Khi Nào Thì Cần Phải Nhổ Răng Khểnh? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Răng khểnh thường được coi là một nét duyên dáng và mang đến nụ cười ấn tượng. Tuy nhiên, do một số lý do, nhổ răng khểnh là phương pháp được đưa ra để loại bỏ những tác hại do loại răng này gây ra.
Menu xem nhanh:
- 1. Răng khểnh là răng gì?
- 2. Tác hại của răng khểnh
- 2.1 Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
- 2.2 Gây nên bệnh lý răng miệng
- 2.3 Cản trở việc vệ sinh răng miệng
- 2.4 Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng
- 3. Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?
- 4. Răng khểnh có cần thiết phải nhổ không?
- 5. Cần lưu ý gì sau khi thực hiện nhổ răng khểnh?
1. Răng khểnh là răng gì?
Răng khểnh là những răng có vị trí bất thường trên cung hàm, không mọc thẳng mà thường mọc chếch lên trên hay xuống dưới. Nhiều trường hợp răng khểnh mọc, mang đến nét duyên dáng nhưng cũng có trường hợp răng khểnh mọc ở những vị trí không đúng và dẫn đến các hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.
2. Tác hại của răng khểnh
Sở hữu răng khểnh giúp cho khuôn hàm trở nên duyên dáng và tươi tắn. Tuy nhiên, chiếc răng này khi mọc không đúng vị trí sẽ gây nên những hệ luỵ như:
2.1 Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Răng khểnh khi không mọc ở vị trí đẹp sẽ khiến cho hàm răng trở nên lộn xộn, gây mất thẩm mỹ và khiến cho người bệnh trở nên mất tự tin.
2.2 Gây nên bệnh lý răng miệng
Khi răng khểnh mọc sẽ tạo nên khe hở giữa răng khểnh và răng đối diện. Điều này tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi cho vi khuẩn dính vào kẽ răng, tạo thành những mảng bám trên răng và gây nên những bệnh lý răng miệng.
2.3 Cản trở việc vệ sinh răng miệng
Việc răng khểnh mọc bất thường không thẳng hàng trên cung hàm cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn bình thường. Điều này đòi hỏi người bệnh phải chăm sóc kỹ lưỡng, kết hợp các biện pháp chăm sóc khác ngoài đánh răng như súc miệng nước muối, dùng tăm nước, chỉ nha khoa….
2.4 Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng
Bản chất của răng khểnh là một loại răng nanh với nhiệm vụ giằng xé thức ăn. Khi răng nanh mọc lệch ra bên ngoài thì sẽ trở nên dư thừa, mất đi chức năng và ảnh hưởng đến sức nhai.
3. Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?
Có thể thấy rằng, răng khểnh có thể gây nên một số tác hại kể trên. Chính vì vậy, bác sĩ thường khuyên người dùng thực hiện nhổ răng khểnh trong trường hợp răng bị sâu răng, viêm nha chu quá nặng, khó bảo tồn và ảnh hưởng đến những răng xung quanh.
Nhổ răng khểnh sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh thực hiện ở cơ sở nha khoa uy tín, nơi được nhiều bệnh nhân lựa chọn thực hiện, có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tân tiến, được tiệt trùng sạch sẽ và có phương pháp nhổ răng hiện đại.
4. Răng khểnh có cần thiết phải nhổ không?
– Nếu răng khểnh mọc ở vị trí đẹp, mang đến sự duyên dáng và tươi tắn cho nụ cười của bạn thì việc nhổ đi răng khểnh là không cần thiết. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng để bảo tồn răng được tốt nhất.
– Trường hợp răng khểnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cung hàm thì người bệnh có thể chọn phương pháp niềng răng khểnh để giúp đưa răng về đúng vị trí. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính.
– Chỉ khi không thể bảo tồn răng bằng các phương pháp khác, bác sĩ mới đưa ra chỉ định thực hiện nhổ răng hàm. Sau khi nhổ răng hàm, nhiều người lo lắng trên cung hàm sẽ có khoảng trống của răng vừa mất đi. Tuy nhiên, tuỳ theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể được tư vấn niềng răng hoặc thực hiện cấy ghép implant.
5. Cần lưu ý gì sau khi thực hiện nhổ răng khểnh?
– Tuyệt đối không dùng lưỡi, tay hoặc các đồ vật để chạm vào vùng nhổ răng, tránh gây rách vết mổ hay chảy máu.
– Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, tránh ăn những đồ cứng hay dai để không làm tổn thương vết mổ.
– Sau khi nhổ răng xong, khi thuốc tê đã tan thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau và ê buốt. Tuy nhiên triệu chứng này sẽ giảm dần khi bạn uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài nếu được bác sĩ đồng ý.
– Khi vệ sinh răng miệng, nên dùng những bàn chải lông mềm, có chất lượng tốt để không tác động đến khu vực nhổ răng và khiến cho vết thương khó lành.
– Thăm khám răng miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để kiểm tra xem có bất thường gì sau khi nhổ răng khểnh không cũng như kiểm tra tình trạng chung của răng miệng.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “nhổ răng khểnh”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết nhé.
Từ khóa » Nhổ Răng Khểnh Hàm Dưới
-
Để Răng Khểnh đẹp Hay Xấu? Có Nên Nhổ Răng Khểnh? | Vinmec
-
Nhổ Răng Khểnh Có Nguy Hiểm Không? - Nha Khoa I-Dent
-
Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Răng Khểnh Mọc Lệch Có Nên Nhổ Không - Peace Dentistry
-
Muốn Nhổ Răng Khểnh An Toàn Cần Chú ý điều Gì?
-
Tại Sao Phải Nhổ Răng Khểnh Càng Sớm Càng Tốt? - Nha Khoa Kim
-
Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không? Giá Bao Nhiêu? Có Đau Hay Nguy ...
-
Nhổ Răng Khểnh Có đau Không?
-
Điều Trị Răng Khấp Khểnh Có Cần Nhổ Răng Không? Nha Khoa Thùy Anh
-
Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không? Những điều Cần Biết
-
Răng Khểnh Đẹp Hay Xấu? Có Nên Nhổ Bỏ ... - Nha Khoa KaiYen
-
Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không? Giá Bao Nhiêu Tiền? - Nha Khoa Trẻ
-
Niềng Răng Khểnh - Chen Chúc (lòi Sỉ)