Khi Nào Nên Truyền Dịch Glucose Vào Cơ Thể? - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Hoàng Hồng Vân, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cho biết, các loại dịch truyền cung cấp dinh dưỡng chứa nhiều thành phần dịch ngọt còn gọi là glucose, đạm hoa quả. Chỉ định truyền glucose trong trường hợp suy kiệt, ăn uống kém.
Trước khi truyền đường, bác sĩ phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Việc bù đường chỉ nên tiến hành khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Khi truyền, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát mức độ tiến triển bệnh.
Tùy ý truyền đường có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu, gây tổn thương hệ thần kinh và mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Có người được truyền dịch nhiều ngày liên tiếp, cơ thể tiếp nhận lượng dịch ngọt quá mức cho phép nên hệ thần kinh bị tổn thương. Khi ấy bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng sinh dục, rối loạn hoạt động của các cơ quan và bộ phận. Cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng kém hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốc, co giật, phải cấp cứu ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nhiều trường hợp đã bị sốc phản vệ khi truyền đường. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận bệnh nhân bị hạ đường huyết nên truyền liên tiếp 6 chai dịch glucose trong vòng 3 ngày tại bệnh viện địa phương. Khi chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân trong tình trạng sốc, co giật, chưa kịp đưa vào phòng cấp cứu đã bị tử vong. Kết quả giám định pháp y ghi nhận trong phổi bệnh nhân có rất nhiều nước, thành phần chủ yếu là glucose.
Chuyên gia dinh dưỡng Mộc Lan cho rằng thực tế có nhiều người lạm dụng truyền dịch đường để tăng cân. Về mặt dinh dưỡng, truyền nửa lít glucose 5% tương đương ăn một bát cơm. Glucose nồng độ 20% chứa nhiều đường hơn, dùng để truyền khi bệnh nhân không ăn được bằng miệng. Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cần truyền với liều lượng hợp lý.
Bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng thường truyền dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin đắt tiền. Tuy nhiên lạm dụng dịch truyền này có thể dẫn đến béo phì, bệnh đường máu, dung mao ruột thoái hóa khiến thức ăn được hấp thụ kém.
“Truyền đường không đúng cách thì người khỏe sẽ thành yếu”, bà Mộc Lan nói.
Bà Lan khuyên, người bệnh bị sốt nhẹ, suy dinh dưỡng, chán ăn ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, nhất là dịch ngọt. Tốt nhất nên bổ sung bằng thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa... Trường hợp không thể ăn uống được hoặc cơ thể quá thiếu chất mới nên truyền dịch và phải được bác sĩ chỉ định truyền theo liều lượng dựa trên kết quả xét nghiệm.
Thúy Quỳnh
Từ khóa » đường Truyền G5
-
Dịch Truyền Glucose 5% Eazy Bidiphar Trị Thiếu Hụt Carbohydrat 500Ml
-
Glucose 5 Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
GLUCOSE 5% - Health Việt Nam
-
Dịch Truyền Glucose 5 Có Tác Dụng Gì? Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
[CHÍNH HÃNG] Dịch Truyền Tĩnh Mạch Glucose 5% B.Braun 500ml
-
Dung Dịch Tiêm Glucose 5% Bổ Sung Carbohydrat, Bù Dịch Cơ Thể ...
-
Glucose Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Glucose 5% 500ml - Mekophar
-
G5 (MKF) - Dung Dịch Truyền Nước Và Chất Dinh Dưỡng Cho Cơ Thể ...
-
Dịch Truyền Glucose 5% G5 Lọ 500ml Braun - Nhà Thuốc Thân Thiện
-
SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN
-
Dung Dịch Truyền Glucose 5% 100ml B.Braun (G5 BB) Giá Tham Khảo
-
Nguyên Tắc Sử Dụng KCl đường Tĩnh Mạch