Khi Dân Công Sở đua Nhau đi Học… Hát Karaoke
Có thể bạn quan tâm
- Hệ lụy từ trào lưu hát karaoke di động
Nếu một ngày nào đó, đồng nghiệp của bạn đã không còn thói quen uống tì tì rồi lăn ra ngủ trong các buổi hát karaoke của cơ quan, họ bỗng hăng hái đòi cầm micro, đứng lên xướng liền mấy bài, thì đừng ngạc nhiên bởi rất có thể họ vừa “tốt nghiệp” một lớp học hát karaoke bí mật nào đó...
Lớp học nhạc “bí mật”
12h trưa một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt tại phố Trần Hưng Đạo để dự thính một buổi học hát karaoke. Mới bước vào cửa đã nghe văng vẳng tiếng “mồ ô mô, mà a ma” từ bên trong vọng ra. Học viên tên Hoa, tham gia được 4 buổi hào hứng kể cho chúng tôi về những buổi học vừa qua. Chị bảo, đến học ở những lớp thế này như được giải tỏa, thỏa sức hát hò mà không ngại ai. Vì không phải chuyên nghiệp, việc đi học cũng giấu giếm nên những bài luyện ôn của thầy, các học viên cũng không dám luyện ở nhà vì sợ lộ, rồi ảnh hưởng đến mọi người. “Sáng mở cửa ra “mồ ô mô” thì điếc tai hàng xóm, tối ngồi nhà “mà a ma” thì không ai ngủ nổi. Đa số chúng tôi đều rơi vào cảnh giấu nhẹm chuyện học, cho hết tài liệu vào cốp xe, về nhà thì khép chặt khẩu hình. Thầy truyền cho học trò phương pháp luyện thanh bảo toàn hòa khí gia đình là chỉ cần học cách xì” (3 yêu cầu của lớp luyện thanh cơ bản gồm: Tập lấy hơi, tập xì, tập mẫu luyện thanh). Riêng cái chuyện xì hơi (bằng miệng) này được chị em hưởng ứng nhiệt tình. Đi bộ: xì, đứng lên ngồi xuống: xì, phóng xe từ cơ quan đến lớp học mà gặp cảnh tắc đường: xì. “Thậm chí, xi con cũng trở thành cơ hội để học xì rất hiệu quả”, chị Hoa cười nói.
Cũng như Hoa, từ bé đến lớn chị Lê Thu Hiền, ở Hà Đông, mới được cầm micro hát hò vài lần. Vì thế, rất nhiều lần chị Hiền phải “nhận trái đắng” khi tham gia tụ tập cùng bạn bè, đồng nghiệp. Trong ánh đèn mờ ảo của phòng hát, chị Hiền vẫn cảm nhận được vẻ mặt căng thẳng vì cố nhịn cười của mọi người. Mỗi lần chị hát thường là do bị ép, cố hát cho xong bài, kèm vào đó là những tiếng cười phá lên khi chị cất tiếng hát. Từ đó, chị Hiền chỉ dám làm thính giả trong phong trào “khắp nơi ca hát”.
Quyết không chịu “làm khán giả cả đời”, một ngày chị Hiền rủ chồng đi luyện thanh nhạc nhưng ngay lập tức bị dội cho gáo nước lạnh: “Hâm. Chỉ có ca sĩ người ta mới phải học luyện thanh. Tự dưng bỏ tiền để tranh việc với ca sĩ, nếu không có vấn đề về thần kinh cũng có vấn đề về tình cảm”. Chưa dừng lại, anh chồng nói thêm: “Chắc muốn học hát để vào phòng karaoke thu phục mấy anh đồng nghiệp chứ gì? Dẹp”.
Không thuyết phục được chồng, chị Hiền quyết định tự nghiên cứu, tìm hiểu về lớp học đặc biệt này. Chị lên Google tìm lớp học. “Hiện nay có rất nhiều lớp học hát karaoke, giờ giấc cũng rất phù hợp với dân văn phòng. Họ mở vào buổi trưa cho những người không có thời gian. Đặc biệt, lớp học này rất kín đáo, phù hợp với những người làm hành chính như tôi”, chị Hiền hào hứng kể.
Cùng chung mỗi nỗi “ám ảnh” như chị Hiền, Mai Lan tâm sự, suốt 4 năm học đại học, điều khiến cô sợ nhất là phải đi hát cùng bạn bè. Biết mình khi cất giọng chỉ “vùi dập” nhạc nên mỗi lần đi hát, Mai Lan chỉ đóng vai khán giả. Ra trường, Mai Lan vào làm tại một công ty bất động sản. Vị trí của Mai Lan thường xuyên phải đi tiếp khách, thế nhưng cô vẫn không hết “ám ảnh” mỗi lần đi tiếp khách và phải hát karaoke. “Thực sự là hoảng, đi giao lưu với mọi người chả lẽ không hòa nhập, nhưng mỗi lần cầm micro là chân tay em cứ run bần bật. Bởi em biết khi mình cất giọng là ai cũng cười. Nhiều lúc ngại, ăn uống xong là xin phép về trước hoặc ngồi ngoài uống cà phê chờ mọi người”, Lan tâm sự.
