyên giá = 55tr – 5tr + 2tr + 3tr = 55 triệu

⇒ Mức khấu hao hàng năm = 55 triệu/ 10 = 5,5 triệu/năm

Bước 3: Xác định mức khấu hao hàng tháng:

+ Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm /12 tháng

⇒ Mức khấu hao hàng tháng = 5,5tr / 12 = 458.000đ/tháng

Bước 4: Xác định mức khấu hao tháng 3/2015:

Mức khấu hao trong tháng 3/2015 = Mức khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng 3/2015 x Số ngày sử dụng trong tháng 3

Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

⇒ Số ngày sử dụng trong tháng 3 = 31 – 5 + 1 = 27 ngày

⇒ Mức khấu hao trong tháng 3 = (458.000/31) x 27 = 398.900 đồng

⇒ Như vậy trong tháng 3/2015 các bạn được trích 398.900 đồng vào chi phí kinh doanh. Hàng tháng được trích 458.000 và hàng năm được trích 5.500.000 đồng.

2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

2.1. Khái niệm Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng trong các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa các điều kiện dưới đây:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới, chưa từng sử dụng
  • Là những loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

2.2. Công thức tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định:

- Thời gian trích khấu hao bạn phải dựa vào khung quy định.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

X

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

- Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh(%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

X

Hệ số điều chỉnh

- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1

X 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

- Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t <,= 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t <,= 6 năm)

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm)

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

2.3. Ưu điểm, Nhược điểm, loại hình doanh nghiệp phù hợp

- Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

- TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

2.4. Ví dụ minh họa

Công ty TNHH An Toàn Việt mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

  • Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
  • Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%
  • Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). (Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)).

3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

3.1. Khái niệm Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp này là những loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:

  • Liên quan trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất được tạo bởi tài sản cố định
  • Công suất thực tế sử dụng bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế

3.2. Công thức tính khấu hao TSCĐ theo Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

3.3. Ưu điểm, Nhược điểm của phương pháp

- Ưu điểm: của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.

- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.

3.4. Ví dụ minh họa

Công ty Dịch vụ ATS mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng.

Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 1

14.000

Tháng 7

15.000

Tháng 2

15.000

Tháng 8

14.000

Tháng 3

18.000

Tháng 9

16.000

Tháng 4

16.000

Tháng 10

16.000

Tháng 5

15.000

Tháng 11

18.000

Tháng 6

14.000

Tháng 12

18.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế tháng(m3)

Mức trích khấu hao tháng(đồng)

1

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

2

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

3

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

4

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

5

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

6

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

7

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

 

Tổng cộng cả năm

35.437.500

Lưu ý:

- Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà DN đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

VI. Cách Lập Bảng Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định

Bảng trích khấu hao tài sản cố định được lập như thế nào? Nhiều bạn kế toán viên khi đi làm thường không tự tin về các công việc của một kế toán tài sản cố định. Một trong những công việc quan trọng của Kế toán tài sản cố định là hàng tháng, phải lập bảng trích khấu hao TSCĐ.

Trong nội dung này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách lập bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Để lập được bảng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng này thì các bạn phải xác định được thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định (Các bạn tra cứu ở bảng tại mục IV ở bên trên). Để hiểu rõ hơn về cách lập bảng trích khấu hao, các bạn tham khảo 01 ví dụ cụ thể dưới đây:

Công ty TNHH An Toàn Việt có 2 Tài sản cố định:

  • 01 là Máy tính xách tay Apple, có nguyên giá 50triệu. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 01/09/2015. Và thời gian trích khấu hao là 5 năm.
  • 01 xe ôtô Toyota Innova, có nguyên giá 450triệu. Ngày đưa vào sử dụng là ngày 11/12/2015. Và thời gian trích khấu hao là 7 năm.

Cách lập bảng trích khấu hao Tài sản cố định:

  • Chỉ tiêu 1: Số thứ tự của các tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
  • Chỉ tiêu 2: Tên TSCĐ - ghi cụ thể tên tài sản mà bạn đi mua về.
  • Chỉ tiêu 3: Điền thông tin đơn vị tính của tài sản cố định.
  • Chỉ tiêu 4: Mã TSCĐ - là mã mà công ty bạn tự đặt, nên đặt mỗi tài sản 1 mã khác nhau để tránh bị trùng lập, tiện theo dõi.
  • Chỉ tiêu 5: Ngày đưa vào sử dụng - ngày Doanh nghiệp bạn bắt đầu đưa Tài sản vào sử dụng.
  • Chỉ tiêu 6: Nguyên giá TSCĐ - Là nguyên giá tài sản khi mua về bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử để đưa tài sản vào hoạt động.
  • Chỉ tiêu 7: Số năm trích khấu hao - theo quy định tại “Khung thời gian trích khấu hao các loại TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC”.
  • Chỉ tiêu 8: Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = Chỉ tiêu 6 / chỉ tiêu 7
  • Chỉ tiêu 9: Thời gian trích khấu hao ngày: = chỉ tiêu 7 * 365 (1 năm = 365 ngày)
  • Chỉ tiêu 10: Mức trích khấu hao TSCĐ ngày: = chỉ tiêu 6/ chỉ tiêu 9
  • Chỉ tiêu 11: Số ngày trích KH trong tháng: được tính bắt đầu từ ngày đưa vào sử dụng đến hết tháng.

Như ví dụ cụ thể ở trên, công ty có 02 tài sản trên, ngày đưa vào sử dụng là tháng 9/2015 và tháng 12/2015, nên đến tháng 1/2016 số ngày trích sẽ được tính trọn tháng là 31 ngày.

  • Chỉ tiêu 12: Số khấu hao kỳ này:= Chỉ tiêu 10 * Chỉ tiêu 11
  • Chỉ tiêu 13: Số KH lũy kế kỳ trước: là tổng giá trị đã được đưa vào chi phí kì trước
  • Chỉ tiêu 14: Lũy kế: = Chỉ tiêu 12 + Chỉ tiêu 13 quản lý nhân sự là gì
  • Chỉ tiêu 15: Giá trị còn lại = Chỉ tiêu 6 – Chỉ tiêu 14

- Dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc: là tổng các tài sản thuộc về nhà cửa trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt không có nhà cửa nên dòng Cộng nhà cửa vật dụng kiến trúc = 0. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

- Dòng Cộng máy móc thiết bị: là tổng các tài sản thuộc về máy móc thiết bị trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt có 1 tài sản thuộc máy móc thiết bị nên Dòng Cộng máy móc thiết bị = 50 triệu.

- Dòng Cộng Phương tiện vận tải: là tổng các tài sản thuộc về phương tiện vận tải trong bảng trích, như bảng trên thì Công ty An Toàn Việt có 1 tài sản thuộc phương tiện vận tải nên dòng Cộng phương tiện vận tải = 450 triệu.

Như vậy kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn cách lập bảng trích khấu hao tài sản cố định. Tiếp theo đây sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chi tiết

VII. Cách Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố Định

– Mua tài sản cố định không phải lắp đặt, chạy thử,... sử dụng được ngay thì hạch toán như sau

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 133: Thuế GTGT

Có TK 112, 331

– Trích khấu hao TSCĐ tính tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp (trường hợp tài sản này dùng cho bộ phận quản lý) thì hạch toán:

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 214: Khấu hao TSCĐ

Xem thêm: 

  • Biên bản giao nhận tài sản cố định theo thông tư 133/2016/TT-BTC
  • Thẻ tài sản cố định mẫu số S23-DN
  • Hồ sơ tài sản cố định gồm những gì
  • Thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính
  • Tài sản cố định thuê tài chính là gì?

Trên đây là những kiến thức kế toán cần biết liên quan đến nội dung về khấu hao tài sản cố định.

Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.

