Khi Nào Nên Thay Dây Curoa Cam ô Tô?
Có thể bạn quan tâm
Nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu cần thay dây curoa cam ô tô gấp, để dây đai bị trượt, đứt thì động cơ sẽ bị hư hại nghiêm trọng.
Dây đai cam là gì?
Dây đai cam (hay dây curoa cam) có nhiệm vụ kết nối các bánh đà của trục cam và trục khuỷu bên trong động cơ ô tô, giúp chúng vận hành ăn khớp với nhau để đảm bảo mỗi xy lanh nổ vào thời điểm chính xác nhất.
Thông thường, dây đai cam ô tô được sản xuất bằng cao su có bố nylon bên trong để tăng cường sức chịu. Một số dòng xe dung tích lớn dùng dây xích truyền động để thay thế. Tuy nhiên công dụng và vai trò không khác nhau. Tuổi thọ của xích truyền động thường cao hơn dây đai cao su.
Khi nào nên thay dây curoa cam ô tô?
Trong suốt thời gian diễn ra các kỳ nạp – nén – nổ – xả, dây curoa cam hoạt động liên tục để bánh răng trục cam được xoay vòng sao cho ăn khớp với trục khuỷu động cơ. Nếu dây curoa cam bị mòn, nứt, vỡ… sẽ gây trượt, khiến hoạt động của trục cam và trục khuỷu không còn đồng bộ với nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiều nguy hại cho động cơ xe. Các van, pít tông có thể bị bẻ cong, thậm chí tình huống xấu nhất là bị phá hủy hoàn toàn.
Hầu hết nhà sản xuất đều có khuyến cáo khi nào nên thay dây curoa cam. Tuy nhiên tuổi thọ dây curoa cam cũng tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động và điều kiện hoạt động của động cơ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây nên sớm kiểm tra dây curoa cam:
Động cơ bị ồn
Dây curoa cam giúp đồng bộ sự chuyển động của trục khuỷu và trục cam. Trục cam có nhiệm vụ vận hành xu-páp và cò mổ để bơm nhiên liệu vào buồng đốt cũng như đưa khí xả ra cổ xả động cơ. Trục khuỷu hoạt động dựa trên chuyển động của các pít tông thông qua tay biên. Do đó, khi dây curoa cam bị mòn, trượt, hoạt động của động cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra tiếng ồn từ bên trong động cơ. Động cơ ồn cũng là dấu hiệu của các lỗi thường gặp như áp suất dầu thấp, động cơ bị thiếu dầu bôi trơn…
Xem thêm:
- Các lý do xe hao nhớt thường gặp nhất
- Làm sao khi xe bị nóng máy?
Mất lửa động cơ (bỏ máy)
Dây curoa đang gặp vấn đề là một trong các nguyên nhân khiến động cơ bị mất lửa hay bị bỏ máy. Bởi khi dây curoa cam bị trượt trên trục cam sẽ khiến quá trình đánh lửa động cơ không thể hoạt động chính xác. Điều này dẫn đến tình trạng một xi lanh mở hoặc đóng sai thời điểm, gây ra hiện tượng bỏ máy. Nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ động cơ, khiến vòng tua máy bất ổn, xe tăng tốc yếu…
Động cơ không quay
Dây đai cam bị đứt sẽ khiến động cơ không quay. Đây là tình huống nghiêm trọng nhất. Bởi dây đai cam bị đứt có thể kéo theo nhiều hư hỏng khác bên trong. Nếu xe đang chạy mà dây đai cam bị đứt rủi ro cao các bộ phận như cò mổ, xu-páp, cần đẩy, bơm dầu… sẽ gặp trục trặc theo.
Xem thêm:
- 99% xe bị hụt ga là do các lý do này
- Nguyên nhân xe hao xăng
Dầu động cơ bị rò rỉ
Hãy kiểm tra dây curoa cam ngay khi thấy hiện tượng có dầu nhớt xe bị rò rỉ ra bên ngoài nắp bảo vệ dây đai cam. Nguyên nhân thường do nắp bảo vệ của dây đai cam đã bị mòn, nứt vỡ hoặc ngay từ đầu đã bị lắp sai. Nắp bảo vệ này vốn được cố định chặt chẽ bằng ốc vít và bu lông, tuy nhiên vẫn có thể bị hỏng hóc. Sự cố rò rỉ dầu động cơ ảnh hưởng rất lớn bởi dây đai cam có thể bị mòn nhanh, tăng nguy cơ bị đứt bất ngờ.
