Khí Phế Thủng: định Nghĩa, Chẩn đoán Và điều Trị - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Các biểu hiện của khí phế thủng
- 2. Nguyên nhân của khí phế thủng?
- 3. Các yếu tố nguy cơ nào dễ bị khí phế thủng?
- 4. Khí phế thủng có thể gây ra biến chứng gì?
- 5. Những xét nghiệm nào dùng chẩn đoán khí phế thủng
- 6. Khí phế thủng được điều trị như thế nào?
- 7. Lối sống tại nhà khi bị khí phế thủng?
Khí phế thũng là một bệnh lý mạn tính ở phổi gây khó thở. Ở những người bị khí phế thũng, các túi khí trong phổi (phế nang) bị tổn thương. Theo thời gian, thành bên trong của các túi khí yếu đi và vỡ ra tạo ra các khoảng không khí lớn hơn thay vì nhiều túi khí nhỏ. Hậu quả làm giảm diện tích bề mặt của phổi, giảm trao đổi oxy khi máu qua phổi.
Khi bạn thở ra, các phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường và không khí cũ bị giữ lại. Lúc này không còn chỗ cho không khí giàu giàu oxy đi vào.
Hầu hết những người bị khí phế thũng cũng bị viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm các ống dẫn khí đến phổi (ống phế quản), dẫn đến ho dai dẳng.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Ho mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính là hai bệnh lý tạo nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba ở Hoa Kỳ và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư trên toàn thế giới. Thậm chí nó có thể trở thành nguyên nhân tử vong thứ tư trên toàn cầu vào năm 2020. Gần 15,7 triệu người Mỹ (6,4 %) vào năm 2014 báo cáo rằng đã được chẩn đoán mắc COPD, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Hơn 50% người lớn có suy giảm chức năng phổi không biết rằng họ bị COPD.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Những điều cần biết
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của COPD. Việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển độ nặng của COPD nhưng bệnh không thể được điều trị hoàn toàn.
1. Các biểu hiện của khí phế thủng
Khí phế thủng hay COPD nên được đánh giá ở bất kỳ bệnh nhân nào bị khó thở, ho mãn tính hoặc thường xuyên khạc đàm, đặc biệt có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán trễ do chủ quan bỏ qua các triệu chứng âm ỉ bắt đầu dần dần và tiến triển trong nhiều năm nhờ sự thích nghi và thay đổi lối sống của bản thân.
Khó thở, triệu chứng quan trọng nhất của khí phế thủng, thường không xảy ra cho đến 60 tuổi. Vào thời điểm thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây (FEV1) trong phương pháp đo hô hấp kí giảm xuống 50% dự đoán, bệnh nhân sẽ có khó thở khi gắng sức nhẹ. Khí phế thủng cuối cùng gây ra khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
Thở khò khè có thể xảy ra ở một số bệnh nhân, đặc biệt là khi gắng sức và khi đang bị đợt cấp COPD.
2. Nguyên nhân của khí phế thủng?
Nguyên nhân chính của khí phế thũng là do tiếp xúc lâu dài với các chất hóa học trong không khí, bao gồm:
- Khói thuốc lá
- Khói cần sa
- Ô nhiễm không khí
- Khói và bụi hóa học
Hiếm khi, khí phế thủng là do thiếu hụt di truyền một loại protein bảo vệ các cấu trúc đàn hồi trong phổi. Nó được gọi là khí phế thũng do thiếu alpha-1-antitrypsin.
3. Các yếu tố nguy cơ nào dễ bị khí phế thủng?
- Hút thuốc: Khí phế thủng có nhiều khả năng mắc ở những người hút thuốc lá, hút xì gà và tẩu thuốc. Nguy cơ khí phế thủng càng tăng lên theo số năm hút và số lượng thuốc lá hút trong ngày.
- Tuổi tác: Hầu hết những người mắc bệnh khí thủng có hút thuốc lá bắt đầu có triệu chứng ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi.
- Tiếp xúc với khói thuốc: Tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thủng.
