Khi Nào Nên Chụp MRI Khớp Vai? Cần Lưu ý Gì? | TCI Hospital

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phát minh mang tính cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật y học. Thay vì có sử dụng tới tia X- quang với nguyên lý từ trường, MRI cho ra hình ảnh rõ nét hơn, cho phép khả năng tái tạo hình ảnh trong không gian ba chiều. Từ đó, giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn và đóng vai trò quyết định điều trị trong hàng loạt bệnh lý. Chụp cộng hưởng từ MRI có dải ứng dụng rộng khắp và an toàn, không gây nhiễm xạ cho người bệnh.

Hình ảnh của chụp cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt giúp bác sĩ phát hiện chính xác các tổn thương về  mặt hình thái, cấu trúc của các bộ phận trong cơ thể.

Với khả năng tái tạo hình ảnh 3D, không gây tác dụng phụ nên phương pháp này ngày càng được chỉ định rộng rãi để ứng dụng tại chuyên khoa khác nhau. Trong đó có ứng dụng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI có dải ứng dụng rộng khắp và an toàn, không gây nhiễm xạ cho người bệnh

2. Chụp cộng hưởng từ MRI khớp vai nên thực hiện khi nào?

Khớp vai là phần khớp quan trọng trong quá trị vận động của con người. Tuy nhiên, khớp vai không vững chắc so với những khớp khác do bề mặt của ổ chảo nhỏ và nông hơn so với chỏm xương cánh tay. Khớp vai có liên quan nhiều đến cấu trúc xương và phần mềm quanh khớp. Các thay đổi giải phẫu hoặc bệnh lý các cấu trúc này gây ảnh hưởng tới vận động khớp.

2.1. Chỉ định chụp MRI khớp vai khi nào?

Phương pháp chụp cộng hưởng từ cho khớp vai thường được chỉ định thực hiện trong các trường hợp:

– Gặp bất thường, tổn thương tới chóp xoay, gân, dây chằng, sụn, trật khớp và gãy xương.

– Chụp sau chấn thương do hoạt động mạnh và chơi thể thao: Tổn thương ở dây chằng, rách dây chằng, rách gân,…

– Phát hiện tình trạng gãy xương khi không thấy được trên hình ảnh chụp X-quang hoặc trên hình ảnh cắt lớp vi tính và các chẩn đoán hình ảnh khác.

– Các tình trạng viêm nhiễm và thoái hóa như viêm tủy xương hoặc thoái hóa khớp.

– Khi người bệnh có cảm giác chỏm xương ở cánh tay không được liên kết trong ổ khớp.

– Gặp các bệnh lý bao hoạt dịch, cơ vùng vai, u hoặc viêm khớp vai.

– Giúp theo dõi các biến chứng và tiến triển sau khi tiến hành can thiệp, phẫu thuật khớp.

– Đánh giá rối loạn tủy xương, thần kinh và mạch máu.

trường hợp nên chụp MRI khớp vai

Chụp cộng hưởng từ khớp vai có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp

2.2. Chống chỉ định chụp MRI khớp vai khi nào?

– Bệnh nhân có mang các thiết bị hỗ trợ tim mạch như: máy khử rung, máy tạo nhịp tim, van tim giả…

– Có mảnh kim loại hoặc vật liệu cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể như: các kẹp mạch máu, mảnh đạn, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, máy trợ thính,…

– Người có hội chứng sợ ở trong lồng kín.

– Người bị bệnh béo phì, trọng lượng cơ thể quá lớn dẫn tới không vừa với lồng chụp của máy cộng hưởng từ hoặc của coil nhận tín hiệu.

4. Một số lưu ý khi chụp MRI khớp vai

– Chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp người có sử dụng những loại máy tạo nhịp tim. Bởi khi vào môi trường từ tính có thể làm hỏng thiết bị dẫn tới ngừng tim và gây ảnh hưởng tới tính mạng.

– Người có các clip mạch não, stent mạch, hoặc những vật liệu can thiệp khác, mảnh đạn kim loại, dị vật kim loại trong cơ thể cần cân nhắc về việc chụp cộng hưởng từ cho khớp vai. Hãy thông báo với nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết nhất.

– Bệnh nhân cần loại bỏ những thiết bị như máy bơm insulin, máy đo huyết áp, máy trợ thính trước khi chụp tránh gây hỏng hóc cho thiết bị.

– Để tránh tình trạng nhiễu ảnh thì bệnh nhân không được mang theo các vật dụng kim loại như điện thoại, chìa khóa hoặc thẻ từ…

– Chụp cộng hưởng từ MRI trong thời gian dài có thể làm cho người bệnh bị nóng lên do năng lượng của sóng radio gây ra. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ khớp vai thường sẽ chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút.

– Người đang thở máy, thở bình oxy cần phối hợp chặt chẽ với kỹ thuật viên tại phòng chụp để tránh mang máy thở, bình oxy vào trong phòng chụp. Bởi khi máy thở, bình oxy có từ tính vào phòng chụp sẽ bị hút vào máy cộng hưởng từ khiến cho người chụp bị kẹt lại.

lưu ý khi chụp MRI

Người bệnh cần tuân thủ các lưu ý khi thực hiện chụp MRI

Hiện nay, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang ứng dụng công nghệ chụp MRI vào quá trình thăm khám và các gói tầm soát sức khỏe. Với ưu điểm về đội ngũ bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám được nhiều người dân tin chọn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật chụp MRI khớp vai. Đừng quên lựa chọn cho mình cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo quá trình chụp được diễn ra an toàn và mang lại kết quả chính xác nhé!

Từ khóa » Chụp Mri Vai