Khí CO Cacbon Monoxit Là Gì? Nguồn Gốc Và Cơ Chế Gây Ngộ độc

Khí CO Cacbon Monoxit là gì? Đây là một chất khí được sinh ra sau quá trình đốt các nguyên liệu gốc cacbon (trừ hydro nguyên chất) có chứa CO. Tuy là một chất gây nguy hiểm với con người nhưng lại mang đến nhiều lợi ích, ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Cùng VietChem tìm hiểu rõ hơn chất khí này qua bài chia sẻ sau.

Mục lục
  • Khí CO là gì?
  • Nguồn gốc phát hiện khí Cacbon Monoxit CO
  • Tính chất hóa học của khí CO
  • Điều chế khí CO
    • 1. Trong công nghiệp
    • 2. Trong phòng thí nghiệm
  • Khí CO Cacbon Monooxit dùng để làm gì?
  • Nguồn phát sinh khí CO
  • Tác hại của khí CO
  • Ngộ độc khí CO
    • 1. Ngộ độc khí CO cacbon monoxit là gì?
    • 2. Cơ chế gây ngộ độc khí CO
    • 3. Cách giải độc khí CO

Khí CO là gì?

CO là công thức hóa học của chất khí không màu, không mùi có tên carbon monoxide (cacbon monoxit). Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon cùng các hợp chất chứa cacbon.

Một số tên gọi khác: khí than, oxide carbon, cacbon oxit

Khí than được sinh ra từ quá trình đốt than với thành phần chủ yếu là cacbon monoxit. Ngoài ra, còn chứa một lượng nhỏ các loại khí khác như hợp chất oxit nitơ, hydro sulfide, khí marsh gas, sulfur dioxide,…

Công thức cấu tạo của khí CO Cacbon Monoxit là C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho – nhận).

Công thức cấu tạo của khí CO Cacbon Monoxit là C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho – nhận).

Nguồn gốc phát hiện khí Cacbon Monoxit CO

  • Cacbon Monoxit được điều chế lần đầu tiên vào năm 1776 bới nhà hóa học người Pháp – de Lassone bằng cách đốt nóng oxit kẽm cùng than cốc. Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi cho rằng khí thu được là hydro do nó cũng cháy cho ngọn lửa màu xanh lam.
  • Năm 1800, chất khí này được William Cruikshank - nhà hóa học người Anh xác định là một hợp chất có chứa cacbon và oxy.
  • Vào khoảng năm 1846, lần đầu tiên các thuộc tính độc hại của chất khí này được nhà sinh lý học người Pháp – Claude bernard nghiên cứu kỹ lưỡng hơn

??? Khí CFC là gì? Khí CFC phá hủy tầng ozon như thế nào?

Tính chất hóa học của khí CO

  • Phân tử có liên kết ba bền vững nên tại nhiệt độ thường C rất trơ và chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.
  • Là một chất khử mạnh
  • Là một oxit trung tính. Có thể hiểu đơn giản đó là những oxit phi kim không có khả năng tạo nên muối (không tác dụng với nước, axit cũng như bazơ)
  • Tác dụng cùng phi kim

CO + Cl2 → COCl2 (photgen)

2CO + O2 → 2CO2 (ở 700 °C)

  • Khả năng khử oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học kim loại (điều kiện phản ứng: nhiệt độ cao)

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

CO + CuO → CO2 + Cu

Điều chế khí CO

1. Trong công nghiệp

C + H2O ↔ CO + H2 (1050 °C)

CO2 + C → 2CO (to)

2. Trong phòng thí nghiệm

HCOOH → CO + H2O (xúc tác H2SO4 đặc, to)

 

Điều chế khí CO như thế nào?

Điều chế khí CO như thế nào?

 

??? Khí argon là gì? khí argon có độc không?

Khí CO Cacbon Monooxit dùng để làm gì?

  • Đây là một loại khí công nghiệp với nhiều ứng dụng trong sản xuất hóa chất
  • Trong công nghiệp: làm chất đốt, dùng cho sản xuất các chất tẩy rửa
  • Trong thực phẩm: sử dụng trong hệ thống bao bì không khí
  • Trong y học: nó được xem là một chất dẫn truyền thần kinh, là một trong 3 loại khí tự nhiên điều chỉnh đáp ứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, loại khí này còn được dùng để kết hợp tạo thành các loại thuốc như thuốc chống viêm hay thuốc giãn mạch,…
  • Trong luyện kim: khí CO được sử dụng để khử các oxit kim loại
Khí CO được ứng dụng để sản xuất các chất tẩy rửa

Khí CO được ứng dụng để sản xuất các chất tẩy rửa

Nguồn phát sinh khí CO

Khí CO sinh ra từ đâu? Có rất nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit, trong đó có các nguồn trong tự nhiên chính như:

  • Khí thải từ động cơ đốt trong, được tạo ra sau quá trình đốt các nguyên liệu gốc cacbon (hầu như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, trừ hydro nguyên chất) có chứa carbon monoxide
  • Tồn tại trong khói thuốc lá với một lượng nhỏ nhưng có nồng độ đáng kể
  • Trong gia đình: chất khí này được tạo thành khi các nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu, gỗ không cháy hết trong những thiết bị sử dụng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi, bếp lò,… Đây được xem là nguồn sản sinh rất lớn loại khí này ra môi trường.
Khí CO có thể được sinh ra từ các nhiên liệu như xăng, dầu,...

