Khi Bị SÁI CHÂN Cần Phải Làm Ngay điều Này TRÁNH Hậu Quả đáng ...
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh cơ xương khớp
Khi bị SÁI CHÂN cần phải làm ngay điều này TRÁNH hậu quả đáng tiếc 30/01/2024 - 16:43 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ 1900 55 88 92Đặt lịch khámSái chân, trật khớp thường xảy ra khi vận động, đi giày cao gót, di chuyển trên địa hình không bằng phẳng,…Đây là tình trạng mất liên quan giải phẫu bình thường giữa mặt các khớp. Vậy dấu hiệu sái chân là gì? Mẹo chữa sái chân ra sao?,… Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây!
Nguyên nhân sái chân
Sái chân thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hoặc làm một động tác lặp đi lặp lại thường xuyên với cường độ cao như: Chơi thể thao, tai nạn, bị trượt ngã, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót cũng có thể dẫn đến trật khớp cổ chân… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng. Cụ thể nguyên nhân của sái chân, trật khớp cổ chân bao gồm:
– Chấn thương thể thao, nhất là trong các môn thể thao va chạm và dễ gây ngã như bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ.
– Chấn thương không do thể thao. Va đập mạnh vào khớp trong tai nạn giao thông cũng hay gây trật khớp.
– Do bị ngã làm lệch khớp chân và gây ra hiện tượng trật khớp cổ chân.
Các dấu hiệu nhận biết sái chân
Khi bị sái chân, trật khớp người bệnh thường có những dấu hiệu dưới đây:
– Đau quanh vị trí chấn thương do tổn thương rách bao khớp.
– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động của khớp.
– Xuất hiện dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
– Sưng tấy vùng bị tổn thương
– Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ có trong sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác và bị bó chặt trong khối cơ gân và dây chằng. Mặc dù cố ý kéo hay đẩy để đưa khớp về vị trí bình thường nhưng khớp vẫn bật trở lại tư thế sai.
Mẹo chữa sái chân hiệu quả nhất
Khi bị sái chân bạn cần:
- Không di chuyển để tránh lực tác động lên vết thương, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật vì điều này có thể làm tổn thương khớp, dây chằng, các cơ, mạch máu và thần kinh. Lúc này hãy ngồi im tại chỗ để mọi người sơ cứu giúp bạn.
- Cố định khớp: Trong trường hợp khẩn cấp mà không có băng y tế, bạn có thể dùng vải hoặc áo để băng cố định khớp
- Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để hạn chế tình trạng sưng nề. Bạn có thể dùng đá lạnh chườm lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu, vì có thể làm giãn, vỡ mạch máu, khiến tình trạng xấu đi.
- Đưa bác sĩ để kịp thời xử lý chấn thương: Bạn không nên chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành. Vì nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại nhiều di chứng không mong muốn
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: trật khớpBài viết liên quanPhân biệt trật khớp và bong gân, cách xử trí
Trật khớp và bong gân có các triệu chứng tương tự nhau, vì vậy nhiều người gặp khó...
Sai lầm khi xử trí trật khớp nên biết để tránh ảnh hưởng về sau
Trật khớp thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương khi chơi...
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị trật khớp với 4 bước chuẩn nhất
Trật khớp chân là một tai nạn rất thường gặp. Nếu không được sơ cứu đúng cách, điều...
Trật khớp cổ chân phải làm sao? Điều trị như thế nào?
Trật khớp cổ chân là chấn thương dễ gặp thường ngày, triệu chứng của bệnh thông thường chỉ...
Cách Nhận biết Trật Khớp Khuỷu tay & Phương pháp Điều Trị
Trật khớp khuỷu tay là chấn thương nguy hiểm có thể gây tàn phế suốt đời nếu không...
Cách chăm sóc vết thương sau khi điều trị trật khớp được bác sĩ khuyên
Trật khớp là hiện tượng khớp 2 khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị...
Người mắc bệnh xương khớp có được chơi thể thao không?
Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?
Lưng đau nhói mỗi khi bê vác nặng là bị làm sao?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có gây ra biến chứng gì không ạ?
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp hơn?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán thế nào…Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo
Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay.…Viêm khớp gối là gì và những cách hỗ trợ điều trị
Viêm khớp gối là gì, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị thế nào là vấn đề…Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý
Hội chứng hẹp ống cổ tay là tình trạng tê, dị cảm, đau nhức các chi do bị…Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh
Thể dục trị thoái hóa cột sống là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống…Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Chặt Cổ Chân
-
Trật Khớp Cổ Chân Nên Làm Gì? - Vinmec
-
Làm Thế Nào Khi Bị Bong Gân Cổ Chân? - Vinmec
-
Trật Khớp Cổ Chân Nên Làm Gì? Bao Lâu Thì Khỏi? - Phòng Khám ACC
-
Chấn Thương Khớp Cổ Chân Và 10 điều Cần Phải Biết
-
Trật Khớp Cổ Chân điều Trị Như Thế Nào, Bao Lâu Thì Khỏi? - JEX
-
Bật Mí Cách Chữa Bong Gân Cổ Chân Hiệu Quả Với Phương Pháp RICE
-
Cách Bảo Vệ Chấn Thương Cổ Chân Với 6 Bước Dùng Băng Cuốn Thể ...
-
Hướng Dẫn Quấn Băng Cổ Chân đúng Cách Khi Bị Lật Cổ Chân
-
Trật Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Tránh Và điều Trị
-
Băng Cổ Chân, Bó Gót Chân, Giữ Chặt Cổ Chân Chống Chấn Thương ...
-
Băng Cổ Chân, Bó Gót Chân, Giữ Chặt Cổ Chân Chống Chấn Thương
-
Gãy Xương - Trật Khớp Khối Bàn Chân Giữa (Tổn Thương Lisfranc)
-
Băng Cổ Chân Bó Gót Chân Giữ Chặt Cổ Chân Chống Chấn Thương AL ...