Khi Nào Cần Bổ Sung Nội Tiết Tố - Xét Nghiệm Dr.Labo

ĐẶT DỊCH VỤ Chọn dịch vụ xét nghiệm từ Dr.Labo... Gửi yêu cầu tìm Dr.Labo gần bạn... App gọi thợ trên Android App gọi thợ trên iPhone đang xử lý yêu cầu của bạn Đang xử lý yêu cầu... × Địa chỉ chưa được xác định, vui lòng kiểm tra lại OK Gửi yêu cầu thành công

Mã yêu cầu Dr.Labo của bạn: #146535

Yêu cầu dịch vụ của bạn đã được chuyển đến Dr.Labo - Chúng tôi sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận yêu cầu. Hãy để ý nghe điện thoại bạn nhé!

Mời bạn tải app Rada ứng dụng Rada để đặt và theo dõi các yêu cầu xét nghiệm tiếp theo từ Dr.Labo cùng các dịch vụ tiện ích dành cho gia đình khác. Tải Rada Android - Ứng dụng gọi thợ Tải Rada iOS - Ứng dụng gọi thợ × Chọn danh mục

đang nạp danh mục dịch vụ

Từ khóa tìm kiếm: Khi nào cần bổ sung nội tiết tốTrang chủ » Chưa phân loại » Khi nào cần bổ sung nội tiết tố Thông tin mới
  • UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT UỐNG CÀ PHÊ CÓ TỐT CHO TINH TRÙNG KHÔNG: NAM GIỚI NÊN BIẾT

    Cà phê đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hươn

  • NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỊ COPD KHÓ THỞ KHI NÀO, CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể dẫn đế

  • XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM? XƠ GAN CHILD A CÓ PHẢI LÀ BỆNH LÝ HIẾM GẶP VÀ NGUY HIỂM?

    Xơ gan là tình trạng bệnh lý của gan không hề hiế

  • THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA THOÁI HÓA VÕNG MẠC: NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

    Thoái hóa võng mạc là một bệnh lý về mắt phổ biến

  • TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG LOẠN CẢM HỌNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Loạn cảm họng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng r

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ MÁU VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO

    Ung thư máu là một bệnh lý ác tính có nguy cơ tử

  • DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG? DẤU HIỆU U NÃO LÀ GÌ? BỆNH LÝ NÀY CÓ PHÒNG NGỪA ĐƯỢC KHÔNG?

    Dấu hiệu u não không quá cụ thể và thường đến muộ

  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Chưa phân loại
  • Covid19
  • Cúm
  • Dinh Dưỡng
  • Gan
  • Mẹ bầu
  • Người cao tuổi
  • Sắc đẹp
  • Sức khỏe
  • Thiết bị
  • Tin Tức
  • Trẻ em
  • Ung thư
  • Vaccine Covid-19
  • Xét nghiệm
29 Tháng Một, 2021

Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?

Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, buồng trứng cũng dần giảm hoạt động và thoái hóa dẫn đến sự tụt giảm nội tiết tỗ nữ. Tùy theo đặc điểm di truyền của từng người, cũng như tác động của chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống mà thời điểm bắt đầu suy giảm nội tiết ở mỗi người là khác nhau. Tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ Estrogen thường diễn ra từ tuổi 35 và rõ rệt hơn sau tuổi 40. Hoặc trong trường hợp đặc biệt, nếu phụ nữ bị cắt buồng trứng thì hiện tượng suy giảm estrogen cũng xảy ra từ đó bất kể tuổi tác.

Nồng độ estrogen bắt đầu sụt giảm từ độ tuổi 30 và rõ rệt từ sau 40 tuổi

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng không còn khả năng tiết Estrogen nữa, cũng là lúc nồng độ Estrogen trong cơ thể sụt giảm trầm trọng. Khi đó, việc bổ sung Estrogen từ bên ngoài chỉ nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt mà không mang lại hiệu quả lâu dài. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?” chính là nên bổ sung Estrogen và nuôi dưỡng buồng trứng từ sớm, ngay từ khi buồng trứng bắt dầu có sự suy giảm tự nhiên. Đây là thời điểm vàng để áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm kéo dài tuổi thanh xuân của chị em phụ nữ.

Những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Tình trạng suy giảm nội tiết tố ở các chị em thường được biểu hiện khá rõ ràng với nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường, chị em chỉ cần gặp 2-3 dấu hiệu là cũng có thể đã có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ, thậm chí chỉ gặp triệu chứng liên quan đến sinh lý hoặc kinh nguyệt là cũng đủ để cho thấy hàm lượng Estrogen của chị em đang bị sụt giảm. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể ra như:

1. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu có kinh của chu kỳ này đến ngày có kinh của chu kỳ tiếp theo. Bình thường chu kỳ kinh của chị em rơi vào khoảng thời gian 28 ngày đến 32 ngày. Nếu chu kỳ của chị em không còn đều, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài, tình trạng rong kinh, rong huyết thường xuyên xảy ra thì có thể chị em đã bị rối loạn nội tiết tố nữ.

