Khepri – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Khepri | |
---|---|
Vị thần của sự tái sinh, bình minh và loài bọ hung | |
Khepri có thân hình một người đàn ông với cái đầu bọ hung. Tay cầm 2 biểu tượng: was và ankh | |
Biểu tượng | Bọ hung, hoa súng xanh |
Một phần của loạt bài | ||||||
Tôn giáo Ai Cập cổ đại | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
Đức tin
| ||||||
Tập quán
| ||||||
Thần thánh
| ||||||
Biểu tượng
| ||||||
Văn tự
| ||||||
Cổng thông tin Ai Cập cổ đại | ||||||
|
Khepri (tiếng Ai Cập: ḫprj, hay Khepera, Kheper, Khepra, Chepri), là một vị thần trong tôn giáo Ai Cập, được miêu tả là một người đàn ông với cái đầu là con bọ hung.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi của vị thần Khepri (ḫprj) có liên quan đến từ ḫprr, tiếng Ai Cập có nghĩa là bọ hung[1]. Loài bọ này thường vê tròn phân của loài khác rồi lăn về tổ, đẻ trứng lên đó, bọ hung con ra đời ngay trong "viên phân" đó. Người Ai Cập cổ đại đã ví hình ảnh này như sự chuyển động của mặt trời "lăn" trên bầu trời và sự tái sinh hàng ngày của nó. Chính vì vậy mà Khepri được biểu thị dưới dạng một con bọ cánh cứng (bọ hung) lăn "quả cầu" mặt trời lên vào buổi sáng. Do đó, ông được xem là vị thần của bình minh.
Xuất hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Không có sự thờ cúng riêng nào dành riêng cho Khepri, vì ông được coi là biểu hiện của thần Ra vào lúc bình minh. Tuy nhiên, đa số các ngôi đền đều có một bức tượng hình con bọ hung.
Trong khi đó thì Khnum và Atum đại diện cho hoàng hôn, Ra thường là đại diện của buổi trưa[1]. Trong một số lăng mộ vá các tài liệu, Khepri mang hình dáng một con bọ hung ngồi trên thuyền và được thần Nu đưa lên cao. Người Ai Cập tin rằng bọ hung đem lại sức mạnh và may mắn cho họ. Vì thế trên những chiếc bùa hộ mệnh và trang sức đều được khắc vẽ hình những con bọ hung[2]. Bọ hung còn được đặt trên các xác ướp để bảo vệ họ chống lại ma quỷ. Khi Pharaoh Amenhotep III băng hà, hàng trăm vật kỉ niệm có hình bọ hung đã được làm để ghi dấu những cột mốc sự kiện trong cuộc đời của ông[3].
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Wilkinson, Richard H. (2003). The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt. Thames & Hudson. tr. 230–233
- ^ Hart, George (2005). The Routledge Dictionary of Egyptian Gods and Goddesses. Routledge. tr. 84–85
- ^ O'Connor, David & Cline, Eric., tr.11-12
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Ancient Egypt Online - Khepri Lưu trữ 2018-01-24 tại Wayback Machine
| |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đức tin |
| ||||||
Tập quán |
| ||||||
Thần thánh |
| ||||||
Biểu tượng |
| ||||||
Văn tự |
| ||||||
|
- Nam thần Ai Cập
- Thần Mặt Trời
- Khái niệm Ai Cập cổ đại
- Trang sử dụng WikiHiero
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
Từ khóa » Bọ ăn Thịt Ai Cập
-
Bọ Hung, Từ Huyền Thoại đến đời Thực - BBC News Tiếng Việt
-
Lý Giải Tại Sao Người Ai Cập Tôn Sùng Loài Bọ Hung ăn Phân - Kenh14
-
Vì Sao Loài Bọ Hung Hôi Hám được Chọn để Bảo Vệ Xác ướp Ai Cập?
-
NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI - BỌ HUNG
-
Phát Hiện Thức ăn "kinh Dị" Của Xác ướp Ai Cập
-
Rùng Mình "thú" ăn Thịt Xác ướp Thời Cổ đại
-
'Bật Mí' Bí Mật Của Bọ Hung - Báo Tuổi Trẻ
-
Bọ Cánh Cứng ăn Xác
-
Người Ai Cập Cổ đại Tôn Thờ Loài Vật Nào?
-
Người Ai Cập Cổ Thích ăn Thịt Lợn - VnExpress
-
POROZUMIENIE - Review Phim : Xác ướp Ai Cập | Facebook
-
Bọ Hung Ăn Thịt Người - Hành Vi Khát Máu Kỳ Lạ Của ...
-
Bức Màn đen Bí ẩn Về Thế Giới Tâm Linh - Công An Nhân Dân
-
Xem Phim Xác ướp Ai Cập 1 – The Mummy 1 (1999) HD,Thuyết Minh
-
'bọ Hung' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt