Khi Nào Thì Viết I Ngắn, Khi Nào Thì Viết Y Dài?

Khi nào thì viết I ngắn, khi nào thì viết Y dài?Quy tắc viết y và i trong Tiếng ViệtBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Khi nào thì viết I ngắn, khi nào thì viết Y dài? Quy tắc viết y và i trong Tiếng Việt. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 'i' và 'y' một cách khái quát nhất.

Quy tắc viết Y và I trong Tiếng Việt

  • 1. Thứ nhất, chấp nhận cả 2 cách viết "i" và "y"
  • 2. Thứ hai, dùng phân biệt khi đứng một mình
  • 3. Thứ 3, dùng sau âm đệm thì dùng "y"
  • 4. Bảng phân biệt I và Y
  • 5. Hệ quả của việc tranh cãi cách dùng i và y
  • 6. Các cặp từ chính tả dễ lẫn

1. Thứ nhất, chấp nhận cả 2 cách viết "i" và "y"

Có nghĩa là ta có thể chấp nhận cả 2 trường hợp:

  • hi sinh/ hy sinh
  • kỉ niệm/ kỷ niệm
  • lí do/ lý do
  • li kì/ ly kỳ…

Tuy nhiên lại ưu tiên “i” hơn. Tức là ta nên chọn sử dụng hi sinh, kỉ niệm, lí do, li kì… hơn là hy sinh, kỷ niệm, lý do, ly kỳ…

2. Thứ hai, dùng phân biệt khi đứng một mình

Nói rõ hơn là khi "i" hay "y" đứng một mình thì ta sẽ phân biệt cách dùng theo cách sau:

Dùng "i" khi từ đó là từ thuần Việt. Chẳng hạn như ầm ĩ, ì xèo, ỉ eo, ì ạch, í ới…

Dùng "y" khi từ đó là từ Hán Việt. Chẳng hạn như y khoa, ý nghĩa, y phục, y tế...

Để sử dụng đúng thì đương nhiên bạn phải biết xác định đâu là từ thuần Việt, từ Hán Việt. Tuy nhiên, không gì là không có ngoại lệ. Đó là trường hợp những âm tiết có mặt trong cả từ Hán Việt lẫn từ thuần Việt, như sỉ nhục ≠ sỉ lẻ... nhiều từ thuần Việt lại thường hay có xu hướng được viết với "y" như tuổi Tỵ, giờ Tý...

3. Thứ 3, dùng sau âm đệm thì dùng "y"

Tức là những trường hợp như: quy định, quý mến, ma quỷ, quỹ đạo, đột quỵ…Hiện nay phần lớn người Việt có quan niệm dùng qui định hay quy định, quí mến hay quý mến… thì cũng như nhau. Điều đó hoàn toàn sai!

Bởi vì theo kiến thức Ngữ âm học, cụ thể là phần phiên âm Âm vị học thì có sự khác nhau rõ ràng giữa quy và qui. Nói cho dễ hiểu thì hãy đặt qui bên cạnh các từ như: túi, mui, vui, lui, mùi… thì rõ ràng cách đọc của qui cũng tương tự như các từ kể trên tức là sẽ đọc như “cui” ( vì theo cách phiên âm âm vị học thì chữ q sẽ được phiên thành âm vị /k/ )

Cũng hơi khó hiểu một chút vì kiến thức này thuộc về kiến thức chuyên ngành Ngôn ngữ học. Vậy nói cho đơn giản thì ta chỉ cần sử dụng quy, quý, quỹ, quỷ…thay cho qui, quí, quĩ, quỉ… là được rồi. Nhiều người cho rằng cần gì phải phân biệt như thế vì khi nói hay viết ra người ta hiểu là được rồi. Tuy là vậy, song, điều quan trọng hơn là mình cần phải hiểu cho cặn kẽ những gì mình viết hoặc nói ra. Vì thế việc nắm trong tay một ít kiến thức chính tả như thế này thực sự rất cần thiết.

Tóm lại, chính tả tiếng Việt nói chung và việc sử dụng i/y nói riêng là một vấn đề thực sự rất phức tạp, rắc rối và vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Chính vì thế mà bài viết trên đây cũng chỉ là một số kiến thức cơ bản mang tính nền tảng cho việc sử dụng i/y này, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho những ai quan tâm đến nó cũng như giúp cho mọi người có thể sử dụng i/y một cách chính xác hơn.

4. Bảng phân biệt I và Y

Trường hợp đứng sau 6 phụ âm /h, k, l, m, s, t/, về cơ bản, cũng đã hình thành một thói quen: viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán Việt. Bây giờ chỉ cần chuẩn hóa thói quen đó. Bảng dưới đây liệt kê một số trường hợp trong đối sánh các từ đồng âm (trường hợp không có từ đồng âm, dùng ký hiệu X; các yếu tố Hán Việt đồng nghĩa chỉ nêu 1, 2 trường hợp, ví dụ: ly – “lìa ra”: ly hôn).

Phụ âmTừ thuần ViệtTừ Hán Việt
h(cười) hi hi(mắt) ti hí, hí hoáyhỉ mũi, hủ hỉ, hỉ hảhy vọngdu hý, hý trường, hý việnhiếu hỷ, hỷ xả, song hỷ
kkì cọ, kì kèokí cóp, kí (kilôgam)XXkĩ tính, kĩ càngkỳ vọng, kỳ thi, ly kỳ, quốc kỳdu ký, chữ ký, ký âm, ký giả; ký sinhđố kỵ, kỵ binh, ngày kỵ (giỗ)kỷ luật, kỷ yếu, kỷ niệm, thế kỷkỹ nữ, kỹ thuật, tạp kỹ
lli (milimét), li (cốc), (giấy) ô li, li (quần), li bì, li tilì lợm, nhẵn lì, lì xì(điệu) lí, (nói) lí nhí(đã bảo mà) lị(quẻ) ly, ly hônXlý thuyết, hương lý, hải lýtỉnh lỵ, kiết lỵ
m(bọn) mi, mi ca, nốt mimì (sắn), bột mì, mì chínhmụ mịXtu mynhu mỳmỵ dânmỹ thuật, mỹ tửu, mỹ mãn
scây si, nốt siđen sì, sì sụpmua sỉXngu sy, sy tìnhXsỷ nhụcsỹ tử, sỹ phu, sỹ diện
tđinh ti, ti trôn, (bé) ti ti, ti toetì (tay), tì vết, (uống) tì tìtí hon, tí tách, tí toáytỉ tê, tỉ mỉ, (khóc) tỉ titị nạnhty (sở), tự ty, công tytỳ (lá lách), tỳ bà, tỳ thiếp, tỳ tướng(năm) týtỷ lệ, tỷ dụ, tỷ thítỵ nạn, (năm) tỵ

5. Hệ quả của việc tranh cãi cách dùng i và y

Cách viết "i" và "y" vẫn gây nhiều tranh cãi lâu nay.

5.1. Quy Nhơn hay Qui Nhơn?

Ví dụ như địa danh Quy Nhơn hay Qui Nhơn?

Trong các cuốn từ điển thế kỉ trước, ta hay thấy từ Qui Nhơn được sử dụng và xuất hiện nhiều hơn.

Tuy nhiên, từ thế kỉ 20 trở đi, tiếng Việt được định hình với những quy chuẩn chính xác, thống nhất. Theo quy tắc viết chính tả cơ bản đã đề cập tại phần 1: "Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định)" thì cách viết từ Quy Nhơn sử dụng âm "y" dài là chính xác.

Nhưng trên thực tế, một số bộ phận vẫn chưa nắm rõ quy tắc phân biệt trên nên vẫn còn tranh cãi nhau.

Tại khá nhiều văn bản pháp lý nhà nước có những cách viết khác nhau như:

- Quyết định số 124/2004 ngày 8-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, tỉnh Bình Định có đơn vị hành chính cấp huyện là Qui Nhơn, trong khi trước đó các văn bản khác của Nhà nước ghi là Quy Nhơn.

- Quyết định số 124/2004 xử lý không nhất quán: có 39 trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong 21 tỉnh thành được viết với y dài (Quy, Quý, Quỳ), trong khi chỉ 11 trường hợp ở 8 tỉnh thành viết i (Qui, Quí). Có khi sự không nhất quán đó thể hiện ngay trong cùng một tỉnh: ở tỉnh Tuyên Quang có xã Đồng Quý nhưng lại có xã Quí Quân; ở tỉnh Thanh Hóa có các xã Cẩm Quý, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hóa Quỳ, Xuân Quỳ nhưng lại có xã Quí Lộc. Huyện đảo Phú Quí của tỉnh Bình Thuận cũng thuộc trường hợp trên, trong khi các văn bản hành chính của tỉnh này, cổng thông tin của huyện và tỉnh đều viết huyện Phú Quý.

Việc sử dụng cách viết khác nhau này gây ra sự khó khăn, nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.

5.2. Liệt sỹ y dài hay i ngắn?

Căn cứ Quyết định số 240 (không xác định thời hạn) quy định về viết chữ "i" hay "y" sau các phụ âm h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối. Theo đó, tất cả đều viết "i" ngắn trừ y đứng một mình, y đứng đầu từ và y trong vần "uy".

Như vậy cách viết đúng là Liệt sĩ.

Tuy nhiên trong trường hợp này, dù dùng y dài hay i ngắn thì nghĩa của từ Liệt sĩ cũng không hề thay đổi. Vì vậy, có thể sử dụng cả y dài và i ngắn để viết từ này. Tuy nhiên, i ngắn vẫn được ưu tiên sử dụng hơn.

5.3. Qui định hay quy định?

Theo nguyên tắc chính tả thì: Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y dài.

Do đó cách viết đúng là Quy định.

Trong các văn bản hành chính đúng chuẩn cũng sử dụng từ Quy định thay vì Qui định.

Qua ví dụ trên, có thể thấy, việc quy định quy tắc viết chính là sự tiến bộ của ngành ngôn ngữ học nói riêng và tiếng Việt nói chung. Tuy nhiên, cách sử dụng trên thực tế vẫn gây nhiều tranh cãi bởi thói quen sử dụng từ ngữ của các thế hệ trước cũng như từng địa phương là khác nhau.

6. Các cặp từ chính tả dễ lẫn

  • Dao động hay Giao động là đúng chính tả?
  • Kìm Chế hay Kiềm Chế là đúng chính tả
  • Trêu hay chêu là đúng chính tả?
  • Hi vọng hay hy vọng là đúng chính tả
  • Xoay sở hay xoay xở là đúng chính tả
  • Dấu hay giấu - che dấu hay che giấu là đúng chính tả
  • Xử lý hay sử lý là đúng chính tả?
  • Chú trọng hay trú trọng là đúng chính tả?
  • Chân trọng hay trân trọng là đúng chính tả?
  • Cọ xát hay cọ sát là đúng chính tả?
  • Sui gia hay Xui gia là đúng chính tả?
  • Dư dả là gì? Dư dả hay Dư giả
  • Chật chội hay Trật trội là đúng chính tả?

Từ khóa » Chữ I Dài