Khi Nào Sản Phụ Bắt Buộc Sinh Mổ Và Những Vấn đề Liên Quan

1. Sinh mổ ở Việt Nam ngày càng phổ biến

Sinh thường là khi các mẹ sinh bằng con đường tự nhiên khi kết thúc thai kỳ, bé sẽ được sinh ra trong khoảng vài giờ một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả từ phía mẹ và thai mà không phải lúc nào quá trình sinh tự nhiên cũng diễn ra bình thường và an toàn.

Không ít trường hợp sinh thường khó gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, dẫn đến tử vong ở mẹ, thai chết non, thai ngạt khí dẫn đến sức khỏe yếu,… Phương pháp sinh mổ ra đời và ngày càng phổ biến ở các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước đã giúp nhiều mẹ bầu trải qua giai đoạn sinh nở dễ dàng hơn.

Bên cạnh những trường hợp chỉ định sinh mổ do nguyên nhân y khoa thì tỉ lệ sinh mổ theo yêu cầu đang ngày càng tăng. Trung bình ở các thành phố lớn, cứ khoảng 100 trẻ được sinh ra có khoảng 35 - 40 trẻ sinh mổ. Ngoài bệnh viện, tỷ lệ sinh mổ cao hơn, điều này gây ra nhiều lo lắng bởi thai nhi và bản thân cơ thể mẹ sẽ có những ảnh hưởng không tốt nếu sinh mổ, nhất là sinh mổ nhiều lần.

2. Khi nào sản phụ bắt buộc sinh mổ - bác sĩ Sản khoa giải đáp

Các chuyên gia cho biết, sinh mổ ẩn chứa nhiều rủi ro, ảnh hưởng nặng nề cho bản thân sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Vì thế, chỉ nên chỉ định sinh mổ khi thực sự cần thiết, thường xuất phát từ những nguyên nhân y học như:

khi nào sản phụ bắt buộc sinh mổ

Sinh mổ được chỉ định trong các trường hợp sinh khó do mẹ

2.1. Sinh mổ do nguyên nhân từ phía mẹ

Các trường hợp bệnh lý hoặc bất thường sau ở mẹ cần mổ lấy thai, nếu sinh thường sẽ khó sinh hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Cụ thể gồm:

  • Mẹ mắc bệnh lý mạn tính toàn thân hoặc cấp tính ảnh hưởng đến tính mạng nếu sinh tự nhiên qua đường dưới như: tiền sản giật nặng, sản giật nặng, bệnh tim nặng,…

  • Dị dạng tử cung: tử cung đôi, tử cung hai sừng,… kèm theo vách ngăn tử cung, ngôi thai bất thường đều cản trở đến đường ra của thai theo hướng sinh tự nhiên.

  • Bất thường ở đường sinh dục: vách ngăn ngang âm đạo, tiền sử mổ sa sinh dục, hẹp âm đạo, tiền sử sinh bị tách tầng sinh môn độ 4,…

2.2. Sinh mổ chỉ định nếu bất thường ở thai

Những trường hợp thai bất thường sau nếu sinh mổ cũng gặp phải nhiều rủi ro nguy hiểm, sinh mổ sẽ được chỉ định:

  • Thai to, trọng lượng thai từ 4kg.

  • Thai thiếu máu hoặc bất đồng nhóm máu với mẹ, cần có chỉ định sinh mổ ở thời điểm phù hợp để tránh nguy cơ thai chết lưu trong tử cung.

  • Thai bị suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng nặng.

  • Đa thai: Không nên sinh thường nếu mẹ mang đa thai và thai thứ nhất không phải ngôi đầu.

  • Ngôi thai bất thường: ngôi trán, ngôi vai, ngôi mặt cằm sau, ngôi thóp trước,… đều không thích hợp để sinh thường.

  • Chuyển dạ có tình trạng suy thai: Thai không đủ sức khỏe để sinh đường dưới, nên can thiệp mổ lấy thai.

Thai suy nên được mổ lấy thai

Thai suy nên được mổ lấy thai

Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ sớm với thời gian được ấn định từ trước nếu phát hiện bất thường trong quá trình khám, siêu âm thai. Mẹ sẽ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi trong khi chờ thời gian mổ để lấy thai.

