Khi Chiếc Gối Xếp Truyền Thống "vô Tình" Có Chủ | VTV.VN

Khi một sản phẩm có lịch sử lâu đời, vô tình có đơn vị đăng ký sở hữu kiểu dáng. Và điều những người yêu văn hoá quan tâm nhất ở đây là "nếu đơn đăng ký đó có hiệu lực sẽ thế nào?" Các tổ chức, cá nhân khác có được thừa hưởng những giá trị ông cha để lại nữa hay không? Bởi thông thường, đã là sản phẩm truyền thống, tài sản đó sẽ thuộc về cộng đồng chứ không phải thuộc sở hữu cá nhân.

"Dám đem gối xếp truyền thống có từ cách đây vài trăm năm ra để đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Hãy đưa những giá trị truyền thống về đúng vị trí của nó". Đó là một trong rất nhiều những ý kiến được được đưa ra khi sự việc chiếc gối xếp truyền thống được Ỷ Vân Hiên mang đi đăng ký quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Và lý do đơn vị này đưa ra là: trước khi đơn vị đưa sản phẩm này ra thị trường, chiếc gối xếp đã có mặt với muôn hình vạn trạng, kiểu dáng khác nhau. Đơn vị này cho rằng, cái gọi là quy chuẩn truyền thống dường như không có khi các sản phẩm gối xếp được biến tấu, sáng tạo muôn vẻ như vậy.

Khi chiếc gối xếp truyền thống vô tình có chủ - Ảnh 1.

Cận cảnh một chiếc gối xếp

Với ông Trịnh Bách chuyên gia về trang phục nhà Nguyễn, người có công phục hồi lại chiếc gối xếp truyền thống khi sản phẩm này có nguy cơ mai một cũng bày tỏ quan điểm khi sản phẩm này được đăng ký bảo hộ.

Các ý kiến cũng cho rằng, việc đem đơn đi đăng ký là quyền lợi hợp pháp của một cá nhân. Tuy nhiên về luật, cá nhân Nguyễn Đức Lộc không phải là tác giả của sản phẩm gối xếp, vì đơn vị này xác nhận được truyền dạy nghề từ mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ (sống tại Huế). Về lý, không có lý nào rằng tư hữu hoá di sản truyền thống của chung là đúng hoặc đáng tự hào.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Từ khóa » Gối ỷ Vân Hiên