KHẾ IÊM Và Vũ Điệu Không Vần - LÊ THIẾU NHƠN

  • Trang chủ
  • Tác phẩm
NXB Đà Nẵng vừa ấn hành tập sách “Vũ điệu không vần” của nhà thơ Khế Iêm. Buổi trò chuyện với tác giả và về tác phẩm diễn ra lúc 9h ngày 15-12 tại Cà Phê Thứ Bảy (38 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM) có sự tham gia của nhiều đồng nghiệp văn giới. Giới thiệu tác giả: Khế Iêm tên thật Lê Văn Đức sinh năm 1946 tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Chủ trương Tạp chí Thơ tại Hoa Kỳ và phong trào thơ Tân hình thức Việt. Chủ biên Blank Verse (Thơ Không Vần, 2006) và Thơ Kể (Poetry Narrates (2010), cả hai là thơ Tân Tân hình thức Việt, ấn bản song ngữ. Tác Phẩm: Hột Huyết (kịch, Sài Gòn 1972), Thanh Xuân (Tạp chí Văn, 1992), Dấu Quê (Traces of My Homeland, ấn bản song ngữ. Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2013), Thơ Khác (Other Poetry, ấn bản song ngữ, Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2011). Stepping Out, Essays on Vietnamese Poetry (Bước Ra, ấn bản song ngữ, Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2012). Ông tham gia hội nghị hàng năm lần thứ 56 (2004) của Hiệp hội Nghiên cứu Á châu (Association Asian Studies) về thơ các quốc gia vùng Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Philippines và Việt Nam, với chủ đề, “Poetry as a Window on History and Change in Southeast Asia” (Thơ, cửa sổ qua lịch sử và biến đổi tại Đông Nam Á). Ông đã từng tham gia buổi đọc thơ song ngữ Anh Việt tại Irvine, Orange County, California ngày 20 tháng 11, 2016, trong chương trình Đọc Thơ (Poetry Reading) khắp 58 quận thuộc tiểu bang California, do nhà thơ danh dự tiểu bang Dana Gioia tổ chức, cùng với nhà nghiên cứu âm nhạc trẻ Tina Hùynh. Giới thiệu tác phẩm: Vũ điệu không vần gồm 35 tiểu luận, với hơn 600 trang, công trình kéo dài 18 năm của Khế Iêm cung cấp những thông tin chi tiết về ngôn ngữ, luật tắc trong sáng tác, ghi nhận những chặng đường tìm kiếm trong sáng tạo. Đây là công trình chính thức và đầy đủ nhất về mặt kiến thức, hiểu biết về thơ, và cả những chủ đề liên quan tới thơ như Hiệu ứng cánh bướm, Nghiên cứu về não bộ, Giáo dục cổ điển phương Tây, mà còn giúp những nhà thơ và phê bình nghiên cứu tham khảo, trong công việc của họ. Lâu nay, thể thơ không vần Việt thường được gọi dưới cái tên “thơ Tân hình thức”. Như chúng ta biết, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, nên thơ thể luật, dù có vần hay không vần ở cuối dòng, vẫn có thể dùng kỹ thuật vắt dòng (enbjament) vắt ý tưởng từ dòng này qua dòng khác, làm cho liền lạc với nhau, còn thơ tiếng Việt, vì là ngôn ngữ đơn âm, nên không thể làm chuyện đó. Vì vậy, những nhà thơ cách tên đã đưa vào thơ Việt một thể thơ mới: Thể thơ không vần, kết hợp giữa thơ vần và tự do, với ý tưởng liền lạc. Đây là yếu tố khó nhất trong thơ Mỹ, và dĩ nhiên cả thơ Việt. (Trong