Khí Cụ điện Là Gì? Công Dụng Và Phân Loại - Hoàng Phương
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, trong mỗi gia đình hay trong các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng đều sẽ lắp đặt thiết bị khí cụ điện để phục vụ cho các nhu cầu về sử dụng điện, đảm bảo an toàn cho các loại máy điện. Vậy khí cụ điện là gì và thiết bị này có tác dụng gì?
1. Khái niệm khí cụ điện
Khí cụ điện là thiết bị dùng để đóng ngắt dòng điện, đồng thời bảo vệ, điều khiển và chỉnh các mạch điện, lưới điện sao cho phù hợp với các loại máy điện trong quá trình sản xuất.
Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau. Được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Khí cụ điện
Xem thêm: Dòng cắt của Aptomat là gì?
2. Công dụng và phân loại khí cụ điện
Công dụng của Khí cụ điện
Khí cụ điện dùng để đóng cắt lưới điện, cung cấp nguồn, điều khiển, cách ly…Ngoài ra có chức năng để bảo vệ lưới điện, máy điện, dùng để đo lường.
Phân loại Khí cụ điện
Tại đây chúng ta phân loại Khí cụ điện dựa trên chức năng hoạt động của loại khí cụ đó
-Nhóm khí cụ đóng cắt: Chức năng chính của nhóm khí cụ này là đóng cắt bằng tay. Hoặc tự động các mạch điện. Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, Áptômat, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn…
– Nhóm khí cụ hạn chế dòng điện, điện áp: Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao. Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét…
-Nhóm khí cụ khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ…
– Nhóm khí cụ kiểm tra theo dõi: Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng. Và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện. Thuộc nhóm này gồm: Các rơle, các bộ cảm biến…
-Nhóm khí cụ tự động điều chỉnh, khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng: Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ…
-Nhóm khí cụ biến đổi dòng điện, điện áp cho các dụng cụ đo: Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường…
Một số sản phẩm điển hình của khí cụ điện:
Aptomat – Cầu dao tự động
Aptomat hay còn có tên gọi khác là cầu dao tự động. Đây là thiết bị khí cụ điện dùng để cắt mạch điện trong trường hợp quá tải, ngắn mạch, đoản mạch, thấp áp hoặc chập chạm mạch điện.
Aptomat Schneider
Tham khảo sản phẩm Aptomat Schneider
Cầu chì điện
Cầu chì điện cũng là một dạng của khí cụ điện có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị sử dụng điện và mạng lưới điện khi rơi vào trường hợp ngắn mạch.
Nguyên lý hoạt động: Cầu chì điện hoạt động theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cười độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Theo đó, điện trở của chất liệu làm ra dây cầu chì phải có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần phù hợp.
Cầu cḥ̣ì omega
Tham khảo sản phẩm: Cầu chì Omega
Công tắc tơ
Công tắc tơ là khí cụ điện hạ áp, nhiệm vụ của nó là thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Công tắc tơ là một thiết bị đặc biệt quan trọng, nhờ có thiết bị này mà ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,… thông qua nút nhấn, điều khiển từ xa hay chế độ tự động.
Contactor Schneider
Tham khảo sản phẩm: Công tắc tơ Schneider
Rơle nhiệt
Đây là thiết bị khí cụ điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường được sử dụng cùng công tắc tơ. Rơle nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ vào sự co giãn nhiệt của các thanh kim loại.
Rơ le nhiệt Schneider
Tham khảo sản phẩm: Rơ le nhiệt Schneider
Điện trở – Biến trở
Là khí cụ điện dùng để hạn chế và điều chỉnh dòng điện trong mạch điện. Khi thay thế điện trở và biến trở phải lưu ý đến giá trị điện trở và công suất của chúng.
Biến dòng, biến áp đo lường
Dùng để đo dòng điện xoay chiều lớn hơn 5A để mở rộng thang đo vì đồng hồ đo điện xoay chiều chỉ đo đến giá trị dòng điện giới hạn là 5A. Ngoài ra, cần lưu ý do số vòng dây thứ cấp của biến dòng rất lớn nên không được để cuộn dây thứ cấp của biến dòng bị hở mạch, nếu xuất hiện trường hợp này sẽ khiến biến dòng bị hỏng.
Biến dòng đo lường KDE
Tham khảo sản phẩm: Biến dòng KDE
3.Yêu cầu cơ bản đối với Khí cụ điện
– Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức. Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép. Thì thời gian lâu cũng được mà không gây hư hỏng cho khí cụ.
– Khí cụ điện phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao. Vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây ra hư hỏng cho khí cụ.
– Vật liệu cách điện phải tốt. Để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng.
– Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác, an toàn. Xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công, lắp đặt, kiểm tra sửa chữa.
– Ngoài ra khí cụ điện phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau.
Khí cụ điện thường gặp trong tủ điện như: Nút nhấn, Công tắc, Cầu chì, Aptomat, RCD, Rơle nhiệt, Rơle trung gian, Rơle thời gian, Contactor ….
Trên đây là các thông tin của Khí cụ điện mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi khí cụ điện là gì. Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương để được tư vấn về các thiết bị khí cụ điện trong công nghiệp và mua được sản phẩm với giá cả hợp lí nhất.
Nguồn: Internet
Từ khóa » Sự Phát Nóng Của Khí Cụ điện Là Gì
-
Chương 3: SỰ PHÁT NÓNG CỦA CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN
-
Khí Cụ điện Là Gì - Thiết Bị điện Schneider
-
Lý Thuyết Về Khí Cụ điện, Hồ Quang điện - CHI TIẾT NHẤT
-
SỰ PHÁT NÓNG CỦA CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phát Sinh Nhiệt Của Khí Cụ điện - Kỹ Thuật Chế Tạo
-
Khí Cụ điện Là Gì ? Phân Loại, Đặc điểm Và Ứng Dụng
-
Khí Cụ điện Là Gì?
-
Giáo Trình Khí Cụ điện (Phần 1) - Tài Liệu, Luận Văn
-
Chương 3: SỰ Phát Nóng Của Các Khí CỤ ĐIỆN - Quê Hương
-
[PDF] Đề Cương Bài Giảng Môn Khí Cụ điện
-
Khí Cụ điện - TPA
-
Khái Niệm Và Phân Loại Khí Cụ điện Như Thế Nào?
-
Khí Cụ điện Là Gì | Cốp Pha Việt
-
Khí Cụ điện Là Gì