Chính vì điều này, Mai Lan quyết tâm tìm cho mình một lớp chuyên luyện thanh cho những người hát karaoke. Cô bảo, chất giọng là do trời phú rồi nhưng khi đi học thì mình ít nhất cũng hát đúng nhạc, không bị lệch tông, người nghe gọi là “tạm chấp nhận” được.
Mai Lan hào hứng chia sẻ: “Có người khẩu hình hơi méo, thầy bắt đứng trong phòng vệ sinh, soi gương, tự điều chỉnh. Khi ngồi dự thính một lớp học ở buổi thứ ba (lớp cơ bản có 16 buổi), bản thân mình cũng toát mồ hôi vì có mỗi một nốt đồ thôi mà học gần 10 buổi phải đánh vần không biết bao nhiêu lần, thầy mới mỉm cười gật đầu. Ở lớp học ấy cũng nhiều thành phần nhưng chủ yếu là dân văn phòng. Lớp của em có mấy ông giám đốc, học được vài buổi thì reo lên: “Hay quá kiểu này phải nhờ thầy đi hát cùng đối tác thôi”. Những người “đứng trên nhiều người” này thú nhận, việc ký kết văn bản thông qua các trò ngoại giao kiểu như karaoke rất dễ khiến họ mất điểm. Hát karaoke “bằng tay” thì chẳng ai phải dạy ai, chứ lúc cầm micro thật thì mới thấy các cụ nói cấm có sai, “không thầy đố mày làm nên”.
“Trần ai” dạy hát
Anh Vũ Văn Thương, chủ một trung tâm dạy hát karaoke cho biết, hiện nay các lớp dạy hát ở Hà Nội rất nhiều, do đặc thù của những người có nhu cầu học nên giờ giấc cũng hết sức linh hoạt. Nhiều người chỉ đi học được vào cuối tuần, người thì chỉ học được vào buổi trưa những ngày trong tuần. Nhu cầu học hát karaoke của nhiều người ngày càng lớn, họ không chỉ học để đi giao lưu, tiếp khách, vài năm trở lại đây, rất nhiều cơ quan, ban ngành có tổ chức các cuộc thi hát karaoke. “Một điều đặc biệt ở các lớp này là các học viên đều hát rất dở, thậm chí không có một chút nào về thẩm âm tiết tấu. Việc dạy họ hát cũng là thử thách không hề nhỏ với chúng tôi. Có những người thực sự là không thể dạy nổi, vì họ không có một chút năng khiếu gì về âm nhạc cả”.
Một chủ trung tâm dạy hát karaoke chia sẻ: “Người đi học hát có nhiều lí do khác nhau. Khi đến với lớp học, chúng tôi sẽ hỏi học viên về mục đích của mỗi người để có thể trợ giúp, có hướng đi cụ thể hơn. Rất nhiều người đến để một lần tự tin cầm mic đứng trước đám đông, nhưng cũng có người gặp sức ép tâm lí nên học để giải tỏa căng thẳng và cũng có trường hợp học hát để đi... tán gái”.
Mỗi lớp học thường nhiều nhất chỉ khoảng 3 đến 4 thành viên. Trong các tiết thực hành, giảng viên sẽ chỉ dẫn cho học viên từng câu, từng chữ nhấn nhá, chỉ từng lỗi sai của mỗi người. Lớp học hát có đầy đủ thiết bị để học viên có điều kiện thực hiện ngay trên lớp dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của các giảng viên. Trước khi cầm mic hát, các học viên phải sang các buổi học kĩ thuật hát để có những kiến thức căn bản về âm nhạc như cách lấy hơi từ bụng khi hát, cách hát những nốt nhạc cao.
Học phí của các lớp cũng rất đa dạng. Nếu học kiểu một thầy một trò sẽ là 400.000 đồng/buổi; lớp 2 người, học phí 250.000 đồng/buổi; lớp 4 người, học phí 180.000 đồng/buổi. Một khóa học thường kéo dài 12 buổi, mỗi buổi diễn ra khoảng 60 đến 90 phút. Nguyễn Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội), học viên sắp “tốt nghiệp” chia sẻ: “Ban đầu, hầu như mọi người ai cũng hát kém nên thường e ngại, tự ti nhưng với cách khuấy động phong trào của thầy giáo thì mọi người đều tự tin hơn, không khí lớp học cũng sôi nổi hơn. Sau 6 buổi học thì bản thân mình cũng đã bạo dạn hơn khi đứng hát trước mọi người”.
