Khế ước Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Khế ước xã hội là gì?
  • Thuyết khế ước xã hội là gì?
  • Nguồn gốc của Hiến pháp
  • Vì sao Hiến pháp được xem là một kế ước xã hội?

Khế ước xã hội là một cụm từ thường suốt hiện nhiều, nhưng lại hay bị nhầm lẫn cũng như hiểu không chính xác ý nghĩa của cụm từ này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: khế ước xã hội là gì?

Khế ước xã hội là gì?

Khế ước xã hội trong triết học và chính trị học là một học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.

– Lý thuyết về khế ước xã hội lần đầu tiên được Thomas Hobbes đưa ra khi ông cho rằng con người ban đầu vốn sống ở trạng thái tự nhiên, trong tình trạng vô chính phủ, khi chưa hề có sự cưỡng bức có tổ chức lên mỗi cá nhân. Con người qua khế ước xã hội từ bỏ những quyền tự do tự nhiên của mình để được hưởng sự an toàn và trật tự của xã hội văn minh.

– Theo Thomas Hobbes, con người sơ khai sống thành bầy đàn để cùng chống lại các kẻ thù, nhưng không có gì ràng buộc giữa họ. Quyền sở hữu không tồn tại dẫn đến chuyện tất cả mọi người đều có thể sở hữu tất cả mọi vật. Leviathan là tên tác phẩm để đời của Hobbes, mô tả chính xác một sự hỗn độn vô chính phủ mà theo đó vì xã hội chưa công nhận rạch ròi thế nào là sở hữu cho nên mọi người có thể sẵn sàng gây chiến với người khác để giành lấy cái mình muốn.

Ngoài việc giải thích khế ước xã hội là gì? chúng tôi chia sẻ thêm các thông tin hữu ích có liên quan trong các phần tiếp theo của bài viết.

Thuyết khế ước xã hội là gì?

Thuyết khế ước xã hội là học thuyết chính trị – pháp lí tần đầu tiên ra đời trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV – thế kỉ thứ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà nước và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ thượng đế mà là kết quả của một sự thoả thuận thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước, hợp đồng xã hội với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sịnh trong mối quan hệ giữa người với nhau.

Nguồn gốc của Hiến pháp

– Thuật ngữ Hiến pháp có gốc La tinh là “Constitution” có nghĩa là xác định, quy định. Nhà nước La Mã cổ đại dùng thuật ngữ này để gọi các văn bản quy định của Nhà nước. Nhưng với ý nghĩa là một đạo luật cơ bản, có giá trị giới hạn quyền lực Nhà nước thì Hiến pháp đã thực sự ra đời trong xã hội tư sản, trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, nhân dân lao động chống lại giai cấp phong kiến đang suy tàn từ thế kỷ 13 và 14 đến thế kỷ 18 và 19.

– Ở Trung Quốc cổ đại, thuật ngữ Hiến pháp được dùng với nghĩa là pháp lệnh (kỷ cương, phép nước). Trong sách cổ Trung Quốc, chữ “Hiến pháp” dùng để chỉ loại chế độ nói chung như “thưởng thiện, phạt gian, quốc chí Hiến pháp”, nghĩa là khen thưởng điều thiện, phạt điều gian là pháp lệnh của Nhà nước.

– Trong xã hội phong kiến của một số quốc gia, nhất là ở phương Tây cũng tồn tại một số văn bản pháp luật kiểu Hiến pháp, thường được gọi là “Hiến chương”, thể hiện sự thỏa hiệp giữa các vương triều chuyên chế với một số lãnh địa, lãnh chúa, thừa nhận một số lãnh địa, lãnh chúa, thừa nhận một số quyền của một số lãnh địa, thành thị … nhưng bản thân từ “Hiến pháp” thì không sử dụng.

– Hiến pháp được hiểu theo nghĩa như ngày nay, xuất hiện trong thời kỳ các mạng dân chủ tư sản. Văn bản có tính chất Hiến pháp đầu tiên ra đời trong cách mạng tư sản Anh (1640 – 1654) với tên “Hình thức cai quản nhà nước Anh, Xcotlen, Ai-len và những địa phận thuộc chúng”. Tiếp đó là bản Hiến pháp của nhà nước Mỹ, sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập năm 1787, có thể coi đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử được hiểu theo nghĩa phổ biến như ngày nay.

Vì sao Hiến pháp được xem là một kế ước xã hội?

Ở Việt Nam, Hiến pháp được xem là một khế ước xã hội vì những lý do như sau:

– Dân số 90 triệu người, 54 dân tộc và nhiều tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau. Lợi ích của chúng ta cũng có nhiều điểm chung và những điểm riêng. Chỉ một bản khế ước xã hội với sự tham gia xây dựng và thỏa thuận vủa tất cả mọi người giữa tất cả mọi người, cái chung và cái xây dựng và thỏa thuận của tất cả mọi người và giữa tất cả mọi người, cái chung và cái riêng của tất cả chúng ta mới được cân nhắc đủ thận trọng, đủ cân bằng.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được khối đại đoàn kết của mình và có được sự phát triển bền vững, hài hòa. Không có Hiến pháp tốt một cách chung chung, chỉ có Hiến pháp tốt theo nghĩa được tuyệt đại đa số người Việt chúng ta chấp nhận.

– Với tư cách là một bản khế ước xã hội, Hiến pháp mới có thể tạo cho tất cả mọi người một vị thế bình đẳng – bình đẳng với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả chúng ta đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau.

+ Nhà nước được chúng ta phân chia quyền lực chỉ ở mức độ và trong phạm vi cần thiết để phụng sự cho công chúng. Nhà nước được chúng ta phân chia cho quyền lực và phải chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải Nhà nước ban phát quyền cho chúng ta và chúng ta phải phục vụ Nhà nước. Đây là nguyên nhân tại sao Hiến pháp thường quy định cụ thể hơn chế tài đối với các cơ quan Nhà nước hơn là các công dân.

+ Về mặt kỹ thuật, Hiến pháp là một khế ước xã hội không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Vấn đề là những người này phải thể hiện bản hiến văn như một khế ước xã hội và người dân phải được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và phên chuẩn bản hiến văn đó.

– Hiến pháp của mỗi quốc gia khi được ban hành đều thể hiện rõ vai trò sau đây:

+ Hiến pháp là hợp pháp ở mức cao nhất cơ sở tồn tại của một chế độ xã hội, chế độ Nhà nước, một trật tự các quan hệ xã hội. Hiến pháp nào cũng vậy, dù đó là Hiến pháp tốt hay xấu, dân chủ hay phi dân chủ, đều có vai trò bảo đảm tính hợp pháp cao nhất cho chế độ xã hội và chế độ Nhà nước, xác định địa vị pháp lý chung nhất của cá nhân, tập thể.

+ Hiến pháp có vai trò ổn định hóa cá quan hệ xã hội. Bản thân Hiến pháp là văn bản có tính ổn định cao, do vậy khả năng của nó trong việc bảo đảm sự ổn định của các quan hệ xã hội, các thiết chế chính trị và nhà nước cũng như các định chế xã hội và sự an toàn pháp lý cho cá nhân, chó xã hội là rất lớn.

Như vậy, Khế ước xã hội là gì? Đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi sâu vào phân tích những nội dung liên quan đến Hiến pháp – Khế ước xã hội của Việt Nam hiện nay.

Từ khóa » Thuyết Khế ước Xã Hội