Khi Nào được đá Phạt Nhanh Trong Bóng đá?

Trong một trận bóng, ngoài đường chuyền đẹp mắt tạo nên bàn thắng trực tiếp đến từ các cầu thủ thì cũng không thể thiếu những quả đá phạt. Việc mắc lỗi trên sân là điều diễn ra khá phổ biến. Tùy vào từng trường hợp phạm lỗi mà trọng tài sẽ căn cứ theo luật để đưa ra các quyết định khác nhau. Trong đó, những cú đá phạt luôn tạo cho người hâm mộ phút giây hồi hộp và mong chờ. Đặc biệt, số bàn thắng được tạo ra từ việc đá phạt nhanh thường xuyên được thiết lập. Điều này đã làm nhiều người thắc mắc rằng liệukhi nào được đá phạt nhanh trong bóng đá?

Khi nào được đá phạt nhanh trong bóng đá?

Mục lục

  • Đá phạt nhanh trong bóng đá là gì?
  • Trường hợp được đá phạt nhanh trong bóng đá
  • Cách thực hiện đá phạt nhanh

Đá phạt nhanh trong bóng đá là gì?

Đá phạt nhanh là một trong những trường hợp đá phạt trực tiếp ngay khi đội phòng ngự phạm lỗi với đội tấn công. Lúc này, trọng tài sẽ là người đưa ra quyết định xem cầu thủ có được thực hiện đá phạt hay không. Những cú phạt nhanh này luôn làm cho người hâm mộ mong chờ và bùng nổ cảm xúc bởi rất nhiều bàn thắng đã được ghi trực tiếp và chớp nhoáng từ tình huống này.

Đá phạt nhanh

Trường hợp được đá phạt nhanh trong bóng đá

Khi đội phòng ngự phạm lỗi khá nặng với đội tấn công, một cú sút phạt nhanh sẽ được trọng tài đưa ra. Trong đó, những lỗi cơ bản để dẫn đến trường hợp này bao gồm:

- Đối phương thực hiện tấn công, húc hoặc đẩy cầu thủ.

- Đối phương cố gắng đá hoặc đá vào người của cầu thủ.

- Đối phương thực hiện động tác ngáng chân cầu thủ.

- Cầu thủ bị đối phương nhảy vào người.

- Đối phương cố ý giữ hoặc kéo áo cầu thủ.

- Đối phương thực hiện hành động phun, khạc, nhổ nước bọt vào cầu thủ.

- Đối phương sử dụng vũ lực như: đấm, đá huých cùi chỏ,... vào cầu thủ.

- Dùng tay hoặc một vật thể giữ trong tay để chơi bóng, chỉ trừ thủ môn đang đứng trong vòng cấm.

Với những tình huống như trên, trọng tài sẽ xem xét mức độ phạm lỗi và đưa ra quyết định cuối cùng.

Sút phạt nhanh

Cách thực hiện đá phạt nhanh

Đối với một cú sút phạt nhanh, điểm đặt bóng sẽ là nơi mà đối phương phạm lỗi. Để ngăn cản bóng, đội phòng ngự có thể thiết lập hàng rào phòng chắn cách điểm thực hiện cú sút bóng ít nhất là 9,15m. Trọng tài sẽ là người quyết định thời gian thiết lập hàng rào. Nếu cảm thấy thời gian quá ngắn, thủ môn cũng có quyền kiến nghị về điều này với trọng tài.

Trong trường hợp đội phòng ngự cố tình trì hoãn thời gian, ngăn cản thực hiện cú sút phạt nhanh thì trọng tài sẽ căn cứ vào từng trường hợp để đưa ra hình thức xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Đội bóng sẽ có thêm thời gian để thiết lập hàng rào chắn trong trường hợp vị trí thực hiện đá phạt nhanh gần với khu vực 16m50. Lúc này, khoảng cách từ rào chắn phòng thủ đến khung thành chỉ bằng 1/3 so với khoảng cách từ điểm thực hiện cú phạt nhanh đến khung thành.

Theo luật đá phạt nhanh, khi cầu thủ thực hiện cú sút thì trong phạm vi bán kính 3m từ vị trí đá phạt không được có cầu thủ của đội đối phương đứng gần. Cầu thủ được chỉ định sút phạt sẽ thực hiện cú đá ngay khi tiếng còi của trọng tài vang lên. Nếu có cầu thủ vi phạm, tùy vào mức độ mà ngay lập tức trọng tài sẽ đưa ra quyết định xử phạt.

Nếu cầu thủ đội đối phương đứng trong hàng rào chắn ngoài vùng cấm và chạm tay vào bóng khi cú phạt nhanh đang diễn ra thì đội thực hiện cú đá này sẽ được nhận thêm một quả đá phạt. Còn trong trường hợp cầu thủ chạm tay vào bóng trong khu vực cấm địa thì đội bóng thực hiện cú phạt sẽ nhận được một quả phạt đền.

Luật đá phạt nhanh

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về luật đá phạt nhanh trong bóng đá. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu hơn về những trường hợp khiến trọng tài đưa ra hình thức xử phạt lỗi này, đồng thời cũng biết được cách thức thực hiện cú đá phạt để có cho mình thêm những kiến thức hữu ích về bộ môn thể thao vua.

Từ khóa » Xin Còi Khi đá Phạt