Khi Nào được Yêu Cầu Giám định Lại Kết Quả Giám định Thương Tật?

Khi nào được yêu cầu giám định lại kết quả giám định thương tật? Hiện nay, trong quy định của Bộ Luật hình sự 2015 đã có quy định rất rõ ràng về trách nhiệm pháp lý trong trường hợp cố ý gây thương tích với những tỷ lệ thương tích khác nhau. Vậy trong từng trường hợp thì tỷ lệ thương tích có ảnh hưởng như thế nào đến khung hình phạt?

1.Tư vấn quy định của pháp luật về hình sự

Tội cố ý gây thương tích là một trong những tội được quy định tại Bộ Luật hình sự 2015. Việc xác định khung hình phạt của tội này chủ yếu phụ thuộc vào việc giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân. Vậy bản giám định tỷ lệ thương tật có giá trị pháp lý như thế nào? Khi nào thì có thể yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật?

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tội cố ý gây thương tích.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

2.Trả lời câu hỏi tư vấn

Câu hỏi tư vấn: Luật sư cho tôi hỏi, em trai của tôi có liên quan đến vụ án đánh người gây thương tích. Số người bị thương là 2 người, 1 người 44 % tỷ lệ thương tật và 1 người 13 % thương tật. Hiện em trai của em đang bị tạm giam, để điều tra chờ ra tòa đến nay đã gần 6 tháng, em muốn xin làm lại tỷ lệ thương tật thì phải làm sao, và trong thời điểm nào mới yêu cầu giám định được. Hay phải đợi khi nào tòa xử rồi mình mới kháng cáo. Xin trả lời giúp em với ạ

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện thực hiện lại kết quả giám định thương tật

Việc giám định thương tật chỉ được xem xét làm lại khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015:

Điều 211: Giám định lại

1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Vậy trong trường hợp mà bạn có căn cứ cho rằng kết quả giám định lần đầu không chính xác thì các bên đương sự có thể yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định thực hiện giám định lại. Về thời điểm được yêu cầu giám định, có thể thực hiện việc yêu cầu giám định lại trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp mà bạn muốn yêu cầu thực hiện làm lại kết quả giám định thì bạn phải thực hiện theo đúng trình tự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục thực hiện yêu cầu làm lại kết quả giám định thương tật

Trường hợp này của bạn vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra nên bạn sẽ trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Về hồ sơ yêu cầu làm lại kết quả giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 thì hồ sơ yêu cầu giám định lại kết quả thương tật bao gồm:

Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự

1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị giám định lại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định và trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho các bên liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp của bạn.

Trân trọng!

Từ khóa » Giám định Hay Giám định