Khế Là Gì Với Tác Dụng Của Quả Khế Chữa Bệnh Và Cách Dùng Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC NỘI DUNG:
Khế là gì? Tác dụng của quả khế chữa bệnh gì: Ho, cảm sốt, nhức đầu, viêm họng cấp,… Cách dùng khế tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của quả khế. Cách sử dụng quả khế chữa bệnh có tốt không, kiêng gì. Giá khế bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây khế.
Khế là gì?
Khế có tên khoa học là Averrhoa carambola, thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae). Trong dân gian, cây còn được biết đến với một số tên gọi khác như ngũ liễm tử, ngũ lăng tử.
Ngũ liễm tử có nguồn gốc từ Malaysia, hiện nay được trồng nhiều ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Từ lâu, loại cây này đã được trồng phổ biến ở nước ta để lấy quả làm món tráng miệng và thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cây khế
- Khế là cây gỗ thường xanh, cao từ 10 – 12m.
- Gỗ của cây rất giòn và dễ gãy.
- Lá mỏng, hình trái xoan, có một đầu hơi nhọn.
- Cụm hoa ngắn, mọc thành chùm ở nách lá, màu tím hoặc hồng.
- Quả to, có 5 múi như hình ngôi sao, vị chua ngọt và thanh mát. Quả khi còn non có màu xanh, lúc chín thường ngả sang vàng.
- Cây ra lá non vào tháng 4 – 5; ra hoa từ tháng 6 và kéo dài đến cuối mùa thu. Thông thường, đợt hoa tháng 7 cho quả chín lúc cuối thu có chất lượng tốt nhất.
Thành phần dược chất của khế
Thành phần dược chất của khế đã được nghiên cứu và chứng minh trong nhiều công trình khoa học. Dưới đây là các chất dinh dưỡng có trong 100g thịt quả do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp:
- Năng lượng: 31kcal
- Nước: 92g
- Protid: 0.6g
- Glucid: 3.1g
- Cellulose: 2.6g
- Canxi: 10mg
- Phốt pho: 8mg
- Sắt: 0.9mg
- Natri: 2mg
- Caroten: 160mg
- Vitamin B1: 0.05mg
- Vitamin C: 30mg
Khế
Xem thêm:
Nấm lim xanh chữa bệnh men gan cao hiệu quả từ nấm lim xanh thật Nấm lim xanh làm đẹp da các tác dụng nấm lim rừng trong làm đẹp Bán nấm lim xanh tại Hà Nội và giá nấm lim rừng tự nhiên Tiên Phước Bạch hoa xà thiệt thảo tác dụng của cỏ lưỡi rắn trắng và cách dùng đúng Đông trùng hạ thảo với tác dụng và cách dùng Đông trùng hạ thảo tốt
Tác dụng của khế
Tác dụng của khế chữa bệnh gì được rất nhiều người quan tâm. Từ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng như một dược liệu quan trọng trong các bài thuốc chữa bệnh của Y học cổ truyền. Dưới đây là một số lợi ích từ ngũ liễm tử mà không phải ai cũng biết:
- Giảm huyết áp và lượng cholesterol trong máu.
- Ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do và làm giảm nguyên nhân trực tiếp gây hư hại DNA, giúp phòng chống ung thư rất tốt.
- Bảo vệ đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Giúp trị ho, tiêu đờm, đặc biệt là ở trẻ em.
- Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tổng hợp collagen để phục hồi và hình thành xương, mạch máu, động mạch.
- Chống viêm nhiễm do các gốc tự do gây nên, giảm tình trạng lở loét ở miệng vết thương.
- Ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
- Tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh.
- Trị tiêu chảy, kích thích cảm giác thèm ăn cho người mới khỏi ốm.
Xem thêm:
Cách dùng khế hiệu quả
Cách dùng khế chữa bệnh được lan truyền rộng rãi trong dân gian và mang lại những lợi ích tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể ăn trực tiếp, xay sinh tố hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến của ngũ liễm tử:
Cách sử dụng khế trị bệnh
Cách sử dụng khế trị bệnh tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho người dùng. Dưới đây là một số bài thuốc từ loại quả này:
Bài thuốc 1:
Thành phần:
- Ngũ liễm tử: 3 quả
- 50ml rượu trắng
Cách dùng:
- Nướng chín ngũ liễm tử, vắt lấy nước cốt.
- Hòa nước với rượu trắng, mỗi ngày dùng 2 lần, sử dụng liên tục khoảng 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc này có tác dụng chữa cảm cúm, đau nhức toàn thân rất tốt.
Lưu ý: Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc đói bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu:
- 7 quả chua, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phần thịt phía gần cuống.
- 600ml nước
- 1 củ tỏi
Cách dùng:
- Sắc nước với lửa nhỏ, đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp.
- Uống nước sắc khi còn ấm, sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
- Ngoài ra, lấy 1 quả ngũ liễm tử và 1 củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào vùng rốn.
- Kết hợp 2 cách điều trị này giúp chữa bí tiểu nhanh chóng và hiệu quả.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu:
- 150g quả chua
- 200ml nước dừa
- Mật ong
Cách dùng:
- Rửa sạch quả, ép lấy nước rồi hòa cùng nước dừa, trộn thêm một chút mật ong.