Kiều Trinh, giáo viên dạy hát chia sẻ, ban đầu những người tham gia học đều là những cô chú lớn tuổi hoặc những người có địa vị trong xã hội. Còn bản thân người dạy lại trẻ, cách truyền đạt âm nhạc cho những người không chuyên, đặc biệt là những người lớn tuổi càng khó hơn, họ tiếp nhận không nhanh như các bạn trẻ. “Có lúc mình bất lực nhưng sau đó bản thân cũng tĩnh tâm lại, kiên trì giúp họ sửa những lỗi sai. Dạy nhiều thành quen, hiện mình không còn e dè trước các học viên có khả năng cảm thụ âm nhạc kém nữa”, Kiều Trinh nói.
Anh Lê Văn Thắng, giáo viên dạy thanh nhạc tại một trung tâm dạy hát karaoke trên đường Láng phân tích: Khi đi học hát, nhiều người mới phát hiện ra những lợi ích của nó. Chỉ hơn 10 buổi học cơ bản, học viên có thể không tiến bộ từ trình độ “mèo kêu” lên đẳng cấp “họa mi hót”, nhưng cái lợi nhãn tiền là nhiều người đã nhanh chóng tút lại sự tự tin của mình, hoàn thiện khả năng diễn thuyết trước đám đông. “Khi bạn đứng trước một người để hát, để luyện giọng. Chỉ cách nửa bước chân thôi, ánh mắt của người đối diện dồn vào miệng của bạn, chắc chắn chỉ vài buổi như vậy bạn sẽ trở nên tự tin hơn, mạnh dạn hơn”, anh Thắng nói.
Để tốt nghiệp một khóa học hát karaoke cơ bản, người học sẽ phải trải qua các bước như: Tập lấy hơi, mở khẩu hình, luyện thanh, hướng dẫn phách và nhạc lý, sau đó sẽ hướng dẫn áp dụng vào những bài hát cụ thể. Theo những người dạy hát karaoke thì tập lấy hơi mà bài quan trọng nhất, bởi lấy hơi tốt sẽ hát được những câu hát dài, không bị đuối hơi, hụt hơi. Cho đến bài học về phách và nhạc lý, người dạy sẽ tư vấn cụ thể cho học viên phong cách chọn bài hát phù hợp với chất giọng, chỉnh sửa những điểm chưa đẹp của giọng hát. Đồng thời, với sự luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ hát được những bài hát phù hợp với chất giọng của mình.
Một giáo viên của trung tâm luyện hát karaoke cho biết: “Sau 5 buổi học kỹ thuật, học viên sẽ được tập luyện vào những bài hát cụ thể để biết cách hát một ca khúc. Mỗi bài hát là một thể loại khác nhau có những kỹ thuật cơ bản điển hình cho từng phong cách, sau khi học viên học một bài có thể tự hát được nhiều bài cùng thể loại. Hát không phải là điều quá khó khăn nhưng muốn hát hay, bạn sẽ phải học. Hát để bạn có thể hiểu “âm nhạc có sức ảnh hưởng như thế nào đến con người”.
- Tôi thấy lo lắng cho nền thanh nhạc Việt
Từ khóa » Bỏ Làng Ra đi Karaoke
-
Karaoke Bỏ Làng Ra Đi Tone Nam | TAS BEAT - YouTube
-
BỎ LÀNG RA ĐI KARAOKE DUY KHÁNH - YouTube
-
BỎ LÀNG RA ĐI - KARAOKE CA SĨ NGUYỄN SƠN UNESCO
-
Lời Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Phạm Thế Mỹ) [có Nhạc Nghe]
-
Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Duy Khánh) - Tìm Lời Nhạc ở
-
Im Lặng Và Ra Đi Beat - Khánh Phương, Anh Quân - NhacCuaTui
-
Bậu Bỏ Ra Đi Karaoke | Lý Chim Quyên 4 Lớp Qúa Hay Qúa Ý Nghĩa
-
Soikeo Dem Nay Remix Karaoke-live Bong Da - Graciemag
-
Top 100 Bài Hát Karaoke Cho Nam Nữ Hay, Dễ Hát, Mới Nhất 5/2022
-
Quảng Bình: 9 Cán Bộ Ngân Hàng Bị Phê Bình Vì Bỏ Giờ Làm Việc đi ...
-
Ông Lão Hơn 20 Năm Bỏ Làng Lên Núi Sống Một Mình An Vui, Khỏe Mạnh
-
Một Quán Bốc Cháy, Cả "làng" Karaoke Bỏ Chạy - Báo Tuổi Trẻ
-
Nghẹn Lòng Trước Gia Cảnh éo Le Của đội Trưởng Cứu Nạn Hy Sinh Vụ ...
-
Công Văn 131/TANDTC-HTQT 2022 ủy Thác Tư Pháp Ra Nước Ngoài
-
Kế Hoạch 231/KH-UBND 2022 Chiến Dịch Diệt Lăng Quăng Phòng ...
-
Loa Kéo Chính Hãng, Giá Tốt, đa Dạng Mẫu Mã, Màu Sắc, Dễ Chọn ...