Khi Nào Công Chức Bị Kỷ Luật Cách Chức? - Chi Tiết Tin Tức
Có thể bạn quan tâm
Sau bài viết khi nào công chức bị giáng chức, LuatVietnam nhận được khá nhiều thắc mắc về vấn đề kỷ luật cách chức của công chức. Vậy trường hợp nào công chức sẽ bị kỷ luật cách chức?
Cách chức là gì? Trường hợp nào công chức bị cách chức?
Khoản 9 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm
Theo đó, cách chức là hình thức kỷ luật chỉ áp dụng với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm mà vi phạm quy định đến mức độ bị áp dụng hình thức kỷ luật này.
Đây cũng là khẳng định được đề cập đến tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019:
Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Đồng thời, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, các trường hợp công chức bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức gồm:
STT | Trường hợp |
1 | Đã bị kỷ luật giáng chức mà tái phạm. |
2 | Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp: - Công chức lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn. |
3 | - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; - Người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. |
4 | Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ. |
Trong đó, các mức độ để xem xét áp dụng hình thức cách chức công chức gồm:
- Hậu quả rất nghiêm trọng: Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Là hậu quả có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, căn cứ vào từng mức độ, tính chất của hành vi, công chức có thể bị xử lý kỷ luật cách chức trong các trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào, công chức bị xử lý kỷ luật cách chức? (Ảnh minh họa)
Bị cách chức, công chức có được nâng lương không?
Đối với công chức, khi bị kỷ luật cách chức, Điều 82 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ:
Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực
Từ quy định này có thể thấy, công chức mà bị cách chức thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật cách chức của công chức có hiệu lực.
Đồng thời, theo khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, nếu công chức bị kỷ luật cách chức thì không thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Khi hết thời hạn nêu trên mà công chức không vi phạm ở mức phải kỷ luật thì sẽ được tiếp tục nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Riêng trường hợp bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức).
Đặc biệt, nếu công bị bị cách chức mà sau đó được kết luận là sai, oan nhưng vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
Như vậy, nếu công chức bị cách chức thì theo quy định nêu trên sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương lần sau đến 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Trên đây là các trường hợp công chức bị cách chức./.
Theo: https://luatvietnam.vn/
Từ khóa » Hình Thức Kỷ Luật Công Chức Là Gì
-
Quy định Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ Công Chức
-
Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Công Chức
-
Các Hình Thức Kỷ Luật đối Với Công Chức Giữ Chức Vụ Lãnh đạo, Quản ...
-
Các Hình Thức Kỷ Luật Công Chức? Trình Tự Thủ Tục Kỷ Luật Công Chức?
-
Các Hình Thức Kỷ Luật Công Chức Theo Quy định Mới Nhất - LuatVietnam
-
Các Hành Vi Bị Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức ... - Bộ Tài Chính
-
Một Số điểm Mới Của Nghị định Số 112/2020/NĐ-CP Về Xử Lý Kỷ Luật ...
-
Các Hình Thức Kỷ Luật Công Chức 2022
-
Cán Bộ, Công Chức Bị Kỷ Luật Thì Xử Lý Như Thế Nào? - Báo Lao Động
-
Hình Thức Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Hình Thức Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
Hình Thức Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Một Số Quy định Mới Về Kỷ Luật Công Chức Có Hiệu Lực Thi Hành Từ ...
-
Căn Cứ Xét Hình Thức Kỷ Luật Cán Bộ Cấp Xã - Báo điện Tử Chính Phủ