Khe Nhiệt Là Gì? Những Thông Tin Về Khe Nhiệt Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Khe nhiệt là một bộ phận quan trọng trong kết cấu công trình xây dựng. Hãy cùng Phế liệu 24h tìm hiểu khe nhiệt là gì, các công trình cần bố trí khe nhiệt, bề rộng, khoảng cách, cách xử lý và khác biệt của khe nhiệt so với các loại khe co giãn khác qua bài viết dưới đây nhé.
Khe nhiệt là gì?
Khe nhiệt là một trong 3 loại khe co giãn chính tại Việt Nam. Khe nhiệt là một khoảng hở hẹp, được bố trí tại các công trình có mặt bằng lớn (50 – 60 m), hay nhà cao tầng nhằm hạn chế, khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu do sự thay đổi của nhiệt độ môi trường gây ra.
Cụ thể, bê tông và các vật liệu công trình khác đều có khả năng bị giãn nở khi gặp nhiệt độ cao và bị co vào khi nhiệt độ xuống thấp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc công trình, gây nứt bề mặt hay biến động kết cấu.
Khe nhiệt sẽ tạo ra một khoản hở tại sàn, mái, tường để công trình có khoảng trống giãn nở nhất định. Chỉ cần biên độ nhiệt không vượt quá giới hạn chịu đựng của khe nhiệt, cấu trúc công trình sẽ được đảm bảo không hư hại. Khi xây dựng, độ giãn nở của khe nhiệt phải được kỹ sư tính toán rõ ràng, hợp lý vì chỉ cần một chút sai lệch cũng có thể dẫn tới thiếu an toàn, hư hỏng công trình, mất thẩm mỹ…
Kết cấu khe co giãn.
Các công trình cần bố trí khe nhiệt
Trong thi công, khe nhiệt chỉ cắt qua thân công trình, không cắt qua hầm và móng. Khe nhiệt sẽ chia cắt công trình thành các phần riêng, bắt đầu từ một vị trí bất kỳ, kết thúc ở mái. Các công trình, đặc biệt là nhà cao tầng, thường hạn chế việc chia cắt do dao động địa chấn có thể làm hư hỏng công trình. Nhưng một số trường hợp vẫn bắt buộc phải bố trí khe nhiệt:
- Công trình dài, có mặt bằng lớn (50 – 60 m) thường phải bố trí khe nhiệt khi không đảm bảo thi công và có biện pháp kết cấu an toàn. Khe nhiệt thường có chiều rộng từ 20 – 30 mm, không vượt quá 50 mm.
- Nhà cao tầng: Chiều rộng của khe nhiệt phụ thuộc vào hai yếu tố: kết cấu chịu lực và kết cấu tường ngoài. Nếu tường ngoài của công trình là tường lắp ghép thì khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn là 65 m. Nếu tường ngoài của công trình là tường liền khối thì khoảng cách cho phép giữa hai khe co giãn là 45 m.
Khe nhiệt tại một công trình.
Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn nhiệt theo TCVN 5574:2012
Bảng “Khoảng cách lớn nhất giữa các khe co giãn nhiệt cho phép không cần tính toán” theo TCVN 5574:2012 – Tiêu chuẩn quốc gia về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép:
Bề rộng của khe nhiệt
Nếu công trình không nằm trong vùng chịu tác động của động đất, khe nhiệt thường có chiều rộng nhỏ hơn 50 mm.
Ngược lại, nếu nằm trong vùng chịu tác động của động đất, chiều rộng khe nhiệt phải đảm bảo khi công trình rung lắc do địa chấn, các phần của công trình không va đập vào nhau. Do đó tổng chuyển vị ngang của hai đỉnh công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất phải nhỏ hơn bề rộng khe nhiệt.
Có thể tham khảo bề rộng khe nhiệt (đơn vị mm) như bảng dưới. Trong đó, H (đơn vị mét) là chiều cao của phần công trình thấp hơn trong các phần công trình liền kề.