- Bệnh nghề nghiệp: Khi hít phải khói từ một số hóa chất hoặc bụi từ bột, bông, gỗ hoặc khai thác đá, khoảng sản, có nhiều khả năng mắc khí phế thũng. Nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn cả hút thuốc.
- Tiếp xúc với ô nhiễm trong nhà và ngoài trời: Hít thở các chất ô nhiễm trong nhà, như khói từ than hoặc gỗ sưởi ấm, cũng như các chất ô nhiễm ngoài trời như khói xe làm tăng nguy cơ mắc bệnh khí thũng.
Trong các yếu tố nguy cơ trên, khói thuốc lá là yếu tố chính trong sự phát triển và tiến triển của khí phế thủng.
Mặc dù vậy, tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí trong nhà và nơi làm việc, các yếu tố di truyền và nhiễm trùng đường hô hấp cũng có vai trò nhất định.
4. Khí phế thủng có thể gây ra biến chứng gì?
Những người bị khí phế thủng cũng có nhiều khả năng phát triển:
- Xẹp phổi (tràn khí màng phổi). Phổi xẹp có thể đe dọa tính mạng ở những người bị khí phế thũng nặng vì chức năng của phổi đã bị tổn thương.
Có thể bạn muốn tham khảo thêm: Tràn khí màng phổi là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?
- Vấn đề tim mạch: Căng phồng phổi quá mức lăm giảm kích thước các buồng tim, giảm dòng hồi lưu tĩnh mạch đổ về tim, làm giảm đổ đầy thất phải và giảm hậu tải thất trái. Ở giai đoạn muộn, bệnh xuất hiện các hậu quả liên quan đến tăng áp động mạch phổi.
5. Những xét nghiệm nào dùng chẩn đoán khí phế thủng
5.1 Xquang phổi
Chụp X-quang phổi có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh khí phế thũng tiến triển và có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở.
Những hình ảnh điển hình của khí phế thủng trên Xquang phổi bao gồm: Hai phế trường tăng sáng, lồng ngực hình thùng, khoang liên sườn giãn rộng, cơ hoành dẹt và vòm hoành thấp hơn đầu trước xương sườn 7.
5.2 CT scan ngực
CT scan ngực được chụp từ nhiều hướng khác nhau để tạo ra hình ảnh mặt cắt của các cơ quan nội tạng.
Chụp CT scan cho hình ảnh khí phế thủng khu trú hoặc lan tỏa 2 phế trường, đặc trưng bởi những vùng phổi sáng hơn so với nhu mô phổi bình thường. Ngoài ra, nó còn có thể kết hợp với phần mềm giúp đo được chỉ số khí phế thủng (Emphysema Index) định lượng được mức độ khí phế thủng trên CT scan.
5.3 Kiểm tra chức năng phổi qua đo hô hấp ký
Các xét nghiệm không xâm lấn này đo lường lượng không khí mà phổi có thể chứa và mức độ không khí lưu thông vào và ra khỏi phổi. Họ cũng có thể đo lường mức độ phổi cung cấp oxy cho máu. Phổ biến nhất sử dụng một dụng cụ đơn giản gọi là phế dung kế và yêu cầu bệnh nhân thổi vào.
6. Khí phế thủng được điều trị như thế nào?
Khí phế thũng và COPD không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
6.1 Điều trị dùng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể cho:
- Thuốc giãn phế quản: Những loại thuốc này giúp giảm ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp bằng giãn các đường thở bị co thắt.
- Steroid dạng hít: Thuốc corticosteroid hít dưới dạng bình xịt làm giảm viêm, giảm triệu chứng khó thở.
- Thuốc kháng sinh: Nếu bị đợt cấp COPD do nhiễm trùng, điển hình viêm phế quản cấp tính hoặc viêm phổi trên nền bệnh CPOD, thuốc kê đơn sẽ gồm có kháng sinh.
