Khẩu Trang - đeo Tiếp Hay Thôi? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Vaccine là nguyên tắc dễ thống nhất, vì nó đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến chống đại dịch. Thời gian bảo vệ của vaccine ổn định là sáu tháng, nên nhiều người đã rục rịch đi tiêm mũi bốn mà không còn băn khoăn như trước.
Đại dịch cũng góp phần tạo nếp sống mới: vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn tay chân, khử khuẩn bề mặt đã trở thành thói quen.
Chỉ còn vấn đề khẩu trang. Đeo hay không đeo. Tranh cãi này lắng xuống trong đại dịch, giờ lại nổi lên.
Khi TP HCM chìm trong đỉnh dịch, chúng tôi mặc đồ bảo hộ cá nhân (PPE) rất lâu, rất kỹ trước khi vào buồng bệnh. Áo choàng trùm đầu kín mít, không một kẽ hở, còn cẩn thận lấy băng dính dán vòng hết cổ tay, cổ áo. Chúng tôi đeo khẩu trang loại tốt, trùm ra ngoài thêm một lần khẩu trang phẫu thuật nữa.
Nhưng ở lâu trong vùng dịch, chúng tôi dần bớt sợ. Ban đầu, đồ bảo hộ cấp 4 kín bưng, mồ hôi không thoát được, đọng lại trong người như tắm. Sau, hàng cấp 4 hết dần, y bác sĩ chuyển sang dùng bộ cấp 1 rẻ tiền, thoáng mát. Khi dịch bùng phát ở miền Bắc, chúng tôi có lúc vào cấp cứu trong buồng bệnh không kịp mặc cả đồ bảo hộ, chỉ blouse thường.
Nhưng khẩu trang thì vẫn giữ nguyên. Nhìn lại, công tác bảo hộ chống dịch có những lúc vượt mức, gây tốn kém không cần thiết. Cái cần nhất là khẩu trang, vì virus lây qua đường hô hấp. Tôi vào Nam ra Bắc chống dịch, thời gian tiếp xúc với nguồn bệnh gần một năm, luôn tuân thủ nguyên tắc khẩu trang và đến giờ vẫn chưa bị lây. Tác dụng bảo vệ của khẩu trang là rất lớn.
Tuy nhiên khi đại dịch dần qua đi, các khu cấp cứu ICU gần như trống rỗng, xã hội đã cơ bản quay lại nếp sinh hoạt xưa, thì vấn đề đeo khẩu trang còn cần thiết không? Để trả lời câu hỏi này, có thể dựa vào một số dữ liệu sau:
Một là khả năng miễn dịch của dân cư. Thông thường, một cộng đồng đạt miễn dịch với một bệnh truyền nhiễm nào đó khi có trên 70% số người miễn dịch. Lúc này, virus mất khả năng lây lan, số người còn nhiễm virus sẽ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số. Xác suất gặp người đang mang virus rất thấp, và nếu gặp thì xác suất bị lây nhiễm càng thấp hơn do đã được tiêm phòng. Như vậy đeo khẩu trang không còn cần thiết.
Dữ liệu thứ hai là căn cứ vào các quốc gia có cùng tỷ lệ tiêm vaccine giống Việt Nam, xem họ khuyến cáo về khẩu trang như thế nào?
Ở Mỹ, vào tháng 4, thẩm phán liên bang tại Florida tuyên bố lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng là bất hợp pháp. Dựa trên phán quyết này, các cơ quan quản lý y tế đã chấm dứt yêu cầu đeo khẩu trang tại các nhà ga, sân bay và trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên CDC Mỹ vẫn khuyến cáo nên tiếp tục sử dụng khẩu trang ở những địa điểm trên. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 đủ liều tính đến tháng 6 của Mỹ là 67,2%,
Ở châu Âu, từ tháng 5, yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay cũng được dỡ bỏ, nhưng vẫn có 12 nước trong EU duy trì bắt buộc khẩu trang trên các chuyến bay; là Đức, Italy, Tây Ban Nha, Hy lạp... Tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 đủ liều của EU đến tháng 6 là 68%.