Kinh nghiệm Kế toán tổng hợp
  • Kế toán vốn bằng tiền

  • Kế toán mua hàng

  • Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

  • Kế toán CPSX và tính GTSP

  • Kế toán Bán hàng và xác định KQKD

  • Lập và phân tích báo cáo tài chính

  • Tài sản cố định

  • Tất tần tật về Hóa Đơn Điện Tử

Khóa học khoa-hoc-nguyen-ly-ke-toan

Khóa học Nguyên Lý Kế Toán Thực Tế Cho Người Mất Gốc

khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-1

Khóa học kế toán tổng hợp thực hành

khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-online

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online

banne-kt-thue-cho-nguoi-moi

Khóa Học Kế Toán Thuế Cho Người Mới Bắt Đầu

khoa-hoc-ke-toan-thue-chuyen-sau-2

Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu

khoa-hoc-chung-chi-ke-toan-truong

Khóa học chứng chỉ kế toán trưởng

khoa-hoc-phan-tich-bctc-trung-tam-le-anh

Khóa học tài chính cho người không chuyên

khoa-hoc-ke-toan-cho-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-fdi

Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp Nước Ngoài FDI

khoa-hoc-tai-chinh-cho-giam-doc

Khóa Học Kế Toán Cho Chủ Doanh Nghiệp

khoa-hoc-ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-trung-tam-le-anh

Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp - Kế Toán Lê Ánh

khoa-hoc-ke-toan-ho-kinh-doanh-ca-the

Khóa Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể

khoa-hoc-ke-toan-san-xuat-ke-toan-le-anh

Khóa Học Kế Toán Sản Xuất

khoa-hoc-ke-toan-xay-dung-ke-toan-le-anh

Khóa Học Kế Toán Xây Dựng

khoa-hoc-certifr

KHÓA HỌC CertIFR Online

khoa-hoc-dipifr-tai-ke-toan-le-anh

Khóa Học DipIFR Online

khoa-hoc-chuyen-doi-bao-cao-tai-chinh-tu-vas-sang-ifrs

Khóa Học Chuyển Đổi Báo Cáo Tài Chính Từ VAS Sang IFRS

khoa-hoc-chung-chi-hanh-nghe-ke-toan

Khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

khoa-hoc-chung-chi-dai-ly-thue

Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế

khoa-hoc-ke-toan-tai-doanh-nghiep-dao-tao-inhouse

Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp (Đào Tạo In-house) Online & Offline

khoa-hoc-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-ben-vung

Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Bền Vững

cac-khoa-hoc-ke-toan-online-1

Khóa Học Kế Toán Online Đóng Gói

khoa-hoc-ke-toan-quan-tri-trung-tam-le-anh

Khóa Học Kế Toán Quản Trị

khoa-hoc-phan-tich-dau-tu-chung-khoan

Khóa học phân tích đầu tư chứng khoán

khoa-hoc-xuat-nhap-khau-thuc-te-ha-noi-tphcm-1

Khóa Học Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Thực Tế

khoa-hoc-thuc-hanh-quan-tri-hanh-chinh-nhan-su-chuyen-nghiep

Khoá học thực hành quản trị hành chính nhân sự chuyên nghiệp

khoa-hoc-c-b-tien-luong-va-phuc-loi-1

Khóa Học C&B – Tiền Lương Và Phúc Lợi

khoa-hoc-bao-hiem-xa-hoi-online-offline

Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội

khoa-hoc-thue-tncn-trong-quan-tri-nhan-su

Khóa Học Thuế Thu Nhập Cá Nhân Trong Quản Trị Nhân Sự

khoa-hoc-ke-toan-cao-cap

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Cao Cấp

khoa-hoc-ifrs

Khóa Học Kế Toán Theo Chuẩn Mực Quốc Tế IAS/IFRS

khoa-hoc-ke-toan-tren-phan-mem-fast

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Trên Phần Mềm Fast

khoa-hoc-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-cho-tre-em

Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Cho Trẻ Em

khoa-hoc-soat-xet-nhan-dien-rui-ro-bao-cao-tai-chinh-va-toi-uu-quyet-toan-thue-2

Khóa Học Soát Xét, Nhận Diện Rủi Ro Báo Cáo Tài Chính Và Tối Ưu Quyết Toán Thuế

Fanpage Kế toán Lê Ánh
Bài viết mới nhất khoa-hoc-ke-toan-doanh-nghiep-vua-va-nho