Cách xử lý khe nhiệt
- Cần lấp khoảng hở của khe nhiệt bằng các biện pháp an toàn sau khi công trình hoàn thiện.
- Chống thấm, chống dột cho khe nhiệt đúng cách, tính toán mức chuyển vị tối thiểu, mức chuyển vị tối đa, mức yêu cầu cần thiết… Nếu mức chuyển vị hơn 4 cm thì chưa có loại vật liệu nào trên thị trường có thể chống thấm được. Ở các công trình có máy móc hoạt động gây ra rung lắc mạnh thì cũng không thể thực hiện chống thấm.
So sánh khe nhiệt và các loại khe co giãn khác
Khe nhiệt | Khe kháng chấn | Khe lún |
Hạn chế co giãn công trình do nhiệt độ | Hạn chế rung lắc, chấn động do địa chấn, nổ mìn hay ảnh hưởng từ các công trình xung quanh (như xây dựng cao ốc, cầu đường…) | Hạn chế ảnh hưởng do sụt lún. |
Chỉ cắt qua thân, không cắt qua hầm và móng | Chỉ cắt qua thân, không cắt qua hầm và móng | Cắt qua thân, hầm và móng, tách công trình thành 2 khối riêng biệt, có hai phần chuyển vị độc lập. |
Bắt đầu từ một vị trí bất kỳ, kết thúc ở mái | Bắt đầu từ móng và kết thúc tại mái |
Hy vọng, thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được khe nhiệt là gì, các công trình cần bố trí khe nhiệt, bề rộng, khoảng cách, cách xử lý và khác biệt của khe nhiệt so với các loại khe co giãn khác. Để tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ Phế liệu 24h qua hotline 0909851345.
Xem thêm bài viết liên quan :- Khối Lượng Riêng Của Sắt: Kiến Thức Quan Trọng
- Khám Phá Top Các Kim Loại Dẫn Điện Tốt Nhất
- Kim Loại Màu Là Gì? Công Dụng Kim Loại Màu
- Kim loại cứng nhất là gì và ứng dụng của chúng
- Kim Loại Nào Là Kim Loại Kiềm Và Đặc Điểm Của Chúng
- About
- Latest Posts
- Khối Lượng Riêng Của Sắt: Kiến Thức Quan Trọng
- Khám Phá Top Các Kim Loại Dẫn Điện Tốt Nhất
- Kim Loại Màu Là Gì? Công Dụng Kim Loại Màu
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Và Khe Nhiệt độ
-
Khoảng Cách Khe Lún được Quy Phạm Là Bao Nhiêu Trong Tiêu Chuẩn ...
-
Khe Lún Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Khoảng Cách Bố Trí Khe Lún đúng Chuẩn
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Mới Nhất Trong Xây Dựng Việt Nam 2022
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Mới Nhất Trong Xây Dựng Việt Nam
-
Bố Trí Khe Nhiệt Cho Kết Cấu Công Trình - KetcauSoft
-
Khe Lún Là Gì? Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Trong Xây Dựng - LogoCreator
-
Khe Lún Là Gì? Quy Chuẩn Bố Trí Khe Lún Trong Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún – Đảm Bảo Cho Kết Cấu Ngôi Nhà Của Bạn.
-
#1 Khoảng Cách Khe Lún Quy Phạm Bao Nhiêu [ Tiêu Chuẩn XD]
-
Khe Lún Là Gì? Khoảng Cách Khe Lún Quy Phạm Là Bao Nhiêu?
-
BỐ TRÍ KHE CO GIÃN CHO CÔNG TRÌNH
-
Chiều Dài Nhà Bao Nhiêu Thì Cần Khe Lún? - Kiến Trúc Angcovat
-
Lún ... Lún... Và... Khe Lún!
-
HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ KHE NHIỆT NHÀ CÔNG NGHIỆP