Khía Cạnh Viêm Mũi Xoang Theo Y Học Cổ Truyền
Có thể bạn quan tâm
KHÍA CẠNH VIÊM MŨI XOANG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
BS Phan Thị Bích Liên – Khoa Nội YDCT – Da liễu – VLTL – PHCN
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, khí hậu thời tiết ngày càng biến động lớn, bệnh viêm mũi xoang được gặp khá nhiều ở bệnh nhân đến khám tại BV ĐK Long An. Trong quá trình điều trị bệnh, sau khi bệnh nhân đã tìm nguyên nhân bằng lâm sàng và cận lâm sàng, nhiều bệnh nhân khá đáp ứng điều trị bằng phương pháp YHCT khi không có chỉ định phẫu thuật.
A. Y HỌC HIỆN ĐẠI:
- Định nghĩa:
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi.
- Giải phẫu xoang:
Ở người trưởng thành, trên mặt có 4 nhóm xoang nằm đối xứng hai bên hốc mũi. Mỗi bên mặt có: 01 xoang trán; 15 – 17 xoang sàng; 01 xoang bướm và 01 xoang hàm.
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh:
– Tắc nghẽn sự thoát dịch của các xoang qua các lỗ thông khe.
– Mất chức năng của lông lót niêm mạc.
– Biến đổi số lượng và chất lượng của chất tiết.
– Dị ứng
– Suy giảm miễn dịch
– Tổn thương trực tiếp
- Dịch tễ:
* Viêm xoang cấp:
– Tại Mỹ, ở người trưởng thành, cứ 7 người thì có 1 người bị viêm mũi xoang cấp, với hơn 30 triệu người mắc mỗi năm và 16 triệu người phải vào viện mỗi năm. Theo Chương trình Khảo sát Chăm sóc Y tế Cấp cứu Quốc gia (NAMCS) thì có 14% người lớn mắc bệnh này mỗi năm, đứng thứ 5 trong những bệnh thường gặp của nhiễm trùng.
– Tại Anh, số người mắc viêm mũi xoang cấp là 0,3%, viêm mũi xoang mạn là 0,1% dân số. Viêm xoang thường gặp ở mùa đông hơn mùa hè. Viêm xoang do virus Rhinovirus thường gặp ở mùa thu và mùa hè. Viêm mũi xoang do virus Corona thường gặp vào tháng 12 đến tháng 3.
– Tần suất nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.
* Viêm xoang mạn:
– Tại Mỹ, tỉ lệ người mắc bệnh viêm mũi xoang mạn là 14,6% và tỷ lệ mắc bệnh này tăng lên hằng năm. Hằng năm có đên 18 – 22 triệu người phải đi khám mỗi năm, là bệnh phổ biến đứng thứ năm được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Có đến 64% bệnh nhân AIDS mắc bệnh viêm xoang mãn tính.
– Ở Bắc bán cầu, khí hậu ôn đới ẩm ướt cùng nồng độ phấn hoa cao hơn nên tỉ lệ mắc bệnh viêm xoang mãn cao hơn
- Phân loại:
– Theo thời gian và tần suất của bệnh
– Theo nguyên nhân:
+ Viêm mũi xoang cấp do virus.
+ Viêm mũi xoang cấp do nhiễm trùng.
+ Viêm mũi xoang cấp do nấm.
+ Viêm mũi xoang dị ứng mạn tính.
+ Viêm mũi xoang dị ứng nhiễm nấm.
+ Viêm mũi xoang có polyp.
…
- Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân khu trú:
- Thứ phát sau viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày
- Thứ phát sau nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
- Hen suyễn, họi chứng Kartagener.
- Nhiễm trùng chóp răng, vùng hầu họng, VA quá phát.
- Chấn thương vùng mặt, răng hàm.
- Chấn thương áp lực (thay đổi áp suất trong quá trình du lịch bằng máy bay, bơi lội hoặc lặn cũng có thể tạo ra phù nề của lỗ thông khe), và bơi lội trong môi trường nước ô nhiễm.
- Polyp mũi, dị vật mũi, khối u mũi, phì đại cuống mũi, u hạt Wegener.
- Hội chứng bất động lông chuyển hoặc rối loạn vận động của lông chuyển.
- Bất thường về giải phẫu mũi xoang (vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng, lệch vách ngăn mũi, bệnh lý vách ngăn, hẹp cửa mũi sau).
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Hít phải chất kích thích (bụi, phấn hoa, thuốc lá, hoá chất, hương liệu,…)
- Nhạy cảm với Aspirin (Samter’s triad).
- Hội chứng vàng móng.
b) Nguyên nhân toàn thân:
- Suy nhược như kém dinh dưỡng, suy dinh dưỡng
- Dùng corticoid dài ngày.
- Tiểu đường không kiểm soát tốt.
- Hóa trị liệu.
- Dị ứng.
- Suy giảm chuyển hóa.
- Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis)
- Triệu chứng cơ bản:
Triệu chứng của các loại viêm xoang rất khác nhau tuỳ theo tính chất và nguyên nhân của bệnh, bệnh nhân cần đến khám khi có những triệu chứng sau:
– Chảy nước mũi vàng hoặc hơi xanh.
– Nghẹt mũi, giảm khứu giác hoặc không ngửi được mùi.
– Hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho dai dẳng kéo dài.
– Ngứa mắt hoặc đau quanh mắt, mỏi mắt thị lực giảm
– Đau, sưng xung quanh mắt, má, mũi, trán.
– Đau nhức ở hàm trên và răng.
Có thể kèm theo các dấu hiệu khác như : Viêm họng mạn, hơi thở hôi, mệt mỏi, ù tai, sốt, nôn.
- Cận lâm sàng:
– Soi mũi trước là thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, phát hiện sớm bệnh nhân nghi ngờ bị viêm mũi xoang, quan sát được tính chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn, polyp, u vùng mũi trước.
– Nội soi mũi xoang là cận lâm sàng thám sát, xác định nguyên nhân tắc nghẽn do cấu trúc của viêm xoang như vẹo vách ngăn, phì đại cuống mũi giữa, lỗ thông xoang hàm phụ có dẫn lưu vòng, phì đại mỏm móc, bóng sàng gây hẹp khe mũi, polyps mũi, khối u mũi xoang,…
– X- Quang xoang Blondeau Hirt: là cận lâm sàng rẻ tiền, dễ chẩn đoán viêm xoang cấp, chấn thương xương vùng mặt, răng hàm.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là cũng phương pháp được lựa chọn trong chẩn đoán viêm mũi xoang với tầm chẩn đoán rộng hơn viêm, chấn thương xương, khối nấm, khối mủ đậm đặc…
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) của xoang thường ít được thực hiện. Tuy nhiên, MRI giúp phân biệt được nhu mô khối u, polyp được rõ hơn CT dựa trên những đặc điểm đậm độ tín hiệu, mà có thể không phân biệt được trên phim CT Scanner.
- Xét nghiệm máu đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn, huyết thanh đặc hiệu nấm Aspergillus,…
– Xét nghiệm vi sinh: định danh nấm, vi khuẩn, kháng sinh đồ.
- Chẩn đoán
Bệnh nhân cần đến khám để bác sĩ khám, làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định đúng thể bệnh, nguyên nhân bệnh.
Viêm mũi xoang cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý chuyên khoa khác liên quan vùng Tai mũi họng, Ung bướu, nội tiết, Thần kinh,… như viêm mũi do virus (cảm cúm), đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu (bao gồm cả hội chứng đau nửa đầu – Migraine); đau răng, đau mũi, đau dây thần kinh V và khối u tân sinh trong xoang,…
- Điều trị:
– Điều trị theo nguyên nhân bệnh, phân loại bệnh. Người bệnh cần đến khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị cho nội khoa hoặc phẫu thuật thích hợp, tránh các biến chứng bất lợi về sau.
a) Điều trị nội khoa
– Thuốc kháng sinh
– Liệu pháp corticoid tại chỗ
-Thuốc làm thông mũi
– Thuốc loãng đàm
– Thuốc kháng Histamin H1
– Những liệu pháp điều trị khác: hít hơi nước, làm ẩm môi trường, rửa bằng nước mũi sinh lý,…
* Điều trị dị ứng
– Đối với bệnh nhân dễ bị dị ứng, kiểm soát dị ứng, ngăn chặn những dị nguyên nội sinh (miễn dịch cơ thê, thời tiết và cấu trúc xoang), dị nguyên ngoại sinh nhiễm trùng và không nhiễm trùng (chất gây dị ứng như bụi nhà, đường phố, thư viện, biểu bì, vảy da, lông súc vật, phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thuốc, côn trùng, dị nguyên là thực phẩm – đường tiêu hóa như ăn tôm, cua, sữa, trứng gà, thuốc aspirin và một số thuốc khác có thể gây nên dị ứng, hóa chất, khói thuốc lá, sơn, hóa chất, mỹ phẩm…) là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của viêm mũi, chính vì vậy có thể ngăn chặn quá trình phát triển thành viêm xoang.
b) Phẫu thuật xoang: khi
– Điều trị nội khoa không kết quả.
– Có biến chứng nặng nề, đau dữ dội.
– Có những bằng chứng về tổn thương niêm mạc hoặc tắc phức hợp lỗ ngách, cấu trúc bất thường của vách ngăn, khối u (khi được xác định bằng CT Scanner hoặc khám nội soi).
Các phương pháp:
- Chọc rửa xoang: lấy đi mủ từ xoang bị bệnh và tạo thuận lợi cho sự thông khí của xoang.
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang: cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và thông khí qua lỗ thông tự nhiên
- Phẫu thuật xoang kinh điển: là lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang (chỉ dùng trong trường hợp không thể bảo toàn niêm mạc xoang).
* Bên cạnh đó, bệnh nhân cần phải có chế độ điều trị, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, tránh tiếp xúc với các dị nguyên (bụi, khói thuốc lá, hoá chất…) khi đang điều trị căn nguyên bệnh.
B. Y HỌC CỔ TRUYỀN:
I. Định nghĩa:
– Viêm mũi xoang thuộc chứng Tỵ lậu, Não lậu, Tỵ trĩ, Tỵ uyên, Tỵ cừu.
II. Nguyên nhân:
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm mũi xoang:
a) Ngoại nhân: Lục tà (gồm 6 thứ khí thái quá: phong, hàn, thử thấp, táo , hỏa) xâm nhập vào cơ thể, làm cơ thể cảm nhiễm phải tà đó.
– Ngoại cảm phong hàn là do bởi sinh hoạt thất thường, ấm lạnh không điều tiết, hoặc sau khi lao lực quá độ làm cho tấu lý sơ hở, vệ khí bất cố, cho nên phong hàn tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào dẫn đến phế khí mất tuyên thông, thanh túc thất thường làm cho tà độc xâm phạm lên trên vào tỵ khiếu mà phát thành bệnh.
– Ngoại cảm phong nhiệt là do bởi tà của phong nhiệt từ miệng mũi mà xâm nhập vào, đầu tiên xâm phạm vào phế là cho phế hoả không được sơ tiết, đưa lên xâm phạm vào biểu, uất lại mà hoá nhiệt, dẫn đến phế mất thanh túc, trị tiết thất thường, tà nhiệt nhiễu loạn lên tỵ khiếu mà thành bệnh.
b) Nội nhân: Chính khí của cơ thể suy giảm, tuỳ theo loại khí nào mà gây nên triệu chứng mang tính chất của tà đó.
– Hoàng đế nội kinh viết: “Phế chủ khí, Phế khí khai khiếu ra mũi”.
– Bệnh của khoang mũi đa phần là do bởi vệ khí bất túc, vệ khí bất cố, nên dễ cảm thụ phải ngoại tà. Phế mất chức năng thanh túc dễ dẫn đến tà độc đình lưu lại hoặc do ăn uống thất thường hay lao lực quá độ sẽ làm tổn thương Tỳ. Tỳ khí hư nhược, kiện vận của Tỳ bị suy giảm, thăng giáng bị rối loạn, thấp trọng đình ngưng lại làm ảnh hưởng đến mũi mà dẫn đến. Nếu thể trạng suy nhược, làm chính khí không thắng được tà khí, dẫn đến tà độc bị lưu lại mà không trừ được, làm tắc trở ở mạch lạc của khoang mũi, làm khí huyết bị trở ngưng, tật bệnh ở khoang mũi nặng lên.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị kết hợp cả hai nguyên nhân trên.