khi, thể thơ không vần Việt dùng lại những thể thơ Việt 5, 7, 8 chữ và lục bát, với kỹ thuật lập lại để tạo nhịp điệu và vắt dòng, tất cả kết hợp thành một bộ máy kiềm chế, cô đọng câu chữ, và biến nhịp điệu nói thành nhịp điệu thơ.) Hai yếu tố căn bản và cốt lõi bấy lâu của thơ Tân hình thức Việt: Ý tưởng và nhịp địệu. Ý tưởng phải mới mẻ, còn nhịp điệu mỗi bài thơ phải có một nhịp điệu khác nhau. Cả hai phải theo đúng tinh thần sáng tạo. Mà khi dùng cách vắt dòng (enjambment) phá đi cách đọc dừng lại ở cuối dòng, người đọc bị thúc đẩy đi tìm lại phần đã mất (của câu), tốc độ đọc nhanh hơn, và phải đọc bằng mắt. Điều này gợi tới ý niệm thời gian và không gian trong thơ. Cái phần mất đi ấy là phần gì, phải chăng là một phần đời sống, của quá khứ hay tương lai, và như thế, hiện tại không lẽ chỉ là cái trống không? Nhưng cái trống không ấy lại chẳng trống không vì những chuyển động không ngừng của cái biết và chưa biết, đè lấp lên nhau. Thơ bật lên từ sự vặn vẹo và phức tạp của văn phạm và cú pháp (syntax), tạo thành nhịp điệu và nhạc tính. Điều rõ ràng, bài thơ và tri giác về nhịp điệu (perception of rhythm) không nằm ở ngôn ngữ (chữ), mà ở nội dung ngôn ngữ (the content of the language). Nội dung ngôn ngữ chính là những chuyển động cảm xúc trong phạm trù văn phạm và cú pháp. Chính vì thế, mục đích của thơ Tân hình thức mà tập tiểu luận "Vũ điệu không vần" là muốn đưa thơ Việt bước ra ngoài thế giới, nên mới chú tâm vào dịch thuật, tìm kiếm người đọc khác ngôn ngữ và văn hóa. Nếu quá đậm đặc trong phạm trù văn hóa hay ngôn ngữ Việt sẽ không thể dịch vì làm sao dịch âm thanh (sound) ngôn ngữ, đặc biệt đối với những thể thơ truyền thống, khi kết hợp những đơn vị âm thanh đó, tạo nên nhạc tính trong thơ. Để đáp ứng điều kiện dịch thuật, thơ Tân hình thức phải thay đổi cách sáng tác. Về chữ, khi chuyển sang ngôn ngữ đời thường để sáng tác, thơ không còn những chữ hiếm, chữ lạ, và người đọc không bị vướng vào chữ khi đọc. Với phong cách thơ gần với văn xuôi và sử dụng kỹ thuật lặp lại để tạo nhịp điệu, nên khi chuyển dịch vẫn giữ được nhịp điệu và làm biến mất dấu vết của văn xuôi, thành thơ. Kỹ thuật lập lại giúp cho thơ Việt có thêm một yếu tố nhịp điệu mới và khi dịch sang tiếng Anh vẫn không mất đi. Người đọc Mỹ sẽ đọc như một bài thơ chứ không phải một bản dịch. Một ưu điểm nữa là những người đọc Mỹ sẽ được đọc những bài thơ khác lạ, am hiểu thêm về đất nước và con người từ một nền văn hóa khác. 01:1914 tháng 12 KHẾ IÊM và Vũ Điệu Không Vần
  • Gửi cho bạn bè
  • Đăng lên nhật ký
  • Sao chép liên kết
  • Đăng nhận xét
  • Về trang chủ
  • Trang chủ
  • Zalo
  • Twitter
  • Facebook
Xem thêm PHÙNG GIA LỘC và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì chấn động 30 năm trước PHÙNG GIA LỘC và Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì chấn động 30 năm trước