2. Giảm ham muốn, khô hạn, thường xuyên đau rát khi quan hệ

Nội tiết tố đầy đủ giúp tăng khoái cảm cho cuộc yêu thăng hoa, khiến phụ nữ dễ lên đỉnh. Nhưng vì một lý do nào đó khiến loại hormone này bị rối loạn sẽ khiến cho âm đạo bị teo và tiết ra ít chất nhầy hơn. Tình trạng khô hạn, đau rát khi quan hệ kéo dài khiến chị em sợ yêu, tình trạng suy giảm ham muốn hoặc không còn ham muốn xảy ra. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của chị em, những cuộc yêu giờ chỉ là nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.

3. Thường xuyên mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần

Nhiều chị em nghĩ mình bị viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên, tái phát nhiều lần là do cơ địa, do vệ sinh không đúng cách… nhưng thực tế thì ngoài những nguyên nhân bên ngoài đó ra thì nguyên nhân bên trong là do chị em bị mất cân bằng nội tiết tố nữ khiến âm đạo không tiết ra đủ chất nhờn để giữ ẩm, mất đi sự cân bằng PH làm môi trường axit trong âm đạo bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xấu phát triển gây viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa.

4. Thay đổi làn da

Khi nội tiết bị rối loạn khiến làn da kém sự đàn hồi, bã nhờn tiết ra nhiều hơn, da trở nên khô sạm, nhiều mụn, các vết nám, tàn nhang, chân chim xuất hiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sắc đẹp của chị em.

5. Thay đổi Tâm lý

Phụ nữ khi bị rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khó kiểm soát được tâm lý của mình. Trở nên cáu gắt, hay tự ai, tự ti về bản thân.

6. Thay đổi vóc dáng

Rối loạn nội tiết tố nữ cũng là một trong những “thủ phạm” khiến mỡ tích nhiều ở vùng mông và bụng, chị em không còn vòng eo thon gọn nữa. Ngoài ra ngực sẽ bị chảy sệ không còn săn chắc.

7. Sức khỏe giảm sút

  • Chị em sẽ hay gặp tình trạng bốc hỏa.
  • Hay đổ mồ hôi.
  • Thường xuyên mất ngủ.
  • Hay bị đau đầu.
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Huyết áp thất thường, có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này chị em cần đi kiểm tra và xét nghiệm nội tiết tố nữ ngay để biết mức độ suy giảm để từ đó có biện pháp bổ sung kịp thời.

Cách bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng gây ra do suy giảm nội tiết tố mà những biện pháp bổ sung Estrogen khác nhau được áp dụng. Trong đó, liệu pháp thay thế hormone là một trong những phương pháp được chỉ định ở phụ nữ với những biểu hiện nặng trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này thường kèm theo những tác dụng không mong muốn như: tăng cân, tăng nguy cơ ung thư vú, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu… Do đó, để bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả, an toàn chị em nên bổ sung Estrogen từ độ tuổi 30, bằng cách luyện tập thể thao, xây dựng chế độ ăn giàu Estrogen và vitamin như: – Sắp xếp thời gian tập thể dục hàng ngày một cách khoa học để giảm căng thẳng và thư giãn. Nên ưu tiên tập Yoga, vì Yoga có nhiều bài tập giúp kích thích sản xuất nội tiết tố nữ. – Ăn đủ bữa, đủ chất, không kiêng hoàn toàn chất béo vì cơ thể thiếu chất béo thì quá trình sản xuất Estrogen của cơ thể cũng bị sụt giảm. – Hạn chế thức khuya sau 23h00 và dậy sớm trước 5h00 sáng vì đây là lúc Estrogen sản sinh nhiều nhất. – Không sử dụng các chất rượu bia, kích thích vì sẽ giảm sản xuất Estrogen. – Bổ sung các loại thực phẩm giàu Estrogen như: Đậu nành, hạt lanh, hạt vừng, tỏi, quả đào, các loại quả mọng, cám mì, bông cải trắng, súp lơ xanh, mầm cải Brussel (bắp cải tí hon), bắp cải… – Bổ sung Vitamin: Ngoài những loại thực phẩm chứa nhiều Estrogen kể trên, chị em có thể bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể như: Vitamin E, Vitamin D, B3, B6, B12… giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể. Từ đó có thể cân bằng nội tiết tố nữ.

Đăng trong Chưa phân loại | Tags: CÂN BẰNG NỘI TIẾT, NỘI TIẾT TỐ

Từ khóa » Suy Giảm Nội Tiết Tố Nữ Uống Gì