III. Chẩn đoán và điều trị:
- Các thể viêm xoang dị ứng chính:
a) Thể phế khí hư:
– Triệu chứng: mũi tắc khi thay đổi thời tiết, nước mũi trong, nhờn dính, khi gặp lạnh sẽ nặng hơn, kiểm tra có thể thấy niêm mạc mũi sưng viêm, đau các xoang, gặp lạnh đau tăng, có thể có ho, khó thở, sắc mặt trắng nhợt, khả năng ngửi giảm đi, váng đầu, tiếng nói khụt kịch, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế nhược.
– Nguyên nhân: Thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư.
– Pháp trị: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn, thông khiếu.
Bài thuốc nghiệm phương:
Bạch truật 12g Tang bạch bì 10g
Quế chi 8g Bạch chỉ 12g
Cam thảo 4g Ké đầu ngựa 16g
Gừng 4g Xuyên khung 16g
Hoài sơn 16g Tế tân 6g
Bài thuốc cổ phương: Ngọc bình phong tán và Quế chi thang gia giảm
Hoàng kỳ 16g Bạch thược 12g
Phòng phong 6g Gừng 2g
Bạch truật 8g Đại táo 8g
Quế chi 8g
Tất cả làm thang sắc uống, ngày 01 thang, chia 2 lần.
– Gia giảm:
Muốn thông khiếu, gia thêm Tế tân 4g, Thương nhĩ tử 16g. Mũi tắc nặng gia thêm Tân di, nước mũi ra nhiều tăng liều Bạch chỉ. Có ho, gia thêm Cát cánh.
Nếu bệnh mới mắc, chảy nước mũi nhiều, thêm Ma hoàng 4g, Tế tân 8g. Nếu mệt mỏi đoản hơi thì thêm Đảng sâm 16g, Kha tử 6g.
Bài 2: Tiểu thanh long thang gia giảm
Ma hoàng 6g Bán hạ chế 8g
Quế chi 6g Ngũ vị tử 4g
Bạch thược 12g Đảng sâm 16g
Can khương 4g Hoàng kỳ 12g
Cam thảo 4g Khương hoạt 8g
Tế tân 4g Ké đầu ngựa 12g
Tất cả làm thang sắc uống, ngày 01 thang, chia 2 lần.
– Châm cứu: Cứu Phế du, Cao hoang. Châm bình bổ bình tả các huyệt: Thần đình, Đầu duy, Dương bạch, Ấn đường, Thái dương, Nghênh hương, Quyền liêu, Hợp cốc.
b) Thể Tỳ hư kiêm thấp:
– Nguyên nhân: do phong thấp kết hợp với Tỳ khí hư
– Triệu chứng: Tắc mũi, hay chảy nước mũi, thường hay tái phát, nước mũi chảy trong hoặc đục. Thăm khám thấy niêm mạc mũi sưng đỏ. Toàn trạng có thể thấy mặt nhợt nhạt, người mệt mỏi, ăn kém, đại tiện nát, hoặc đau đầu, nặng đầu, người mệt mỏi nặng nề, chán ăn, khó tiêu, đại tiện phân lỏng. Lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng nhờn, mạch hoãn nhược.
– Pháp trị: Kiện tỳ thẩm thấp, trừ phong thông khiếu.
Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán gia Thương nhĩ tử, Bạch chỉ, Hoắc hương.
Đảng sâm 15g Ý dĩ 30g
Thương nhĩ tử 15g Bạch truật 10g
Hoài sơn 20g Bạch chỉ 10g
Phục linh 15g Hoắc hương 8g
Chích cam thảo 6g Biển đậu sao 15g
Tất cả làm thang, sắc uống ngày 1 thang.
– Gia giảm:
+ Mũi tắc nặng thì gia thêm Thạch xương bồ để tăng cường tán kết, thông khiếu.
+ Nước mũi chảy ra đặc dính vàng thì gia thêm Hoàng cầm, Cúc hoa để thanh nhiệt.
– Châm cứu: Châm bổ hoặc cứu huyệt Túc tam lý. Châm bình bổ bình tả các huyệt: Thần đình, Đầu duy, Dương bạch, Ấn đường, Thái dương, Nghênh hương, Quyền liêu, Hợp cốc.
– Nhĩ châm: Vùng mũi, trán, Tuyến nội tiết.
- Viêm xoang nhiễm khuẩn
– Nguyên nhân: Thường do phong nhiệt, nhiệt độc gây ra, có 2 thể cấp và mạn.
a) Thể cấp tính
– Triệu chứng: Bệnh mới phát, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, có mủ, xoang hàm, xoang trán đau, viêm mũi, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, sốt, đau đầu.
– Phương pháp chữa: Thanh phế tiết nhiệt, giải độc là chính.
Nếu có kèm theo sợ lạnh, sốt, đau đầu thêm thuốc phát tán phong nhiệt.
Bài thuốc nghiệm phương:
Kim ngân hoa 16g Mạch môn 12g
Ké đầu ngựa 16g Hy thiêm thảo 16g
Chi tử 8g Ngư tinh thảo 16g
Tất cả làm thang sắc uống, ngày 01 thang, chia 2 lần.
Bài thuốc cổ phương: Tân di thanh phế âm gia giảm
Tân di 12g Tri mẫu 12g
Hoàng cầm 12g Kim ngân hoa 16g
Chi tử 12g Mạch môn 12g
Thạch cao 40g Ngư tinh thảo 20g
Tất cả làm thang sắc uống, ngày 01 thang, chia 2 lần.
– Gia giảm: Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, đau đầu bỏ Hoàng cầm, Mạch môn, thêm Ngưu bàng tử 12g, Bạc hà 12g.
b) Thể mạn tính:
– Triệu chứng: Bệnh kéo dài, xoang hàm và xoang trán ấn đau, thường chảy nước mũi có mủ, mồ hôi, khứu giác giảm, đau đầu thường xuyên.
– Pháp trị: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc.
Bài thuốc nghiệm phương:
Sinh địa 16g Kim ngân 16g
Huyền sâm 12g Ké đầu ngựa 16g
Đan bì 12g Tân di 8g
Mạch môn 12g Hoàng cầm 12g
Tất cả làm thang uống, ngày 01 thang, chia 02 lần.
– Châm cứu: Chọn huyệt tại chỗ nơi vị trí xoang đau như Đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Quyền liêu, Nghênh hương. Châm tả thêm các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình.
– Phương huyệt Cấy chỉ: các huyệt Nghinh hương, Phong trì, Phế du, Phong môn, Hợp cốc. Lưu ý: Phương pháp cấy chỉ có nhiều chống chỉ định và cần tính chất vô khuẩn cao. Bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để thực hiện.
LỜI KHUYÊN:
Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, bệnh thường có xu hướng mãn tính nếu không được điều trị tích cực, dễ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh nên đến khám, điều trị nghiêm túc, lâu dài. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân chưa có chỉ định phẫu thuật, thuốc đông dược có ưu thế nhất định. Một số loại thuốc chữa viêm xoang từ thảo dược, dược liệu được làm thành dạng viên nang cứng, tiện dụng, nguồn gốc từ dược liêu có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt.
Related
Từ khóa » Thuốc Xoang Viện Y Học Cổ Truyền
-
Hỏi đáp - Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương | .vn
-
Y Học Cổ Truyền điều Trị Viêm Xoang | Vinmec
-
Khám Và điều Trị Viêm Xoang Tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung ương
-
6 địa Chỉ Chữa Viêm Xoang Bằng Đông Y Tốt Tại Hà Nội - BookingCare
-
Trị Viêm Xoang Mạn Tính Bằng Y Học Cổ Truyền - VnExpress
-
Y Học Cổ Truyền
-
10 Bài Thuốc Đông Y Trị Viêm Xoang Hiệu Quả
-
Top 8 Bệnh Viện, Phòng Khám Chữa Viêm Xoang Uy Tín Chất Lượng
-
Phương Pháp Chữa Bệnh Viêm Xoang Bằng Đông Y Cổ Truyền Hiệu Quả
-
Bệnh Viêm Xoang Mạn Tính Tại Viện Y Dược Học Dân Tộc - Khamgiodau
-
Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
Bệnh Viện Đại Học Y Dược
-
13. Phác đồ điều Trị Viêm Xoang - Chi Tiết Tin