Tỷ lệ tiêm vaccine đủ mũi của toàn dân Việt Nam hiện nay là 81,5%, thuộc loại cao so với thế giới. Tính chung Việt Nam có 77,7 triệu người tiêm đủ liều, với khả năng bảo vệ của vaccine bình quân là 80%, cộng với 10 triệu người đã mắc Covid 19; như vậy ta có 72 triệu người có miễn dịch trên tổng số 98 triệu dân, đạt tỷ lệ 73% người dân miễn dịch với Covid-19. Hiện nay, việc bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi, khu vực không cần thiết, như trường học, cơ quan công sở đã trở thành việc làm mang tính hình thức hơn là giải pháp chống lây bệnh.
Căn cứ thứ ba là những hiểm họa nhìn thấy trước từ rác thải do khẩu trang y tế đổ ra môi trường. Science Daily trích dẫn các nghiên cứu ước tính, trong đại dịch, thế giới sử dụng 129 tỷ chiếc khẩu trang mỗi tháng, tức ba triệu chiếc mỗi phút. Phần lớn số khẩu trang này, được làm chủ yếu từ các sợi vi nhựa khó tiêu hủy, đã thải trực tiếp ra môi trường. Các nhà khoa học Mỹ cũng tiến hành khảo sát tại 11 quốc gia và nhận thấy rác thải từ khẩu trang tăng 9000% do Covid-19. Thế giới đã tốn hàng núi tiền vào chi phí cho khẩu trang y tế và đang đứng trước nguy cơ không thể giải quyết hết các hệ lụy về môi trường chỉ bằng tiền.
Những dữ liệu này có thể giúp Việt Nam cân nhắc về cái giá phải trả cho an toàn. Xã hội Việt Nam đã vận hành nhộn nhịp trở lại từ cuối tháng 4, trải qua mấy kỳ lễ lớn, tập trung đông người, nhưng tỷ lệ người mắc Covid-19 tiếp tục đi xuống, là tín hiệu cho thấy Việt Nam đã đạt miễn dịch cộng đồng.
Vì vậy, theo tôi, nên mạnh dạn bỏ hết các hạn chế ràng buộc của thời chống dịch để quay về cuộc sống bình thường cũ.
Quy định bắt buộc khẩu trang vẫn nên duy trì ở một số khu vực đặc thù như bệnh viện, nhà dưỡng lão... Nhưng với câu hỏi có nên bắt buộc đeo khẩu trang ở những khu vực công cộng, quan điểm của tôi là: không, chỉ cần khuyến cáo sử dụng, và nên dùng khẩu trang vải, với khả năng tái sử dụng cao.
Quan Thế Dân
Từ khóa » Buộc Khẩu Trang
-
[PDF] Làm Cách Nào để Khẩu Trang Vừa Vặn Và Bảo Vệ Tốt Hơn?
-
Đeo Khẩu Trang Khi Di Chuyển Và Tại Các Không Gian Giao Thông Công ...
-
Khẩu Trang - Coronavirus COVID-19 Response
-
COVID-19 Và Khẩu Trang: Một Số Lời Gợi ý Cho Gia đình - UNICEF
-
[PDF] Sử Dụng Khẩu Trang - Kaiser Permanente
-
Bỉ Không Bắt Buộc đeo Khẩu Trang Trên Phương Tiện Giao Thông Công ...
-
Sống Chung An Toàn Với COVID-19: Đức Vẫn Duy Trì Quy định đeo ...
-
[PDF] Khẩu Trang Không Bắt Buộc - King County
-
EU Bỏ Quy định Bắt Buộc đeo Khẩu Trang Trên Các Chuyến Bay Và Sân ...
-
COVID-19: Người Dân Hàn Quốc Vẫn đeo Khẩu Trang Dù Không Bắt ...
-
COVID-19: Italy điều Chỉnh Quy định đeo Khẩu Trang ở Nơi Làm Việc
-
Thái Lan Sẽ Nới Lỏng Quy định “bắt Buộc đeo Khẩu Trang” Trong Tháng ...
-
Học Sinh đến Trường Có Buộc Phải đeo Khẩu Trang? - PLO
-
[PDF] Dùng Khẩu Trang COVID-19: