Khi Cho Kim Loại Na Vào Dung Dịch CuSO4 Thì Sẽ Xảy Ra Hiện Tượng

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượngNa tác dụng với CuSO4Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Na CuSO4: Na tác dụng với dung dịch CuSO4

  • Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng
  • Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối
  • Câu hỏi vận dụng liên quan 

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng khi cho Na vào dung dịch CuSO4, bạn đầu có sủi bọt khí, sau đó kết tủa xanh xuất hiện. Mời các bạn cùng theo dõi.

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng:

Ban đầu, Na sẽ tác dụng với nước trước tạo NaOH và sủi bọt khí, sau đó có kết tủa xanh và không tan

Phương trình hóa học

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Đáp án B

Kim loại kiềm tác dụng với dung dịch muối

Lưu ý: những kim loại đầu dãy (kim loại tác dụng được với nước) thì không tuân theo quy tắc Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh → chất oxi hoá yếu + chất khử yếu.

Kim loại kiềm (hoặc kiềm thổ) + H2O → Dung dịch bazơ + H2

Sau đó:

Dung dịch bazơ + dung dịch → muối Muối mới + Bazơ mới (*)

Điều kiện(*): Chất tạo thành phải có ít nhất 1 chất kết tủa (không tan).

Ví dụ: Cho Ba vào dung dịch CuSO4

Đầu tiên:

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Sau đó:

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

A. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu

B. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh

C. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh

D. sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ

Xem đáp ánĐáp án C

Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.

Phương trình hóa học

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

Câu 2. Dãy kim loại nào đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Na; Al; Cu; Ag.

B. Al; Fe; Mg; Cu.

C. Na; Al; Fe; K.

D. K; Mg; Ag; Fe.

Xem đáp ánĐáp án C

Na + H2O → NaOH + ½ H2

NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

K + H2O → KOH + 1/2H2

KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

Câu 3. Cho 1 mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng quan sát được là:

A. có khí thoát ra và có kết tủa xanh lam.

B. chỉ có kết tủa màu đỏ.

C. Có khí thoát ra và có kết tủa màu đỏ.

D. chỉ có khí thoát ra

Xem đáp ánĐáp án A

Na + H2O → NaOH + 0,5H2↑

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh lam

⟹ Hiện tượng: Có sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh lam.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.

B. Dễ bị oxi hóa.

C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.

D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Bari là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ

B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường

C. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm

D.Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

Xem đáp ánĐáp án D

Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường B sai.

Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be. => A sai, D đúng.

Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất => C sai.

Câu 6. Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động

A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO tạo thành CaCO3

B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

C. Do dự phân hủy Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch: CaCO3 + H2O + CO2 ⇆ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Xem đáp ánĐáp án D

Phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động là quá trình phản ứng thuận nghịch:

CaCO3 + H2O + CO2 ⇆ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu

Câu 7. Đun nóng đến khối lượng không đổi hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, Ca(NO3)2, BaCl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Thành phần của hỗn hợp Y là

A. Ca, MgO, BaCl2

B. MgO, Ca(NO3)2, BaCl2

C. Ca(NO2)2, MgO, BaCl2

D. CaO, MgO, BaCl2

Xem đáp ánĐáp án C

Đun nóng hỗn hợp X có 2 chất bị phân hủy

Mg(OH)2 → MgO + H2O

Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2

BaCl2 không bị phân hủy

Câu 8. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.

C. AgNO3 và Mg(NO3)2.

D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Xem đáp ánĐáp án A

Chất rắn Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất là: Ag, Fe

Dung dịch X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất, mà Fe dư

→ Hai muối trong X là Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Mg + 2Ag+  → Mg2+ + 2Ag↓

Fe + 2Ag+  → Fe2+ + 2Ag ↓

Câu 9. Dãy tất cả các kim loại đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Al, Cu, Ag

B. Al, Fe, Ag

C. Al, Fe, Mg

D. Al, Fe, Cu

Xem đáp ánĐáp án C

A sai vì chỉ có Al pư được với dung dịch H2SO4 loãng

B sai vì Ag không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

C đúng

D sai vì Cu không pư được với dung dịch H2SO4 loãng

Câu 10. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:

A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

C. Fe(NO3)2.

D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

Xem đáp ánĐáp án C

Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra Þ trong Z có chứa Fe.

Vì lượng Fe còn dư sau phản ứng nên khi cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thì dung dịch Y thu được chỉ có chứa Fe(NO3)2.

-----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng tới bạn đọc. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Phương trình phản ứng Hóa học 12, Trắc nghiệm Hóa học 12...

>> Mời các bạn tham khảo thêm các câu hỏi liên quan:

  • Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây
  • Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
  • Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa
  • Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây

Từ khóa » Hiện Tượng Khi Cho Na Vào Dung Dịch Cuso4