Khi Nào Bản Ghi âm được Coi Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự?
Có thể bạn quan tâm
Khi nào bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự? Theo quy định thì chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do luật quy định, và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Mục lục bài viết:
- I. Khi nào bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự?
- II. Khi nào bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án dân sự?
- III. Để được Toà án chấp nhận bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án
Mục lục bài viết
- I. Khi nào bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự?
- 1. Về chứng cứ trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 86 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
- 2. Về nguồn chứng cứ quy định tại Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
- 3. Chứng cứ dữ liệu điện tử là gì:
- II. Để bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án dân sự?
- 1. Chứng cứ dân sự được quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- 2. Đoạn ghi âm được xác định là chứng cứ dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- III. Để được Toà án chấp nhận bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án
I. Khi nào bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự?
1. Về chứng cứ trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 86 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 86. Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
2. Về nguồn chứng cứ quy định tại Điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 87. Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.“
3. Chứng cứ dữ liệu điện tử là gì:
“Điều 99. Dữ liệu điện tử
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
II. Để bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án dân sự?
1. Chứng cứ dân sự được quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 93. Chứng cứ
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.“
2. Đoạn ghi âm được xác định là chứng cứ dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
“Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.“
Như vậy, đoạn ghi âm chỉ được coi là chứng cứ chứng minh khi nó được xuất trình kèm theo văn bản trình bày về xuất xứ của đoạn ghi âm đó. Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì đoạn ghi âm đó chỉ được xem là tài liệu liên quan, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh.
III. Để được Toà án chấp nhận bản ghi âm được coi là chứng cứ trong vụ án
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ- HĐTP thì để được tòa án chấp nhận băng ghi âm, một bản ghi âm là chứng cứ khi xuất trình kèm theo:
– Văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm,…
Trường hợp không xuất trình được các văn bản nêu trên thì bản ghi âm đó không được coi là chứng cứ. Đây chỉ là điểu kiện cần để xem một bản thu âm được tòa án xem xét để công nhận là chứng cứ.
– Ngoài ra, phải đáp ứng thêm một điều kiện về mặt chủ thể xuất hiện trong đoạn băng ghi âm thì mới đủ điều kiện để tòa án chấp nhận bản ghi âm là chứng cứ. Đó là người được cho là chủ thể của giọng nói xuất hiện trong đoạn ghi âm phải thừa nhận đó là giọng nói của mình, nếu họ không thừa nhận thì phải có văn bản kết luận xác định giọng nói đó là của họ của cơ quan giám định hình sự.
Như vậy, để tòa án công nhận bản ghi âm là chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án trong một vụ án hình sự thì phải đáp ứng các điều kiện như trên.
Trong trường hợp bản ghi âm không đáp ứng đủ hai điều kiện trên thì chỉ được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
» Dịch vụ Luật sư tranh tụng tại Tòa án
» Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...
Bài cùng chuyên mục:
Từ khóa » Băng Ghi âm Có Phải Là Chứng Cứ
-
Băng Ghi âm Có Phải Là Chứng Cứ?
-
Bản Ghi âm "lén" Có được Coi Là Chứng Cứ Của Vụ án Hình Sự?
-
Ghi âm Lời Nói Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Tranh Chấp Dân ...
-
Băng Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không?
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không? - Luật Dương Gia
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Không - Luật Sư Ly Hôn
-
BẢN GHI ÂM LÉN CÓ ĐƯỢC COI LÀ CHỨNG CỨ? - HTC Law
-
Giá Trị Pháp Lý Của Chứng Cứ Ghi âm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Khi Nào Băng Ghi âm Là Chứng Cứ? - PLO
-
Bản Ghi âm Có được Coi Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự Hay Không ...
-
Nguồn Chứng Cứ Là Gì? Cách Xác định Nguồn Chứng Cứ Trong Tố Tụng ...
-
Bản Ghi âm Có được Xem Là Chứng Cứ Trong Vụ án Hình Sự Hay Không?
-
Nội Dung Ghi âm Lén Có Là Chứng Cứ Trước Tòa? - VnExpress
-
Băng Ghi âm Ghi Hình Có được Coi Là Bằng Chứng để đi Kiện Tại Tòa ...