Khi Nào Dùng Dấu Treo, Dấu Giáp Lai? - Tra Cứu Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
-
- Văn bản pháp luật Hot Thủ tục hành chính Hỏi đáp pháp luật Thuật ngữ pháp lý Góc nhìn pháp lý Inforgraphic pháp luật Video pháp luật Tủ sách luật tiện ích Thư viện bản án Thư viện án lệ
- Giới thiệu
- Gói dịch vụ
- Liên hệ
- GÓC NHÌN PHÁP LÝ
- INFOGRAPHIC PHÁP LUẬT
- VIDEO PHÁP LUẬT
Thông thường chúng ta có rất nhiều văn bản cần sử dụng đến con dấu. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được trường hợp nào thì dùng dấu treo, trường hợp nào lại sử dụng dấu giáp lai. Dưới đây, Hệ thống pháp luật Việt Nam xin gửi tới bạn đọc bài viết mang tính tham khảo về các trường hợp sử dụng dấu treo và dấu giáp lai, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho Quý bạn đọc.
Trước hết cần hiểu cách thức đóng 02 loại dấu này như thế nào?
Căn cứ Khoản 1, Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng con dấu như sau:
“1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.”
Như vậy, đóng dấu giáp lai là việc đóng dấu lên các mép phải của văn bản trùm lên một phần các tờ giấy, mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.Mục đích của dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung hoặc giả mạo văn bản.
Đóng dấu treo là dùng con dấu cơ quan, tổ chức đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục kèm theo văn bản chính. Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái, dấu sẽ được đóng trùm lên tên cơ quan, tổ chức, tên phụ lục đó. Mục đích của dấu treo nhằm thừa nhận văn bản này do doanh nghiệp ban hành và thông báo tới toàn thể mọi người có liên quan trong công ty, doanh nghiệp.
Dựa vào mục đích, cách dùng của 02 loại dấu này, các trường hợp sử dụng dấu treo, dấu giáp lai gồm:
- Dấu giáp lai thường được sử dụng tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ,... có từ hai trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ ba trang trở lên đối với văn bản in hai mặt.
- Dấu treo được sử dụng trong các trường hợp sau :
- Trường hợp không có sự ủy quyền: người chịu trách nhiệm được ký phía dưới không có thẩm quyền để được đóng dấu lên chữ ký của mình trên văn bản đó.
- Trường hợp ban hành các văn bản: được dùng trong những trường hợp đóng dấu lên các văn bản pháp luật, được đóng lên các phụ lục theo như quy định của pháp luật.
Cần lưu ý, dấu treo hoàn toàn không được nhà nước và pháp luật công nhận có tính pháp lý của tài liệu mà chỉ xác nhận với mọi người tính chất của văn bản, biên bản. Trường hợp nếu cơ quan tổ chức xác minh hay sửa đổi những điều mới trong nội quy hay trong những trường hợp để đóng dấu thì có thể dùng dấy treo để xác nhận lại những thay đổi.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam
Chính sách bảo mật Thỏa ước sử dụng Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân Hình thức thanh toán Hướng dẫn sử dụng Bản quyền © 2024 thuộc về Hệ Thống Pháp Luật Việt NamĐơn vị chủ quản: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và ứng dụng công nghệ 4.0. Chịu trách nhiệm chính: Bà Phạm Hoài Thương. Giấy chứng nhận ĐKDN số: 0108234370, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2018. Địa chỉ: Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội - VPGD: C2 Vincom, 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.6294.9155 - Hotline: 0984.988.691 - Email: info@hethongphapluat.com
Youtube Facebook Twitter Tra cứu thuật ngữ với từ hoặc cụm từ đã chọn?TRA CỨU THUẬT NGỮ PHÁP LÝ
× Tổng đài hỗ trợ: 024.6294.9155 - Hotline: 0986.426.961- Báo lỗi văn bản Hỗ trợ chúng tôi tạo ra nội dung chất lượng hơn ×
Từ khóa » Giấy ủy Quyền đóng Dấu Treo
-
Hướng Dẫn Cách đóng Dấu Treo, đóng Dấu Giáp Lai Mới Nhất Năm 2022
-
Quy định Về đóng Dấu Treo? Bảng Kê đính Kèm Hóa đơn Có Phải ...
-
Dấu Treo Là Gì? Quy định Về đóng Dấu Treo Mới Nhất - Luật Hùng Sơn
-
Đóng Dấu Treo Là Gì? Quy định Và Cách đóng Nên Biết | TaxPlus
-
Dấu Treo Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về đóng Mộc Treo
-
Cách Ký Tên, đóng Dấu đúng Luật Vào Văn Bản Theo NĐ 30/2020/NĐ ...
-
Hóa đơn GTGT đóng Dấu Treo Có Hợp Lệ Không - Kế Toán Thiên Ưng
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Ký Hóa đơn GTGT Thay Giám đốc
-
Văn Bản Chỉ Có Dấu Treo Có Chứng Thực được Không? - LuatVietnam
-
Cách đóng Dấu Chữ Ký, Dấu Treo, Dấu Giáp Lai đúng Luật Vào Văn Bản
-
Hướng Dẫn Cách đóng Dấu Giáp Lai, Dấu Treo Quy định Mới 2022
-
Cách đóng Dấu Treo đúng Quy định Pháp Luật
-
Dấu Treo Là Gì? Những Quy định Hiện Hành Về Dấu Treo Năm 2022