Cách thay dây curoa ô tô đúng kỹ thuật
Chuẩn bị công cụ
Danh sách công cụ cần thiết để thay dây curoa cam:
- Cờ lê và bộ đầu lục giác để tháo bulong và ốc vít
- Búa nhựa để đánh nhẹ khi cần thiết
- Dụng cụ để nới lỏng và siết curoa cam
- Dụng cụ để xoay trục khuỷu và kiểm tra độ căng của curoa
Các phụ kiện đi kèm khi thay dây curoa cam:
- Dây curoa cam mới theo thông số đúng nhà sản xuất
- Dầu bôi trơn để bôi trơn các bộ phận liên quan
- Bộ vệ sinh để làm sạch các bộ phận trước khi lắp lại
Hướng dẫn thay dây curoa cam từng bước
Bước 1: Tắt động cơ và tháo pin
- Đảm bảo động cơ đã ngưng hoàn toàn.
- Tháo pin hoặc ngắt mạch điện của xe để đảm bảo an toàn khi thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Tháo các bộ phận liên quan để tiếp cận dây curoa cam
- Tháo các bộ phận che nắp và bảo vệ xung quanh dây curoa cam.
- Tháo các bộ phận cản trở để tiếp cận dây curoa cam như bánh răng, pô và lắp lại.
Bước 3: Thay thế dây curoa cam mới
- Tháo dây curoa cam cũ bằng cách nới lỏng và tháo các bộ phận liên quan.
- Lắp dây curoa cam mới theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo căng và tránh sự lỏng lẻo.
Bước 4: Lắp đặt lại và kiểm tra
- Lắp các bộ phận cản trở và bảo vệ trở lại vị trí ban đầu.
- Kiểm tra lại độ căng của dây curoa cam và đảm bảo không có bất kỳ lỏng lẻo nào.
Kiểm tra sau khi thay dây curoa cam
- Khởi động động cơ và quan sát hoạt động của dây curoa cam.
- Đảm bảo dây curoa cam hoạt động mượt mà và không có âm thanh lạ.
- Kiểm tra lại độ căng và vị trí của dây curoa cam sau khi hoạt động để đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy của xe.
Lưu ý khi thay dây curoa ô tô
Khi thay dây curoa mới, chủ xe cần chọn dây có kích cỡ phù hợp và ưu tiên lựa chọn hàng chính hãng. Mặc dù giá có thể cao hơn, nhưng điều này đảm bảo chất lượng, độ bền và tuổi thọ của sản phẩm.
Không phải mọi vấn đề lỗi động cơ đều do dây curoa gây ra. Do đó, chẩn đoán kỹ lưỡng và xác định rõ nguyên nhân của các vấn đề để tránh tình trạng thay dây curoa mới mà không giải quyết được vấn đề chính.
Lợi ích khi thay dây curoa định kỳ
Tăng tuổi thọ động cơ
Thay đổi dây curoa cam định kỳ là một phần quan trọng của bảo dưỡng động cơ. Dây curoa cam mới giúp giảm nguy cơ hỏng hóc đột ngột và sự cố trong quá trình vận hành. Nếu dây curoa cũ bị mòn hoặc chảy dầu, có thể gây ra hao mòn hệ thống truyền động khác và dẫn đến tổn hại lớn hơn cho động cơ. Bằng cách thay thế dây curoa cam đúng cách và đúng thời điểm, có thể bảo vệ động cơ khỏi các sự cố không mong muốn và kéo dài tuổi thọ.
Đảm bảo hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu
Dây curoa cam chịu trách nhiệm đồng bộ hóa các bộ phận quan trọng trong động cơ như van và piston. Khi dây curoa cam mòn hoặc không căng đủ, có thể dẫn đến mất đồng đều của động cơ và giảm hiệu suất làm việc. Việc thay đổi đúng thời điểm giúp duy trì hoạt động chính xác của hệ thống van và động cơ, giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu không hiệu quả và giúp xe vận hành mượt mà hơn. Điều này không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà còn làm giảm lượng khí thải độc hại vào môi trường.
Văn Minh
Từ khóa » Trục Cam Xe ô Tô
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo, Dẫn động Và Nguyên Lý Làm Việc - VinFast
-
Trục Cam Và Cảm Biến Vị Trí Trục Cam Trên ô Tô - VinFast
-
Trục Cam Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Trục Cam
-
Trục Cam Có Cấu Tạo Và Dẫn động Như Thế Nào?
-
TRỤC CAM XE TẢI CHÍNH HÃNG - Ô Tô Huy Tân
-
[xem Ngay] CHỨC NĂNG, TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRỤC CAM XE ...
-
Trục Cam ô Tô Là Gì? Phương Pháp Dẫn động Trục Cam ô Tô
-
Cấu Tạo Của Trục Cam Và Nguyên Lý Hoạt động? - Hà Thành Auto
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Trục Cam ô Tô
-
Cân Cam ô Tô Là Gì?
-
Trục Cam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phương Pháp Cân Cam động Cơ ô Tô: 3 Cơ Cấu OHD, OHV, OHC
-
Trục Cam ô Tô - Trục Cam Là Gì - AvtoTachki