Với các trường hợp khám thai không phát hiện bất thường và không có chỉ định sinh mổ, khi phát sinh vấn đề trong sinh thường thì bác sĩ có thể xem xét chỉ định sinh mổ. Sinh mổ này cần thực hiện nhanh ngay khi xuất hiện bất thường, thời gian càng kéo dài thì mẹ càng đau đớn và nguy cơ ảnh hưởng đến thai càng cao.

3. Sinh mổ có ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai?

Sinh mổ giúp quá trình sinh nở với bản thân người mẹ và trẻ đều nhẹ nhàng hơn so với sinh thường, với y học hiện đại hiện nay thì hầu hết trường hợp mẹ và bé đều cảm thấy khỏe mạnh sau khi sinh. Mẹ có thể lựa chọn gây tê tủy sống để vẫn giữ được tỉnh táo đón bé chào đời. Đây cũng là lý do mà ngày càng nhiều mẹ bầu lựa chọn sinh mổ theo yêu cầu mặc dù không có chỉ định từ bác sĩ do những nguyên nhân y khoa.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, sinh đường âm đạo tự nhiên vẫn tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ nên sinh mổ trong trường hợp có chỉ định hoặc có nguy cơ, không nên lạm dụng phương pháp này. Sinh mổ sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến cả sức khỏe của mẹ và bé như sau:

Cơ thể mẹ nếu sinh mổ cần thời gian phục hồi lâu hơn

Cơ thể mẹ nếu sinh mổ cần thời gian phục hồi lâu hơn

3.1. Sinh mổ ảnh hưởng đến mẹ

Những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của mẹ khi sinh mổ bao gồm:

Tai biến sản gần

  • Chảy máu sau sinh: Chảy máu có thể do rách đoạn dưới tử cung hoặc băng huyết do đờ tử cung.

  • Tử vong ở mẹ: do chảy máu sau sinh nhưng không cầm được máu hoặc không cung cấp đủ máu cho mẹ, nhất là mẹ thuộc nhóm máu hiếm. Ngoài ra, huyết khối hoặc thuyên tắc mạch do ối cũng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ.

  • Phẫu thuật mổ lấy thai có thể gây tai biến nếu chạm phải các cơ quan khác như: bàng quang, niệu quản, ruột,…

  • Bung vết mổ, liệt ruột, thoát vị thành bụng.

  • Gây mê, hồi sức trong sinh mổ cũng có nguy cơ gây tai biến như: tụt huyết áp, nhức đầu, phản ứng thuốc,…

Tai biến sản xa

  • Tắc ống dẫn trứng, sẹo khuyết vết mổ gây vô sinh.

  • Lạc nội mạc tử cung do sẹo mổ thành bụng khi lấy thai.

  • Dính ruột, tắc ruột.

  • Sẹo trên thân tử cung ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con lần sau.

  • Chửa vết mổ, rau cài răng, rau tiền đạo,… ở lần mang thai sau.

Thai nhi sinh mổ thường có sức khỏe yếu hơn trẻ sinh thường

Thai nhi sinh mổ thường có sức khỏe yếu hơn trẻ sinh thường

3.2. Sinh mổ ảnh hưởng đến thai nhi

Thai nhi sinh mổ thường có sức khỏe yếu hơn, có nguy cơ biến chứng như:

  • Biến chứng do ảnh hưởng bởi thuốc mê.

  • Bị chạm thương khi phẫu thuật.

  • Tử vong chu sinh ở trẻ sinh mổ cao hơn so với trẻ sinh thường.

  • Suy hô hấp sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh mổ khi chưa đủ tháng, đe dọa đến tính mạng trẻ.

Như vậy, khi nào sản phụ bắt buộc sinh mổ sẽ do bác sĩ quyết định. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt nhất trước kỳ sinh. Sinh mổ không phải là phương pháp sinh ưu tiên, nếu có thể hãy lựa chọn sinh tự nhiên.

Từ khóa » Các Ca Sinh Mổ