Khi Con Tu Hú - Học Online Cùng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Câu 1:

Trả lời:

a. Đặt tiêu đề

– Đoạn 1: Cảnh hè sôi nổi, nhộn nhịp

– Đoạn 2: Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của con người

b. Ý nghĩa nhan đề bài thơ: Gợi tứ chung cho bài thơ, và xuyên suốt mạch cảm xúc của bài gợi cảm hứng, cảm xúc chung của bài thơ. Tiếng chim tu hú gọi bầy báo hiệu một mùa hè rực rỡ, sôi động, tiếng chim tu hú cũng là âm thanh tác động sâu đến suy nghĩ, cảm xúc của người tù cách mạng

c. Tóm tắt nội dung bài thơ: Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng.

Câu 2 (Câu 2 tr.20 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Cảnh ngày hè trong 6 câu đầu rất sinh động, nhiều màu sắc, âm thanh đem đến sự say mê, rạo rực.

– Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè: Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt, tiếng chim Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân, trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không

Câu 3 (Câu 3 tr.20 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù đó là tâm trạng ngột ngạt, u uất, bức bối khi phải đối mặt với không gian chật chội, tù túng của nhà giam, đặc biệt không gian này lại được đặt trong cảnh đối lập với cảnh bên ngoài vui tươi nhộn nhịp bên ngoài khiến niềm khát khao tự do muốn được đạp tan phòng của nhà thơ cháy bỏng hơn bao giờ hết.

   + Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

   + Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

– Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú – âm thanh của sự sống tự do nhưng lại gợi ra hai tâm trạng khác nhau của nhà thơ: Mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng, cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.

– Giải thích sự khác nhau: Do sự vận động tâm trạng của người tù

Câu 4 (Câu 4 tr.20 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

– Nội dung:

   + Bức tranh thiên nhiên mùa hè sôi động đầy màu sắc, âm thanh và hương vị

   + Thể hiện tình yêu cuộc sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà tù thực dân.

– Nghệ thuật:

   + Kết cấu đầu cuối tương ứng với tiếng chim tu hú lặp đi lặp lại

   + Bút pháp tả cảnh và biểu hiện tâm trạng của nhân vật

   + Sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

   + Sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1074

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Bài Khi Con Tu Hú Lớp 8