Khóa Học Kế Toán Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

luat-lao-dong

Luật Lao Động – Những Điều Kế Toán Cần Biết

thu-quy-la-gi

Thủ Quỹ Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ Và Những Kỹ Năng Cần Thiết

chuyen-doi-bao-cao-tai-chinh-tu-vas-sang-ifrs-lo-trinh-hieu-qua

Chuyển Đổi Báo Cáo Tài Chính Từ VAS Sang IFRS: Lộ Trình Hiệu Quả

hoa-don-ban-hang-la-gi

Hóa Đơn Bán Hàng Là Gì? Cập Nhật Quy Định Mới Nhất

hoa-don-vat-la-gi

Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết

chi-so-pb-la-gi

Chỉ Số P/B Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Trong Định Giá Cổ Phiếu

thue-gian-thu-la-gi-kien-thuc-ca-nhan-doanh-nghiep-can-nam

Thuế Gián Thu Là Gì? Kiến Thức Cá Nhân, Doanh Nghiệp Cần Nắm

5.0 (4 lượt đánh giá) Viết đánh giá
  • 5 100%
  • 4 0%
  • 3 0%
  • 2 0%
  • 1 0%
15:56:12 PM 28/07/2023 Nhận xét của bạn* Gửi 10:48:54 AM 08/11/2022 Nhận xét của bạn* Gửi 08:44:41 AM 13/09/2022 Nhận xét của bạn* Gửi 15:44:13 PM 25/07/2022 Nhận xét của bạn* Gửi

Đánh giá

Hình ảnh đại điện

Khấu Hao Tài Sản Cố Định - Những Kiến Thức Kế Toán Cần Biết

Rất tệ Tệ Tạm ổn Tốt Rất tốt Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân Gửi ảnh thực tế ( tối đa 3 ảnh) Gửi đánh giá Bình luận

Vui lòng bổ sung thông tin

Gửi

Bài viết liên quan

luat-lao-dong

Luật Lao Động – Những Điều Kế Toán Cần Biết

Luật Lao Động là công cụ giúp kế toán đảm bảo quyền lợi người lao động và tuân thủ quy định pháp luật. Cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu ngay những quy định quan trọng, vai trò của kế ...

thu-quy-la-gi

Thủ Quỹ Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ Và Những Kỹ Năng Cần Thiết

THỦ QUỸ không chỉ là người giữ tiền mà còn giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức. Vậy thủ quỹ là gì, công việc cụ thể của thủ quỹ là gì và cần những kỹ năng gì để đảm ...

tai-san-la-gi

Tài Sản Là Gì? Phân Loại Tài Sản Trong Kế Toán

TÀI SẢN là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế toán, đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để hiểu rõ ...

cac-loai-hop-dong-gop-von-min

Các Loại Hợp Đồng Góp Vốn và Cách Soạn Thảo Chi Tiết

Các loại hợp đồng góp vốn là một phần không thể thiếu trong quá trình hợp tác kinh doanh, đặc biệt khi các bên muốn kết hợp nguồn lực tài chính và tài sản để đạt được mục tiêu ...

ham-excel-ngay-thang-nam

Hàm Ngày Tháng Năm Trong Excel – Cách Dùng Và Ví Dụ Thực Tế

Các hàm ngày tháng năm trong Excel là công cụ quan trọng giúp xử lý nhanh chóng dữ liệu liên quan đến thời gian. Bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các ...

ham-product-ham-nhan-trong-excel

Cách Dùng Hàm Nhân (Hàm PRODUCT) Trong Excel

Hàm PRODUCT trong Excel giúp bạn dễ dàng tính tích của nhiều giá trị cùng lúc, đặc biệt hữu ích trong các bài toán tính nhân nhiều cột hoặc phạm vi dữ liệu. Bài viết này, Kế Toán ...

cach-dung-ham-counta-1

Hàm COUNTA Trong Excel - Cách Dùng Qua Ví Dụ Thực Tế

Hàm COUNTA trong Excel giúp đếm số ô có chứa dữ liệu, bao gồm cả văn bản và số, rất hữu ích trong việc quản lý và phân tích dữ liệu. Bài viết này, Kế Toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi ...

cach-dung-ham-iferror-trong-excel

Hàm IFERROR Là Hàm Gì? Cách Dùng Và Ứng Dụng

Hàm IFERROR trong Excel là công cụ hữu ích giúp xử lý lỗi trong công thức, hiển thị kết quả thay thế để bảng tính dễ hiểu và chuyên nghiệp hơn. Bài viết này, Kế Toán Lê Ánh sẽ ...