Phùng Gia Lộc người nhỏ thó, ốm yếu, gầy gò; nước da xanh xám, thở lúc nào cũng nặng nhọc, khò khè suốt ngày vì bị hen suyễn nặng… Thế nhưng, bên trong con người có bề ngoài mảnh khảnh ốm o ấy lại luôn là một tấm lòng nồng hậu, một tinh thần sục sôi chống lại cái ác, không chịu được sự bất công, ngang ngược của bọn quan lại, cường hào mới… Giai đoạn quyết liệt nhất, sau khi đăng “Cái đêm hôm ấy đêm gì”, Phùng Gia Lộc phải trốn ra Hà Nội… Tôi vẫn nhớ như in cái cảnh về quê của Phùng Gia Lộc sau những ngày trốn tránh. Vợ anh chạy từ đâu về không biết, mặt mày hốt hoảng, tất tả, tiêu điều không khác gì chị Dậu trong Tắt đèn ngày trước. Mấy đứa con ngơ ngác, lạ lẫm trước đoàn khách xe pháo, hàng hóa lềnh kềnh đầy một khoảng sân đất trước nhà. Nhà anh xiêu vẹo hơn nhà chị Dậu…

Nói thêm về cái chết của LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH Nói thêm về cái chết của LƯU QUANG VŨ - XUÂN QUỲNH

Khi xe Vũ xuống dốc cầu qua địa phận xã Ngọc Châu thì phải dừng lại, vì chiếc xe tải phía trước thắng gấp để tránh hai phụ nữ đèo nhau bất chợt vượt qua mặt vào mép đường. Cũng vừa lúc đó phía sau xe Vũ có một chiếc xe tải lớn chở than của một công ty ở thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) do tài xế Nguyễn Công Thành lái, chạy với tốc độ lớn xuống dốc cầu, không kịp thắng đã lao đâm vào phía trái đuôi xe của Vũ. Bị tác động bởi một lực quá lớn, vợ chồng Doãn Châu ngồi sau lái xe ngã bổ vào thùng xe, còn vợ chồng Quỳnh - Vũ và con trai Quỳnh Thơ ngồi bên phải bị hất tung lên khỏi xe rơi xuống mặt đường.

TRẦN ĐĂNG KHOA bị vu vạ Phản Động khi viết bài chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc TRẦN ĐĂNG KHOA bị vu vạ Phản Động khi viết bài chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc

Tôi rất ngạc nhiên khi tôi vừa đưa mấy bài viết lên trang, có kẻ đã nhắn vào điện thoại tôi: “Câm mồm đi thằng già!”. “Muốn ăn bánh ô tô không?”. Trên mạng xã hội, xuất hiện một số người xuyên tạc, thóa mạ, cho là tôi kích động chiến tranh rồi vu đòn chính trị. Kỳ lạ vậy … 

Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu? Nhà báo MINH DIỆN bị kiện do đâu?

Báo Dân Việt đưa tin: “Chiều 3.3, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Đại Nam , cho biết chính thức kiện ông Minh Diện vì cố tình xâm phạm đời sống riêng tư và bịa đặt nhằm làm nhục người khác. Ngoài ra, ông Minh Diện còn bị tố không có văn hóa và hủy hoại danh dự người khác không phải riêng với vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng - bà Nguyễn Phương Hằng ( ảnh bên ) mà kể cả một số cá nhân. Bà Nguyễn Phương Hằng cho biết: “Ông Minh Diện đã lôi kéo một số người nhằm phá hoại khu du lịch Đại Nam đang hoạt động. Tôi tin luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị thích đáng những kẻ chuyên đi phá hoại cuộc sống bình yên của người khác”. Được biết, ông Minh Diện đã có nhiều bài viết đăng trên blog B. liên quan đến một số cá nhân và gần đây ông Minh Diện có bài viết “Ân oán còn lâu”. Theo vợ ông Huỳnh Uy Dũng, bài viết toàn là những chuyện bịa đặt, hư cấu nhằm bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm và vu khống, phá hoại hạnh phúc gia đình vợ chồng ông đồng thời phá hoại hoạt động sản xuất kinh

Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở" Cơn ngụy biện trong chương trình "60 phút mở"

Ngụy biện hay lỗi ngụy biện (fallacy) trong thảo luận và trình bày ý kiến là một vấn đề nghiêm trọng, xảy ra trên bình diện đại số đông người Việt, không chỉ ở cả dân thường mà kể cả các vị có bằng cấp, học thức, hot bloggers hay như từ cách lý luận báo chí trong nước vốn là một núi ngụy biện. Ngụy biện (fallacy) nguy hiểm hơn, còn khiến người nhiễm phải nó có một lối tư duy suy nghĩ và phân tích vấn đề sai lệch. Người càng ít tranh luận thì càng khó có khả năng phát hiện lỗi ngụy biện trong tư duy của mình để chỉnh sửa. Đó là lý do ta thấy nhiều người ít nói, nhưng một khi mở miệng thì sẽ đuối lý và kết quả là chỉ biết chửi thề, xúc phạm, tấn công cá nhân người khác mà thôi. Chúng ta thử xem xét vài ngụy biện của những người tham gia buổi “đấu tố” mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” trong chương trình “60 phút mở” của VTV đang gây xôn xao dư luận.

Từ khóa » Khế Iêm