Khi Nào được Yêu Cầu Tòa án áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời ...

yeu-cau-toa-an-ap-dung-bien-phap-khan-cap-tam-thoi
Yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Mục Lục

  • 1 Quy định pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
  • 2 Các trường hợp được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
    • 2.1 Ai có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
    • 2.2 Các trường hợp được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • 3 Luật sư hỗ trợ khách hàng yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản hoặc bảo đảm thi hành án.

>> Xem thêm: Có Thể Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Cùng Lúc Nộp Đơn Khởi Kiện Không?

Áp dụng BPKCTT nhằm mục đích:

  • Giải quyết các yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án,;
  • Bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn những hành vi hủy hoại hoặc bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc;
  • Kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, đảm bảo việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án.

Các trường hợp được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự

Ai có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:

  • Đương sự;
  • Người đại diện hợp pháp của đương sự;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

Khi muốn yêu cầu thì những người có quyền yêu cầu phải làm đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Các trường hợp được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Các trường hợp mà đương sự hay người có quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT theo khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm;
  • Tình huống phải có tính khẩn cấp;
  • Các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.

Các BPKCTT được yêu cầu Tòa án áp dụng phải phù hợp với những trường hợp cụ thể và là một trong những biện pháp quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư hỗ trợ khách hàng yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

don-yeu-cau
Đơn yêu cầu
  • Tư vấn cho thân chủ về BPKCTT phù hợp đối với tình huống của thân chủ;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu cũng như chuẩn bị các hồ sơ khác liên quan;
  • Nộp đơn yêu cầu tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự;
  • Nếu thân chủ có yêu cầu, luật sư có thể tham gia vào vụ án dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
  • Các công việc khác có liên quan tùy vào các vụ việc, vụ án cụ thể.
dich-vu-luat-su
Dịch vụ luật sư

Trên đây là bài viết về khi nào được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự của chúng tôi. Nếu bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan tới pháp luật dân sự hoặc giải quyết tranh chấp dân sự thì quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới qua hotline 1900.63.63.87 trên website của chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình và tư vấn. Trân trọng.

Từ khóa » Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Dân Sự