Khám phá nhiều chủ đề khác

Tài Sản Cố Định Kế Toán Mua Hàng Kế Toán Thuế GTGT Kế Toán Thuế TNCN Kế Toán Thuế TNDN Kinh Nghiệm Excel Lý Thuyết Kế Toán Kế Toán Vốn Bằng Tiền Kế Toán CPSX Và Tính GTSP Hoá Đơn Điện Tử Lập Và Phân Tích BCTC Kế Toán Tiền Lương

Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855

votcher-hoc-phi-ke-toan-le-anh-oficial Họ tên*

Họ tên là bắt buộc !

SĐT*

Số điện thoại là bắt buộc !

Số điện thoại sai định dạng !

Email*

Email là bắt buộc !

Email sai định dạng !

Khóa học Chọn khóa học Khóa học kế toán tổng hợp thực hành Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu Khóa Học Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Khóa học Nguyên Lý Kế Toán Thực Tế Cho Người Mất Gốc Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp - Kế Toán Lê Ánh Khóa Học Kế Toán Online Đóng Gói Khóa học chứng chỉ kế toán trưởng Khoá học thực hành quản trị hành chính nhân sự chuyên nghiệp Khóa học tài chính cho người không chuyên Khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán Khóa học phân tích đầu tư chứng khoán Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Khóa Học Soát Xét, Nhận Diện Rủi Ro Báo Cáo Tài Chính Và Tối Ưu Quyết Toán Thuế Khóa Học Kế Toán Quản Trị Khóa Học Kế Toán Cho Chủ Doanh Nghiệp Khóa Học Kế Toán Sản Xuất Khóa Học Kế Toán Xây Dựng Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Cao Cấp Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội Khóa Học Thuế Thu Nhập Cá Nhân Trong Quản Trị Nhân Sự Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Trên Phần Mềm Fast Khóa Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp (Đào Tạo In-house) Online & Offline Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp Nước Ngoài FDI Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Bền Vững Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Cho Trẻ Em Khóa Học C&B – Tiền Lương Và Phúc Lợi Khóa Học Kế Toán Theo Chuẩn Mực Quốc Tế IAS/IFRS Khóa Học Kế Toán Thuế Cho Người Mới Bắt Đầu Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế KHÓA HỌC CertIFR Online Khóa Học DipIFR Online Khóa Học Chuyển Đổi Báo Cáo Tài Chính Từ VAS Sang IFRS

Bạn chưa chọn khóa học !

Địa điểm Chọn địa điểm Học online tương tác trực tiếp với giảng viên P268, P639, Toà nhà Vân Nam Building, 26 Đường Láng, HN (Trụ Sở Chính) Lầu 2, 520, CMT 8, Phường 11, Quận 3, TPHCM 155 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3. TPHCM 357 Lê Hồng Phong , Phường 2, Quận 10, TPHCM 133/1A, Chương Dương, P Linh Chiểu, Q Thủ Đức, TPHCM 51 Quan Nhân, P Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội 29 Vũ Phạm Hàm, P Yên Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội 8 Phan Văn Trường, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Tầng 2, toà nhà 520 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 3 Lầu 7, toà STA số 618, Đường 3-2, Quận 10, TP.HCM 473 Nguyễn Trãi, P Thanh Xuân, Q Thanh Xuân, HN P1502 CT1 Ngô Thì Nhậm, P Hà Cầu, Q Hà Đông, HN 99 Nguyễn Phong Sắc, Q Cầu Giấy, HN 70 Nguyễn Văn Cừ, P Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh 52 Đ. Hùng Vương, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng 262 Ngô Quyền, P Tân Bình, TP Hải Dương 18 Phan Thanh Tài, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng Lô 45, Đường N2, Kp Thống Nhất, Dĩ An, Bình Dương 36A Trường Sơn, Phường 2, Q Tân Bình, HCM 22 Đ. Nguyễn Lương Bằng, Phú Nhuận, Huế, Thừa Thiên Huế 59A Cách Mạng Tháng Tám, P Cái Khế, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ghi chú Đăng ký Gửi thông tin thành công !! Đã xảy ra lỗi, vui lòng thử lại sau !! Đăng ký khóa học

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0904848855

votcher-hoc-phi-ke-toan-le-anh-oficial Họ tên*

Họ tên là bắt buộc !

