Khi Nào Làm Triple Test Cho Kết Quả Chính Xác Nhất? - Nipt Gentis
Có thể bạn quan tâm
Khi nào làm Triple test cho kết quả chính xác nhất?
Câu hỏi: Khi nào làm Triple test cho kết quả chính xác nhất và có bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm nếu như kết quả của xét nghiệm Double test kết luận con có nguy cơ cao hay không?
Trả lời:
Trong quá trình tư vấn, GENTIS nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ bầu về phương pháp xét nghiệm Triple test, trong bài viết này GENTIS sẽ mang đến cho các mẹ bầu những thông tin hữu ích nhất về phương pháp xét nghiệm Triple test.
Tìm hiểu về Triple test
Xét nghiệm Triple test là một trong những biện pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, giúp cho mẹ bầu biết được thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp với các hội chứng dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm được thực hiện bằng mẫu máu của người mẹ mang thai và thường có kết quả sau khoảng 3 – 4 ngày.
Xét nghiệm Triple test dựa vào các chỉ số AFP, hCG và Estriol trong máu mẹ bầu, không xâm lấn vào môi trường sống của thai nhi và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Khi nào làm Triple test cho kết quả chính xác nhất?
Xét nghiệm Double test được bắt đầu thực hiện từ khoảng tuần thai thứ 12, giúp sàng lọc được những nguy cơ mắc các hội chứng dị tật thường gặp như Down, Edwards, Patau. Nếu như kết quả xét nghiệm Double test kết luận con có nguy cơ cao thì mẹ bầu thường được bác sĩ tư vấn thực hiện xét nghiệm Triple test để một lần nữa khẳng định lại kết quả của Double test.
Triple test có thể được thực hiện từ tuần thai 14 – 18, giúp phát hiện nguy cơ mắc phải những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp, khẳng định có nguy cơ cao hay không đối với hội chứng mà Double test đã kết luận, phát hiện bất thường ở não, tủy sống,… Xét nghiệm Triple test dựa vào những chỉ số đó có thể xác định được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của bào thai, trong đó:
- AFP (alpha-fetoprotein): Là protein được sản xuất bởi bào thai.
- hCG: Một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.
- Estriol: Là một estrogen (một dạng hormone) được sản xuất bởi cả bào thai và nhau thai.
Triple test được thực hiện bằng cách đo lượng AFP (alpha fetoprotein), β-hCG (beta-human chorionic gonadotropin) và estriol không liên hợp uE3 (unconjugated estriol) còn gọi là estriol tự do (free estriol) trong máu người mẹ mang thai. Nếu có sự lệch bội nhiễm sắc thể (aneuploidies) thì nồng độ của các thông số này sẽ thay đổi trong máu mẹ, dựa vào các chỉ số đó kết hợp với tuổi mẹ, tuổi thai,… để đánh giá con có nguy cơ cao hay thấp với các hội chứng dị tật bẩm sinh.
Những ai nên thực hiện xét nghiệm Triple test
Trong trường hợp mẹ bầu có kết quả sàng lọc Double test có nguy cơ cao, được tư vấn thực hiện Triple test ở tuần thai thứ 14 – 18 hoặc khi chưa thực hiện sàng lọc nào trong những tuần thai trước thì đến giai đoạn này mẹ bầu cũng nên thực hiện sàng lọc cho con để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con, đặc biệt là những mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao sinh con mắc dị tật bẩm sinh như:
- Mẹ bầu có tiền sử sinh con mắc dị tật bẩm sinh
- Người mẹ mang thai từ 35 tuổi trở lên
- Gia đình có tiền sử về các hội chứng dị tật bẩm sinh
- Người mẹ nhiễm virus trong khi mang thai
- Người mẹ mắc tiểu đường điều trị bằng insulin
- Người mẹ thường xuyên sống trong môi trường nhiễm phóng xạ, có dịch bệnh,…
Kết quả Triple test trả lời như thế nào
Kết quả xét nghiệm Triple test được đánh giá dựa vào hàm lượng cao hoặc thấp của AFP, hCG, Estriol:
- Hàm lượng AFP cao: Cho biết thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não.
- Hàm lượng AFP thấp: Cho biết những bất thường về lượng hCG và estriol cho biết khả năng bào thai có thể mắc phải hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể thứ 21) hoặc hội chứng Edward (3 nhiễm sắc thể thứ 18) và các bất thường về di truyền khác.
- Ngoài ra, Triple test có thể nhận diện được song thai hoặc đa thai.
Kết quả của Triple test có ý nghĩa như thế nào?
Kết quả của xét nghiệm Triple cho biết thai nhi có nguy cơ cao hay nguy cơ thấp trước các hội chứng dị tật bẩm sinh về ống thần kinh,Down, Edwards,… nhưng không phải là kết quả chẩn đoán. Trong trường hợp mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Triple test kết luận con có nguy cơ cao sẽ được bác sĩ tư vấn chọc ối để biết được kết quả chính xác cuối cùng.
Kết quả của Triple test chỉ mang tính tương đối, vì có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Nếu các mẹ bầu có kết quả sàng lọc nguy cơ cao không nên vội vàng chọc ối mà nên tìm hiểu về phương pháp sàng lọc không xâm lấn thay thế chọc ối. Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina là phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn bởi độ chính xác của NIPT – illumina lên tới 99,9%. Ngay từ tuần thai thứ 10 các mẹ bầu có thể thực hiện sàng lọc bằng phương pháp này để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi mà không cần thực hiện nhiều lần hay thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc khác.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ,Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ,tư vấn một cách tốt nhất! TweetTừ khóa » Khi Nào Làm Xét Nghiệm Triple Test
-
Triple Test Là Gì Và Cần Thực Hiện ở Tuần Thai Nào? | Vinmec
-
Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Xét Nghiệm Double Test - Triple Test
-
Triple Test Là Gì Và Xét Nghiệm Triple Test Có Cần Nhịn ăn?
-
Xét Nghiệm Triple Test Là Gì Và Có Thể Sàng Lọc Bệnh Lý Nào? | Medlatec
-
Xét Nghiệm Triple Test Làm Khi Nào? Những Ai Nên Thực Hiện?
-
Triple Test Là Gì? Khi Nào Mẹ Bầu Nên Làm Triple Test?
-
XÉT NGHIỆM TRIPLE TEST VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU NÀO CŨNG ...
-
Làm Xét Nghiệm Triple Test ở Tuần Bao Nhiêu?
-
Double Test Và Triple Test Là Gì? Làm ở Tuần Thứ Bao Nhiêu Của Thai Kỳ?
-
[CHI TIẾT] Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Double Test Và Triple Test
-
Những điều Cần Biết Về Xét Nghiệm Double Test Và Triple Test
-
10 Thông Tin Quan Trọng Về Sàng Lọc Trước Sinh Triple Test - GENTIS
-
Xét Nghiệm Double Test Và Triple Test Thực Hiện Khi Nào?
-
Sàng Lọc Trước Sinh - Những điều Cần Biết | Bệnh Viện Tâm Anh