Khiếu Nại Là Gì? Công Dân Có Quyền Khiếu Nại Khi Nào? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Hiện nay, nước ta vẫn đang áp dụng các quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011 đối với lĩnh vực khiếu nại. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Cụ thể, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại được xem là quyền cơ bản của công dân, cá nhân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong đó:
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Từ khóa » Ví Dụ Khiếu Nại
-
Nêu 3 Ví Dụ Khiếu Nại Và 3 Ví Dụ Tố Cáo - Thu Thủy
-
3 Ví Dụ Khiếu Nại, 3 Ví Dụ Tố Cáo - Hoc24
-
Quyền Tố Cáo Là Gì? Ví Dụ Quyền Tố Cáo - Luật Hoàng Phi
-
Một Số Ví Dụ Về Quyền Khiếu Nại, Tố Cáo, Quyền Tự Do Ngôn ...
-
Khiếu Nại Là Gì? Tố Cáo Là Gì? Khái Quát Về Khiếu Nại Và Tố Cáo?
-
Khiếu Nại Là Gì? - Quy định Về Khiếu Nại
-
Nêu Ví Dụ Về Quyền Khiếu Nại Và Tố Cáo Của Công Dân *Càng Nhiều ...
-
Ví Dụ Về Quyền Khiếu Nại - Văn Phòng Phẩm
-
Em Hãy Phân Biệt Quyền Khiếu Nại Và Quyền Tố Cáo; Nêu Ví Dụ Về ...
-
Nêu 2 Ví Dụ Về Quyền Khiếu Nại Và Tố Cáo
-
Một Số Quy định Của Pháp Luật Về Khiếu Nại Tố Cáo