SĐT*

Số điện thoại là bắt buộc !

Số điện thoại sai định dạng !

Email*

Email là bắt buộc !

Email sai định dạng !

Khóa học Chọn khóa học Khóa học kế toán tổng hợp thực hành Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu Khóa Học Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Thực Tế Khóa học Nguyên Lý Kế Toán Thực Tế Cho Người Mất Gốc Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp - Kế Toán Lê Ánh Khóa Học Kế Toán Online Đóng Gói Khóa học chứng chỉ kế toán trưởng Khoá học thực hành quản trị hành chính nhân sự chuyên nghiệp Khóa học tài chính cho người không chuyên Khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán Khóa học phân tích đầu tư chứng khoán Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Khóa Học Soát Xét, Nhận Diện Rủi Ro Báo Cáo Tài Chính Và Tối Ưu Quyết Toán Thuế Khóa Học Kế Toán Quản Trị Khóa Học Kế Toán Cho Chủ Doanh Nghiệp Khóa Học Kế Toán Sản Xuất Khóa Học Kế Toán Xây Dựng Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Cao Cấp Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội Khóa Học Thuế Thu Nhập Cá Nhân Trong Quản Trị Nhân Sự Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành Trên Phần Mềm Fast Khóa Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp (Đào Tạo In-house) Online & Offline Khóa Học Kế Toán Cho Doanh Nghiệp Nước Ngoài FDI Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Bền Vững Khóa Học Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Cho Trẻ Em Khóa Học C&B – Tiền Lương Và Phúc Lợi Khóa Học Kế Toán Theo Chuẩn Mực Quốc Tế IAS/IFRS Khóa Học Kế Toán Thuế Cho Người Mới Bắt Đầu Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế KHÓA HỌC CertIFR Online Khóa Học DipIFR Online Khóa Học Chuyển Đổi Báo Cáo Tài Chính Từ VAS Sang IFRS

Bạn chưa chọn khóa học !

Địa điểm Chọn địa điểm Học online tương tác trực tiếp với giảng viên P268, P639, Toà nhà Vân Nam Building, 26 Đường Láng, HN (Trụ Sở Chính) Lầu 2, 520, CMT 8, Phường 11, Quận 3, TPHCM 155 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3. TPHCM 357 Lê Hồng Phong , Phường 2, Quận 10, TPHCM 133/1A, Chương Dương, P Linh Chiểu, Q Thủ Đức, TPHCM 51 Quan Nhân, P Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội 29 Vũ Phạm Hàm, P Yên Hòa, Q Cầu Giấy, Hà Nội 8 Phan Văn Trường, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội Tầng 2, toà nhà 520 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 3 Lầu 7, toà STA số 618, Đường 3-2, Quận 10, TP.HCM 473 Nguyễn Trãi, P Thanh Xuân, Q Thanh Xuân, HN P1502 CT1 Ngô Thì Nhậm, P Hà Cầu, Q Hà Đông, HN 99 Nguyễn Phong Sắc, Q Cầu Giấy, HN 70 Nguyễn Văn Cừ, P Hồng Hải, TP Hạ Long, Quảng Ninh 52 Đ. Hùng Vương, Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng 262 Ngô Quyền, P Tân Bình, TP Hải Dương 18 Phan Thanh Tài, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng Lô 45, Đường N2, Kp Thống Nhất, Dĩ An, Bình Dương 36A Trường Sơn, Phường 2, Q Tân Bình, HCM 22 Đ. Nguyễn Lương Bằng, Phú Nhuận, Huế, Thừa Thiên Huế 59A Cách Mạng Tháng Tám, P Cái Khế, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ghi chú Đăng ký Gửi thông tin thành công !! Đã xảy ra lỗi, vui lòng thử lại sau !! Tìm khóa học Đăng kí học khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904848855; 0964695858 1 2 Tư vấn facebook
  • Tìm khóa học
  • Đăng ký học
1 2 Google Searchwww.google.com/-strong/-heart:>:o:-((:-h

Từ khóa » Bảng Khấu Hao Tài Sản Cố định