Khi Nào Cần Phải Cân Chỉnh độ Chụm Bánh Xe? - Vietnamnet

Quá trình dẫn đến sai lệch góc đặt bánh xe diễn ra âm thầm, trong một thời gian dài nên phần lớn chủ xe không chú ý và nhận thức hết sự nguy hiểm tiềm tàng của nó.

Hiểm họa chết người dưới mỗi vòng quay bánh xe Cách hiệu quả để tự kiểm tra góc đặt bánh xe tại nhà Hoảng hồn khi phát hiện bánh xe ôtô đang chạy mất gần hết ốc

Theo chuyên gia Vương Hà, Trung tâm lốp xe ô tô Hunter (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), thì một chiếc xe chỉ được xem là an toàn khi hệ thống bánh xe vừa đảm bảo nâng đỡ toàn bộ thân xe, vừa phải tối ưu khả năng bám đường, tạo cảm giác êm ái khi lái cũng như đảm bảo độ bền cho các chi tiết như giàn rô tuyn, cao su, bi moay ơ, giảm thiểu độ mài mòn của lốp xe... Trên thực tế sử dụng, sau khi xe chạy được một thời gian dài, do mòn cơ học tự nhiên của các cơ cấu hệ thống lái (rô tuyn, giảm xóc, càng A,…) sẽ dẫn đến các góc định vị của bánh xe bị sai lệch so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Những lỗi kỹ thuật có liên quan đến góc đặt bánh xe gọi chung là “độ chụm bánh xe”.

Lúc này, các bánh xe sẽ không chuyển động theo cùng một hướng, lốp dần bị mòn không đều vì bị kéo lê trong khi quay, vô lăng bị vẹo khi xe chạy thẳng. Khi xe vào cua, đường xóc, hai bánh sẽ bị dúi thêm về cùng một hướng dẫn đến hiện tượng cướp tay lái. Khi cộng thêm yếu tố đường xấu cũng sẽ khiến quá trình mài mòn lốp xe diễn ra nhanh hơn, không đều nhau, bánh xe có hình côn.

Quá trình sai số này diễn ra âm thầm, mắt thường rất khó phân biệt. Hiện, có thể chia những góc sai lệch như góc Camber (góc ngả của mặt phẳng bánh xe so với phương thẳng đứng nhìn từ đằng trước xe), góc Caster (góc ngả về sau của trục quay bánh lái so với phương thẳng đứng nhìn từ xe bên cạnh xe), Toe-in (độ chụm của bánh xe), SAI ( Sterring Axis Inclination - độ nghiêng của trụ lái), Thrust Angle (góc lệch giữa trục trung tâm của xe và hướng chuyển động của trục sau).

Quá trình đưa các thông số của xe trở lại đúng với tiêu chuẩn của nhà sản xuất gọi là phương pháp căn chỉnh góc đặt 4 bánh xe. Trước đây, do trình độ của kỹ thuật viên và máy móc không đảm bảo, có thể dẫn đến tình trạng người dùng khi mang xe đến các trung tâm bảo hành gặp phải tình trạng “lợn lành thành lợn què” hoặc không cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt trước và sau khi căn chỉnh.

{keywords}

Các góc đặt bánh xe sai lệch phát sinh trong quá trình sử dụng xe.

Theo anh Hà thì hiện nay, với sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật và hệ thống máy móc hiện đại từ các trung tâm có uy tín, việc đo và căn chỉnh góc đặt xe cũng trở nên chính xác, hiệu quả hơn, khách hàng chạy xe trên đường trường có thể cảm nhận được rõ rệt, không bị mỏi tay, thêm nữa tuổi thọ của lốp cũng duo cải thiện đáng kể.

Trong một số trường hợp, sau khi thực hiện căn chỉnh độ chụm nhưng xe vẫn gặp hiện tượng rung lắc, nhao lái thì theo các chuyên gia, khả năng là do lỗi cân bằng động. Theo đó, khi xe đi được một quãng đường nhất định, phải thay lốp nhưng người dùng chỉ đơn thuần lắp lốp khác vào chứ không thực hiện căn chỉnh bánh xe để đạt độ cân bằng theo đúng thông số kỹ thuật của hãng hoặc quá trình sử dụng trên đường trường, đường xóc, gồ ghề sẽ có những biến dạng về lốp, không còn đạt được sự cân bằng ở tất cả các điểm. Đây là nguyên nhân khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết để bắt bệnh cho xe của mình.

Vì vậy, khi khách hàng đem xe đến sửa chữa tại các trung tâm uy tín, kỹ thuật viên thường kiểm tra cả phần góc đặt bánh xe và cân bằng động bằng các thiết bị chuyên dụng. Dựa trên những thông số về cân nặng, lực ngang, lực dọc, độ cao, độ cứng của từng quả lốp mà máy đo được và cơ sở dữ liệu từ nhà sản xuất, máy sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp để xe có thể đi thẳng nhất, ít rung nhất. Khi cần thiết, để đạt được độ cân bằng tối ưu, máy sẽ cân đo và dán thêm mép chì bên trong lốp. Riêng về phần này, nếu máy không thực sự chuẩn, lỗi cân bằng động của xe sẽ còn nặng hơn. Vì vậy, trước khi quyết định “xuống tay”, khách hàng cần tham khảo từ những nguồn thực sự uy tín, có công nghệ mới nhất để gửi gắm chiếc xe của mình, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Chuyên gia “mách nước”

Theo khuyến cáo từ phía các nhà sản xuất, khi xe chạy được khoảng 1 vạn km hoặc 6 tháng, chủ xe nên đem đi bảo dưỡng một lần. Quá trình kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, các nhân viên kỹ thuật sẽ kịp thời phát hiện ra những lỗi tiềm ẩn của xe như giảm sóc, rô tuyn, thước lái, láp…và tư vấn sửa chữa cho người dùng. Trong đó, việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ để cân bằng động và căn chỉnh độ chụm cũng sẽ giúp xe vận hành tốt nhất, quá trình mài mòn của lốp hạn chế tối đa, tuổi thọ của lốp vì thế cũng sẽ tăng đáng kể so với lốp đi cùng xe.

(Theo ĐSPL)

Từ khóa » độ Chụm Bánh Xe Tải