Khí CO có thể được sinh ra từ các nhiên liệu như xăng, dầu,...

Tác hại của khí CO

  • Tuy nó không gây ra kích thích cho da và mắt nhưng lại rất nguy hiểm. Chất khí này trong không khí có thể được con người hít vào và dễ dàng hấp thụ qua phổi.
  • Khi hít phải một lượng lớn khí CO vào trong cơ thể, sẽ gây hiện tượng thiếu oxi trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới tử vong.
  • Đây là loại khí không màu, không mùi nên rất khó để nhận biết sự có mặt của chúng, gây nguy hiểm khi hít phải
  • Nó có tính liên kết với các hemoglobin (Hb) có trong hồng cầu với khả năng mạnh gấp 230 – 270 lần so với oxi nên nếu hít vào phổi CO sẽ gắn chặn với Hb tạo thành HbCO làm máu không thể chuyên chở oxy đến các tế bào.
  • Ngộ độc cacbon monoxit có thể bắt đầu với các triệu chứng như bần thần, buồn nôn, nhức đầu, khó thở rồi từ từ rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu xảy ra ngô độc khi đang ngủ say hay uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ từ từ hôn mê, ngưng thở và tử vong.
Ngộ độc khí CO có thể gây tình trạng khó thở,...

Ngộ độc khí CO có thể gây tình trạng khó thở,...

??? Khí NO2 là gì? Tính chất hóa học của NO2 Nito Đioxit

Ngộ độc khí CO

1. Ngộ độc khí CO cacbon monoxit là gì?

Ngộ độc khí CO hay cacbon monoxit là tình trạng người bệnh bị ngộ độc bởi hít phải carbon monoxide.

2. Cơ chế gây ngộ độc khí CO

- Khi vào trong cơ thể: khí này cố định với Hb 85% do áp lực của nó cùng Hb cao gấp 230 – 270 lần so với oxy. Một phần khí còn lại sẽ hòa tan vào plasma và cố định vào các myoglobine cùng cytocrome.

- Tỷ lệ HbCO được tạo thành tùy thuộc theo lượng HbCO ban đầu (nhất là ở những người hút thuốc thường xuyên) vào thời gian bị nhiễm, và nồng độ khí CO cũng việc thông khí của bệnh nhân

- Tỷ lệ HbCO

  • Đối với người không hút thuốc lá: 1-2%
  • Với người thường xuyên hút thuốc lá: 5-10%

- Tình trạng ngộ độc này gây thiếu oxy cho tế bào do làm giảm tỷ lệ HbO2 hay giảm lượng oxi của tế bào sử dụng

- Khí CO còn có thể xâm nhập qua hàng rào của rau thai và cố định với các Hb của thai nhi

- Khí cacbon monoxit được đào thải qua đường hô hấp dưới dạng không đổi. Thời gian để bán thải khoảng 4 giờ. Khi thông khí cùng oxy đẳng áp thì thời gian bán thải còn khoảng 80 phút và còn 23 phút với oxy cao áp.

- Ngộ độc CO gây hiện tượng thiếu oxy chủ yếu tại các hệ thần kinh trung ương, tim, thai nhi, đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi và người bị thiếu máu hay suy hô hấp.

3. Cách giải độc khí CO

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực ngộ độc khi phát hiện. Lưu ý: người cứu nạn nhân cần mang mặt nạ phòng độc hoặc loại khẩu trang ẩm. Chủ động trong đề phòng khả năng nổ của không khí giàu CO
  • Cho thở oxi làm tăng sự khuếch tán oxi trong máu cũng như tăng sự phân ly HbCO, giúp giảm nguy hiểm cho nạn nhân
  • Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, tùy thuộc vào triệu chứng mà có các phác đồ điều trị khác nhau.

Trên đây là một số thông tin về khí CO là gì, đặc điểm tính chất cũng như ứng dụng của nó. Hy vọng với những chia sẻ trên, đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại chất khí này. Liên hệ ngay với VietChem qua hotline hoặc nhắn tin qua website hoachat.com.vn nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần giải đáp thêm nhé.

Từ khóa » Khí Co