6.2 Điều trị không dùng thuốc
Bổ sung Oxygen giúp giảm công hô hấp: Nếu bệnh nhân bị khí phế thũng nghiêm trọng với lượng oxy trong máu thấp. Dử dụng oxy thường xuyên tại nhà và khi tập thể dục hoặc gắng sức có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. Nhiều người sử dụng oxy 24 giờ một ngày. Dụng cụ cung cấp oxy thường được sử dụng là cannula (ống thở oxy 2 mũi)
Chương trình phục hồi chức năng hô hấp: Đây là điều trị nền tảng của bệnh nhân bị COPD. Khi kết hợp với thuốc giãn phế quản sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích. Với kỹ thuật thở chúm môi kéo dài thời gian thở ra giúp giảm bẫy khí.
6.3 Phẫu thuật
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khí phế thũng, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều loại phẫu thuật khác nhau, bao gồm:
Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi (LVRS): Trong phẫu thuật này, bác sỹ sẽ cắt bỏ một phần phổi giúp giảm căng phồng phổi quá mức, giúp cải thiện hoạt động cơ hô hấp. Kỹ thuật này hữu ích ở những bệnh nhân khí phế thủng ưu thế thùy trên kèm giảm khả năng gắng sức.
Ghép phổi: Ghép phổi là lựa chọn cuối cùng nếu phổi bị tổn thương nghiêm trọng và các lựa chọn kể trên đã thất bại.
7. Lối sống tại nhà khi bị khí phế thủng?
Nếu đã được chẩn đoán bị khí phế thủng hoặc COPD, cần lưu ý một số điều sau để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng:
- Bỏ thuốc lá: Đây là biện pháp quan trọng nhất có thể thực hiện cho sức khỏe tổng thể và là biện pháp duy nhất có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh khí thũng. Nếu có thể, người bên nên được tham gia chương trình cai thuốc lá. Ngoải ra, cần tránh khói thuốc thụ động càng nhiều càng tốt.
- Tập luyện đêu đặn: Cố gắng không để các vấn đề về hô hấp là lý do để lười vận động. Tập thể dục với mức độ cho phép và đều đặn có thể làm tăng đáng kể dung tích phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh: Không khí lạnh có thể gây co thắt các đoạn phế quản gây khó thở hơn. Khi thời tiết lạnh, hãy đeo khăn mềm, mặt nạ hoặc khẩu trang chống lạnh, che kín lên miệng và mũi trước khi ra ngoài, để làm ấm không khí đi vào phổi.
- Tiêm chủng: Đảm bảo tiêm phòng cúm và phế cầu hàng năm theo lời khuyên của bác sĩ.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: Cố gắng hết sức để tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Nếu ở những nơi đông người trong mùa lạnh và cúm, cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và mang theo một chai nhỏ nước rửa tay có cồn để sử dụng khi cần thiết.
Khí phế thủng là một nhóm bệnh nhân COPD liên quan đến khó thở và khả năng dung nạp gắng sức. Cho đến nay thuốc giãn phế quản là thuốc điều trị chủ lực cho bệnh nhân COPD. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trịc ần kết hợp thêm các phương pháp điều trị không dùng thuốc như phục hồi chức năng hô hấp, thở chúm môi. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cúm và phế cầu hằng năm để hạn chế xuất hiện đợt cấp COPD.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Vòm Hoành Dẹt
-
Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính
-
XQ NGỰC - SlideShare
-
Xquang Nguc - SlideShare
-
Khí Phế Thủng Và Căng Phồng Phổi Quá Mức
-
CĐHA_Xquang Ngực Bình Thường Flashcards | Quizlet
-
Dấu Hiệu Mờ Bờ Cơ Hoành Trên Hình ảnh X Quang Ngực | Vinmec
-
Hướng Dẫn Đọc Phim XQ Ngực **
-
Các Kỹ Thuật Hình ảnh Khám Hệ Hô Hấp
-
Chẩn đoán X Quang Lồng Ngực - Bệnh Viện Quân Y 103
-
[PDF] THỞ MÁY TRÊN BỆNH NHÂN COPD/HEN - UMP
-
Chẩn đoán Một Số Kiểu Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính
-
Bệnh Phổi
-
Cảm Giác Khó Chịu Khi Cơ Hoành Bị Co Thắt Do Yếu Tố Nào Gây Nên?