- Ngày uống 2 lần giúp điều trị tóc bạc sớm hiệu quả.
Bài thuốc 4:
Nguyên liệu: 2 – 3 quả tươi.
Cách dùng:
- Giã nát quả, sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi.
- Chờ đến khi thuốc nguội thì ngậm trong miệng và nuốt dần.
- Mỗi ngày ngậm khoảng 3 – 5 lần, làm liên tục khoảng 1 tuần giúp trị nhiệt miệng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách dùng khế trong ẩm thực
Cách dùng khế trong ẩm thực vô cùng đơn giản và được nhiều người nội trợ biết đến. Trong những ngày hè nóng nực, các gia đình Việt thường dùng loại quả này làm đồ tráng miệng hoặc chế biến thành nhiều món ăn giúp đa dạng thực đơn hàng ngày. Các bạn có thể tham khảo một số cách chế biến dưới đây:
Cách chế biến ô mai khế xào gừng:
Nguyên liệu:
- Quả chua: 4kg
- Muối trắng: 200g
- Đường vàng: 600g
- Gừng: 300g
Cách làm:
- Quả rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt dọc theo các múi.
- Trộn với muối khoảng 6 – 8 giờ, sau đó vớt ra phơi nắng hoặc cho vào lò sấy ở nhiệt độ 60 độ C đến khi các múi khô lại là được.
- Khi các múi đã khô dẻo, mang đi rửa lại cho nhạt bớt muối, vắt khô rồi trộn với đường để ngấm qua 1 đêm.
- Cho lên bếp xào với lửa nhỏ, đảo đều tay, nếu cần có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Gừng rửa sạch, nướng qua cho héo rồi chia làm 2 phần: Một nửa giã nhỏ, nửa còn lại đập dập.
- Cho toàn bộ gừng vào chảo, xào cùng đến khi cạn bớt nước và gừng bám đều lên mứt thì tắt bếp, để nguội.
Cách chế biến nước ép khế:
Nguyên liệu:
- 100g thịt quả xắt miếng
- 1 – 2 thìa nước cốt chanh
- 2 thìa đường vàng
- 1/8 thìa cà phê muối
- 1 chén nước đun sôi để nguội
Cách làm:
- Cho hỗn hợp trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi lọc qua rây để bỏ bã.
- Rót ra ly rồi thưởng thức.
Xem thêm: Quả khế – Những lợi ích bất ngờ mà bạn chưa từng biết
Hình ảnh cây khế
Những người không nên ăn khế
Tác dụng của khế đối với sức khỏe rất tốt nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây nên những tác hại nhất định. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn loại quả này:
- Theo các bác sĩ chuyên khoa thận tại Đại học Malaya Medical Center, loại quả này chứa một độc tố thần kinh có tên là neurotoxin gây ra những ảnh hưởng xấu tới não bộ và dây thần kinh. Trong quả còn có nhiều axit oxalic – một chất gây sỏi thận, rất nguy hiểm với những người có vấn đề về thận.
- Trẻ em dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn loại trái cây này bởi chất axit oxalic gây cản trở tới quá trình hấp thu canxi, dẫn đến tình trạng còi xương.
- Người bị đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn để tránh cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Giá khế trên thị trường
Giá khế trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là loại trái cây sạch, tốt cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, quả được bán rộng rãi ở hầu hết các chợ và siêu thị trên cả nước với các mức giá khác nhau tùy thuộc vào chủng loại và mẫu mã. Thông thường, 1kg ngũ liễm tử có giá khoảng 70.000 – 80.000 đồng vào thời điểm chính vụ.
Trên đây là các thông tin cơ bản về hình ảnh, tác dụng và cách dùng khế chữa bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất tới bạn đọc. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
KhếXem thêm:
Từ khóa » Khế Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì
-
Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Khế Bổ Dưỡng Cho Cả Nhà
-
Cách Ngâm Rượu Khế - Khế Ngâm Rượu Có Công Dụng Gì
-
Bất Ngờ Những Tác Dụng Của Khế Chua Mà Nhiều Người Bỏ Qua
-
Cách Ngâm Rượu Khế Chuẩn, đơn Giản, Thơm Ngon Ngay Tại Nhà
-
Cách Ngâm Rượu Khế Giúp Giải Cảm Và Trị Sởi Hiệu Quả
-
Công Thức Ngâm Rượu Khế Chữa Bách Bệnh Hiệu Quả - Doanh Nghiệp
-
Hướng Dẫn Cách Ngâm Rượu Khế đảm Bảo Nhất Tại Nhà
-
Thu Hoạch Khế Ngâm Rượu Giúp Giải Cảm Và Trị Sởi Hiệu Quả ...
-
Tác Dụng Của Rễ Khế Chua Archives
-
Khế Chua – Vừa Là Quả ăn Vừa Là Vị Thuốc Dân Giã
-
Cách Ngâm Rượu Khế Cực Thơm Ngon đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Cách Làm Rượu Khế Chua, Cách Làm Rượu Khế
-
Khế Ngâm Rượu Có Công Dụng Gì - Pinterest