Khi Nào Cần Vô "nước Biển"? - Tuổi Trẻ Online

Tin tức, tin nóng, đọc báo điện tử - Tuổi Trẻ Online
  • Podcast
  • YouTube
  • Cần biết
  • Rao vặt
thông tin tài khoản Xin chào,
  • Cài đặt tài khoản
  • Tin đã lưu
  • Bình luận của bạn
  • Lịch sử giao dịch
  • Dành cho bạn
  • Vào Tuổi Trẻ Sao
  • Thoát Tuổi Trẻ Sao
  • Đăng xuất
Đặt báo Đăng ký Tuổi Trẻ Sao Vào trang Tuổi Trẻ Sao
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Nhà đất
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc
0 Sức khỏe 08/06/2010 03:18 GMT+7 Khi nào cần vô "nước biển"? BS LƯU KÍNH KHƯƠNG (Bệnh viện Nhân Dân 115) BS LƯU KÍNH KHƯƠNG (Bệnh viện Nhân Dân 115) news google

TT - Khi cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ...không ít người nghĩ ngay đến việc tìm bác sĩ để “vô nước” (tức truyền nước biển) cho khỏe.

jt7xRABQ.jpgPhóng to

Việc truyền dịch chỉ được thực hiện khi có y lệnh của bác sĩ - Ảnh: Thanh Đạm

Điều đáng nói ở đây là cả người muốn “tiếp nước” và người thực hiện việc “tiếp nước” đều cảm thấy hài lòng, dù việc làm đó nhiều khi không cần thiết, tốn kém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở các phòng mạch tư và một số nhà thuốc, hiện tượng người không bệnh tật gì đến đề nghị được truyền dịch là phổ biến. Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn và có ý tốt khuyên không nên thì họ phản ứng bằng cách bỏ đi nơi khác để được “tiếp nước”.

Có bao nhiêu loại dịch truyền?

Ở không ít phòng mạch tư, để dễ thu nhiều tiền bệnh nhân, thường trong “nước biển” sẽ được pha thêm một ít thuốc bổ như becozym...Thực chất đây chỉ là các vitamin nhóm B rất dễ gây sốc khi truyền. Nếu không đủ phương tiện hồi sức cấp cứu thì khi xảy ra sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng người được truyền.

Người dân thường gọi dịch truyền nói chung là “nước biển”. Trong giới chuyên môn chia dịch truyền thành ba nhóm cơ bản sau:

1. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém:

- Dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucose hoặc dextrose) có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dung dịch glucoza có nhiều loại: 5%, 10%, 20%, 30%. Nửa lít glucoza 5% cung cấp năng lượng tương đương ăn một bát cơm.

- Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin như: alversin 40, amigolg 8,5%, amino - plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic... dùng trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng. Các sản phẩm này rất đắt tiền.

2. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (tiêu chảy, bỏng, ói mửa...). Đó là các dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...

3. Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê toa.

Các tình huống cần truyền dịch

Dịch truyền sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng dịch truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Người bệnh cần được truyền dịch trong các tình huống sau:

1. Bồi hoàn thể tích dịch cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu...

2. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột...

3. Mượn đường truyền dịch để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.

4. Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor... Các chất này thường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.

Các tai biến khi truyền dịch

Dù truyền dịch có đúng chỉ định hay không vẫn có thể xảy ra tai biến. Bao gồm:

1. Run tiêm truyền và sốc. Đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi... Nặng hơn sẽ làm tụt huyết áp, hôn mê, ngưng tim ngưng thở và tử vong

2. Nhiễm trùng. Nếu không sát trùng kỹ nơi tiêm truyền, các thao tác không đảm bảo vô trùng có thể gây ra nhiễm trùng tại chỗ, viêm tĩnh mạch, sưng phù do lệch kim khỏi tĩnh mạch. Nếu vi trùng lan vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nếu sử dụng kim, ống chích, dây truyền cho nhiều người có thể làm lây bệnh viêm gan siêu vi B,C, nhiễm HIV, sốt rét...

3. Quá tải thể tích. Khi truyền dịch với số lượng lớn hoặc truyền với tốc độ quá nhanh sẽ làm quá sức chịu đựng của tim và phổi, dẫn đến mệt, khó thở, suy tim và phù phổi cấp. Tai biến này rất dễ xảy ra trên các đối tượng như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim, suy thận, trẻ em...

4. Tắc khí. Hết dịch truyền mà không biết hoặc để bóng khí lọt vào mạch máu có thể gây thuyên tắc khí. Nếu nặng có thể gây chết người.

5. Rối loạn thừa. Việc truyền không đúng loại dịch truyền sẽ gây rối loạn thừa các chất có trong dịch truyền, làm cơ thể mất quân bình.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

BS LƯU KÍNH KHƯƠNG (Bệnh viện Nhân Dân 115)

BÌNH LUẬN HAY

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻ

Tặng sao

Chuyển sao tặng cho thành viên

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Bạn đang có: 0 sao

Số sao không đủ. Nạp thêm sao

Tặng sao Tặng sao Tặng sao

Tặng sao thành công

Bạn đã tặng 0 Cho tác giả

Hoàn thành

Tặng sao không thành công

Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác

Quay lại bài viết Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)

Tin cùng chuyên mục

Bị phản ứng khi khuyên bệnh nhân ung thư không dùng sữa non, bệnh viện nói gì?

Bị phản ứng khi khuyên bệnh nhân ung thư không dùng sữa non, bệnh viện nói gì?

Vụ '4 bệnh yêu cầu xác nhận 1 bệnh': Sở Y tế Quảng Nam hướng dẫn chung chung

Vụ '4 bệnh yêu cầu xác nhận 1 bệnh': Sở Y tế Quảng Nam hướng dẫn chung chung

Những thay đổi nên thử trong năm mới

Những thay đổi nên thử trong năm mới

Thảo dược và bấm huyệt hỗ trợ chữa viêm họng, tránh biến chứng

Thảo dược và bấm huyệt hỗ trợ chữa viêm họng, tránh biến chứng

Vượt giá lạnh, hàng ngàn bạn trẻ xếp hàng hiến máu cứu người

Vượt giá lạnh, hàng ngàn bạn trẻ xếp hàng hiến máu cứu người

Tiêm filler làm đẹp cấp tốc đón Tết, coi chừng biến chứng

Tiêm filler làm đẹp cấp tốc đón Tết, coi chừng biến chứng

Tuổi Trẻ Sao

Thông tin tài khoản ngày

Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản

1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping

Tổng số tiền thanh toán:

Số sao có thêm 0

Thanh toán Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.

Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Hủy Gửi bình luận
  • Trang chủ
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc

Tổng biên tập: Lê Thế Chữ

Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.

Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCM

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn

Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848

Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSS

Đăng ký email - Mở cổng thông tin

Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất

Đăng ký tại đây

© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công
  • Bình luận
  • Đăng nhập
  • Tạo tài khoản
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn. Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận captcha

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook captcha Hoàn tất

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên (*)

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Ý kiến của bạn (*)

Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.

captcha Gửi ý kiến

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Giới thiệu về Tuổi Trẻ Sao

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

TTO

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Nhập mã xác nhận

Mã capcha captcha Hủy bỏ Hoàn tất

Từ khóa » Truyền Nước Biển Có Lợi ích Gì